Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội
3.3.1. Xác định nhiệm vụ cho từng cá nhân và đánh giá kết quả thực hiện công việc
3.3.1.1. Xây dựng, phổ biến kế hoạch phát triển
Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn là đơn vị sự nghiệp, hoạt động theo mô hình doanh nghiệp trong lĩnh vực công ích, kinh phí phần lớn do Nhà nước đặt hàng hoặc đấu thầu thông qua cấp huyện, sở ban ngành làm đại diện chủ đầu tư; tổ chức đảng, đoàn thể của Xí nghiệp hoạt động dưới sự chỉ đạo của tổ chức Đảng đoàn thể cấp huyện, vì vậy các mục tiêu chung trọng yếu của Xí nghiệp đề ra đều được dựa trên kế hoạch và chỉ thị của huyện và thành phố. Việc đặt mục tiêu, kế hoạch phát triển như vậy đảm bảo mục tiêu phát triển của Xí nghiệp phù hợp với mục tiêu phát triển chung của toàn huyện và thành phố, tuy nhiên, người lao động trong Xí nghiệp đều được phổ biến tuyên truyền nhưng nó vẫn làm mất đi sự tham gia của người lao động vào quá trình xây dựng kế hoạch phát triển của Xí nghiệp, mà chỉ đương nhiên thực hiện theo các mục tiêu chung đã đặt ra. Điều này đôi khi khiến người lao động có cảm giác thụ động trong công việc, nhất là với lao động quản lý.
Ý kiến hỏi: Anh chị có biết về kế hoạch của
đơn vị trong năm nay và những năm tiếp
theo?
Người Tỷ lệ % so với tổng số người được hỏi
a- Biết 79 49,4
b- Biết không rõ lắm 60 37,5
c- Không biết 0 0
d- Không quan tâm 0 0
e- Có quan tâm nhưng không được biết 21 13,1 Bảng : 3.4: Mức độ hiểu biết về kế hoạch phát triển của Xí nghiệp
61
( Nguồn: Phụ lục 1 - Bảng hỏi điều tra tháng 4/2015)
Tuy không được tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch phát triển của Xí nghiệp nhưng người lao động lại nắm bắt được về chủ trương các mục tiêu này cũng như nhiệm vụ và trách nhiệm của công việc họ đảm nhận. Theo điều tra thì con số biết rõ là 49,4%, biết tương đối là 37,5%, điều này thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Xí nghiệp tới công tác phổ biến tuyên truyền các kế hoạch định hướng chiến lược của đơn vị tới người lao động .
3.3.1.2. Phân tích và thiết kế công việc
Việc phân tích và thiết kế công việc do các phòng nghiệp vụ trong Xí nghiệp thực hiện, của phòng nào phòng đó tự xây dựng, phòng Tổ chức hành chính tổng hợp lấy ý kiến thảo luận, ban hành. Hiện nay, Xí nghiệp chưa có các bản mô tả công việc chi tiết và đầy đủ của tất cả các chức danh trong Xí nghiệp. Cán bộ công nhân viên chỉ được nghiên cứu và phổ biến về chức năng, nhiệm vụ công việc của mình. Điều này thực tế còn tồn tại đó là nhiều bản tiêu chuẩn quy định chức năng nhiệm vụ công việc còn rất sơ xài, nhất là đối với lao động gián tiếp. Các tiêu chuẩn còn quá chung chung, chưa phân định được mức độ tốt, khá hay kém của người lao động khi thực hiện công việc.
3.3.1.3. Xác định nhiệm vụ cá nhân, đánh giá thực hiện công việc
Phòng Kinh doanh của Xí nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm báo cáo lãnh đạo Xí nghiệp phê duyệt chủ trương, chuyển phòng Kỹ thuật vật tư giám sát lập phiếu giao việc phân bổ các nội dung công việc phù hợp cho các đội sản xuất. Đội trưởng sản xuất phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ sản xuất, công nhân sản xuất trực tiếp, đội trưởng trực tiếp kiểm tra, đôn đốc, đánh giá chất lượng công việc đối với từng cá nhân, từng tập thể tổ sản xuất theo tháng, quý, 6 tháng và cả năm định kỳ và đột xuất các đợt phục vụ cao điểm (nếu có). Phòng Kỹ thuật vật tư giám
62
sát thực hiện nhiệm vụ kiểm tra giám sát quy trình thực hiện, khối lượng, định mức của đội sản xuất, xác nhận nghiệm thu hàng tháng cho các đội sản xuất.
Hàng tháng, các đội, phòng, ban sẽ gửi báo cáo đánh giá việc thực hiện công việc của công nhân viên về phòng Tổ chức hành chính để tổng hợp, phòng kỹ thuật vật tư giám sát công bố các biên bản kiểm tra được lập trong tháng, trình Hội đồng của Xí nghiệp xét duyệt theo các tiêu chí trong bản phân công nhiệm vụ. Các báo cáo bao gồm thành tích, khuyết điểm trong tháng của mỗi lao động và xếp loại lao động theo phân loại A, B.
Phụ lục 2: Bảng phân công nhiệm vụ Phụ lục 3: Phiếu giao việc
Phụ lục 4: Bảng đánh giá phân loại AB
Các chỉ tiêu để xếp loại lao động.
Danh hiệu loại A
- Đối với công nhân trực tiếp sản xuất
+ Đạt định mức lao động theo yêu cầu và nhiệm vụ được giao. + Hoàn thành tốt nhiệm vụ, công tác với chất lượng và hiệu quả cao. + Đảm bảo 24 ngày công làm việc trong tháng. Trừ trường hợp sau được giảm ngày công định mức: Tháng 2 được giảm 2 công so với quy định; Khi thực hiện phương án sắp xếp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, người lao động được bố trí tăng ngày nghỉ hàng tuần thì ngày công được giảm tương ứng.
+ Chấp hành tốt các quy định về ATLĐ-ATGT-ANTT-PCCN.
+ Chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Xí nghiệp.
- Đối với bộ phận gián tiếp, phụ trợ
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo chất lượng, hiệu quả và hiệu suất công tác tốt.
63
+ Đảm bảo 24 ngày công làm việc trong tháng. Trừ trường hợp sau được giảm ngày công định mức: Tháng 2 được giảm 2 công so với quy định; Khi thực hiện phương án sắp xếp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, người lao động được bố trí tăng ngày nghỉ hàng tuần thì ngày công được giảm tương ứng.
+ Chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của Xí nghiệp.
Danh hiệu loại B
- Đối với công nhân sản xuất trực tiếp
+ Đạt định mức lao động theo nhiệm vụ được giao +Hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, công tác.
+ Đảm bảo 22 ngày công làm việc trong tháng. Trừ trường hợp sau được giảm ngày công định mức: Tháng 2 được giảm 2 ngày công so với quy định. Khi thực hiện phương án sắp xếp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, người lao động được bố trí tăng ngày nghỉ hàng tuần thì ngày công được giảm tương ứng.
+ Chấp hành các quy định về ATLĐ-ATGT-ANTT-PCCN.
+ Chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và quy định của Xí nghiệp.
+ Trường hợp đạt tiêu chuẩn loại A nhưng bị nhắc nhở 1 lần
- Đối với bộ phận gián tiếp, phụ trợ
+ Hoàn thành nhiệm vụ được giao.
+ Đảm bảo 22 ngày công làm việc trong tháng. Trừ trường hợp được giảm 2 ngày công định mức: Tháng 2 được giảm 2 công so với quy định. Khi thực hiện phương án sắp xếp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, người lao động được bố trí tăng ngày nghỉ hàng tuần thì ngày công được giảm tương ứng.
64
+ Chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của Xí nghiệp.
+ Trường hợp đạt tiêu chuẩn loại A nhưng bị nhắc nhở 1 lần
+ Trong quá trình thực hiện có thể lấy công quy đổi do thêm công, thêm giờ, vượt định mức bù vào số công thiếu (không quá 2 công/tháng).
Trường hợp đặc biệt (Áp dụng cho cả loại A và B) Trường hợp hoàn
thành nhiệm vụ sản xuất nhưng không đảm bảo ngày công do các nguyên
nhân sau thì vẫn được xem xét
+ Nghỉ phép, nghỉ hiếu hỷ trong tiêu chuẩn.
+ Nghỉ BHXH do thực hiện KHH gia đình, do ốm, nghỉ trông con ốm theo chế độ (có giấy tờ của cơ sở y tế), nhưng không quá 3 ngày.
+ Lái xe theo xe vào sửa chữa tối đa không quá 2 ngày (phải có giấy xác nhận của Xưởng sữa chữa)
+ Trường hợp để xảy ra tai nạn lao động, tai nạn giao thông nhưng lỗi hoàn toàn do khách quan (theo kết luận của cơ quan chức năng) mà đủ ngày công theo quy định.
Ý kiến hỏi: Anh/chị cảm thấy như thế nào về
kết quả đánh giá thực hiện công việc của đơn vị
đối với anh/chị?
Người Tỷ lệ % so với tổng số người được hỏi a- Rất chính xác (Tuyệt đối) 33 20,6 b- Khá Chính xác 12 7,5 c- Tương đối Chính xác 105 65,6
d- Tương đối Chưa chính xác 10 6,3
e- Chưa chính xác 0 0
Bảng 3.5: Mức độ chính xác của công tác đánh giá thực hiện công việc ( Nguồn: Phụ lục 1 - Bảng hỏi điều tra tháng 4/2015)
65
Công tác đánh giá CBCNV hàng tháng nói chung được phần lớn người lao động đánh giá cao. Có 6,3% ý kiến cho rằng việc đánh giá đôi khi mang tính hình thức, tương đối và chưa thực sự chính xác. Qua tìm hiểu được biết do các tiêu chuẩn đánh giá còn chung chung nên đôi khi gây khó khăn cho người quản lý trực tiếp trong việc đánh giá người lao động. Ngoài ra, khi mà tất cả lao động trong đơn vị đều có mức thực hiện công việc tương đối ngang nhau và không có thành tích gì nổi bật thì lao động loại A đương nhiên sẽ là 100%, dễ dẫn tới bình quân trì trệ, không kích thích tinh thần hăng say, thi đua lao động sản xuất.
3.3.2. Tạo điều kiện thuận lợi
3.3.2.1. Tổ chức, phục vụ nơi làm việc
- Người lao động trong Xí nghiệp được trang bị đầy đủ các công cụ làm
việc cũng như các thiết bị bảo hộ lao động.
+ Lao động trực tiếp được trang bị 01 bộ quần áo bảo hộ lao động, 10 đôi găng tay, 5 khẩu trang, 1 đôi ủng cao su, 01 áo mưa phản quang, 01 mũ cứng hoặc 02 nón lá, 01 đôi găng tay cao su, 02 đôi giày vải, công nhân thu gom có thêm 01 áo lưới phản quang… Tại nơi làm việc có trang bị đầy đủ các dụng cụ làm việc: Xe gom, biển báo, chổi, xẻng, chuông, cào, cuốc…
+ Đối với lao động gián tiếp: được trang bị đầy đủ các thiết bị làm việc: máy tính, máy in, máy photo…và phần mềm kế toán máy. Ngoài ra, tại các phòng làm việc đều được trang bị máy điều hòa đảm bảo điều kiện làm việc.
- Tại các đội sản xuất, phòng ban, các nhà xưởng… của Xí nghiệp đều được trang bị bình cứu hỏa. Ngoài ra, còn được trang bị thêm tủ y tế có bông, băng,… để sơ cứu các vết thương khi có tai nạn lao động.
- Người lao động trong Xí nghiệp, nhất là lao động trực tiếp đều được đào tạo về an toàn lao động. Đây cũng là một trong các nội dung thi nâng bậc
66
của công nhân trong Xí nghiệp, đảm bảo công tác vệ sinh cho các phòng ban, tạo môi trường làm việc sạch sẽ, đảm bảo nhất cho người lao động làm việc.
Theo điều tra thì chỉ có 11,3 % lao động cho rằng Xí nghiệp không cung cấp đủ điều kiện làm việc cho họ. Nguyên nhân của sự không hài lòng này là do những trang thiết bị của một số lao động đã cũ mà chưa được thay mới. Cụ thể như nhân viên phòng kỹ thuật cho rằng máy tính của họ mới chỉ phù hợp với công việc quản lý văn phòng chứ chưa đáp ứng được hết yêu cầu của công tác thiết kế, hoặc sử dụng những phần mềm ứng dụng hiện nay, công cụ, dụng cụ độ bền không cao, hay bị hỏng hóc vặt, một số phương tiện bảo vệ cá nhân trang bị cho người lao động không phù hợp với ngoại hình một số ít người lao động, người lao động phải mất công chỉnh sửa như quần áo quá rộng, khẩu trang và găng tay quá to. Đây là những ý kiến đáng lưu ý để các phòng nghiệp vụ tham mưu tốt hơn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Ý kiến hỏi: Các phương tiện, máy móc, dụng cụ
làm việc phục vụ cho vị trí của anh/chị có đầy đủ ở trạng thái làm việc tốt không?
Người Tỷ lệ % so với tổng số người được hỏi a- Rất tốt 24 15 b- Tương đối tốt 36 22,5 c- Bình thường (Đảm bảo) 82 51,3 d- Không được tốt lắm 18 11,3 e- Không tốt
Bảng 3.6 Mức độ đáp ứng của điều kiện làm việc
( Nguồn: Phụ lục 1 - Bảng hỏi điều tra tháng 4/2015) 3.3.2.2. Xây dựng bầu không khí làm việc
Có thể nói bầu không khí tại Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn khá thân thiện và gây được ấn tượng tốt cho toàn thể CBCNV. Trong tất cả các điều tra về mối quan hệ giữa đồng nghiệp trong cơ quan, giữa người lao động với quản lý trực tiếp và lãnh đạo cấp cao, không có một ý kiến nào
67
cho rằng có mối quan hệ xấu. Đây là một thành công đáng kể mà không phải đơn vị nào cũng có thể xây dựng được, với số năm hoạt động gần 20 năm và số lượng công nhân viên trên 200 người.
Ý kiến hỏi: Anh/chị thấy mối quan hệ
tập thể trong đơn vị thế nào? Người
Tỷ lệ % so với tổng số người được hỏi
a- Rất đoàn kết 30 18,7
b- Đoàn kết 99 61,9
c- Tương đối đoàn kết 28 17,5
d- Tương đối mâu thuẫn 0 0
e- Có nhiều mâu thuẫn 3 1,9
Bảng 3.7: Mối quan hệ của các đồng nghiệp trong Xí nghiệp ( Nguồn: Phụ lục 1 - Bảng hỏi điều tra tháng 4/2015)
Mối quan hệ tốt giữa những đồng nghiệp trong đơn vị có tác dụng rất lớn trong việc trao đổi thông tin giữa các bộ phận, phòng ban, đội tổ giúp tiến độ công việc được thực hiện nhanh chóng, mang lại hiệu quả cao trong lao động. Chỉ có 1,9% ý kiến cho rằng có mâu thuẫn trong quan hệ đồng nghiệp. Số còn lại đều nhận xét mối quan hệ này là đoàn kết tốt và rất tốt.
Mối quan hệ của người lao động và người quản lý trực tiếp cũng được đánh giá tôt bởi hầu hết những người quản lý trực tiếp đều là những người gắn bó lâu năm với đơn vị và được đề bạt từ các đơn vị. Chính vì vậy mà họ hiểu người lao động, từ đó xây dựng mối quan hệ thân thiết từ sự gắn bó đồng nghiệp trước đây.
Ý kiến hỏi: Đánh giá về sự quan tâm, cách
cư xử, điều hành của lãnh đạo trực tiếp tại bộ
phận công tác
Người Tỷ lệ % so với tổng số người được hỏi
a- Rất hài lòng 24 15
b- Hài lòng 88 55
68
d- Không hài lòng 0 0
e- Rất không hài lòng 9 5,6
Bảng 3.8: Đánh giá của người lao động đối với lãnh đạo quản lý
( Nguồn: Phụ lục 1 - Bảng hỏi điều tra tháng 4/2015)
Để xây dựng được bầu không khí tổ chức tốt như vậy phải kể đến công sức của ban lãnh đạo Xí nghiệp. Đã tạo dựng mối quan hệ gần gũi gắn bó với toàn thể cán bộ công nhân viên bằng phong cách lãnh đạo thực tế, chủ động nắm tình hình, thường xuyên thăm hỏi, động viên người lao động trong lúc thực hiện nhiệm vụ. Đặc biệt là trong những đợt cao điểm mưa bão, nắng nóng, công việc đột xuất, tất cả ban lãnh đạo Xí nghiệp đều trực tiếp xuống hiện trường chỉ đạo sát đến từng đầu mối công việc.
3.3.2.3. Bản chất của công việc
Hầu hết những người có kinh nghiệm làm việc từ 1 năm trở lên đều trả lời rằng họ làm việc tại Xí nghiệp là vì muốn có công việc ổn định (chiếm 58,1 % ý kiến trả lời) và có thu nhập (chiếm 41,3 % ý kiến trả lời), vì vậy hầu hết họ đều chọn lý do công việc ổn định và kiếm tiền, ngay cả những lao động trẻ và lao động có kinh nghiệm và đây cũng là lý do chủ chốt tạo nên sự hấp dẫn của các công việc trong Xí nghiệp.
Ý kiến hỏi: Mục đích làm việc của
anh chị tại đơn vị là? Người
Tỷ lệ % so với tổng số người được hỏi
a- Kiếm tiền 66 41,3
b- Thể hiện năng lực bản thân, thăng
tiến 0 0
c- Xây dựng mối quan hệ 0 0
d- Tích lũy kinh nghiệm 01 0,6
e- Công việc ổn định 93 58,1