4.3.3.1. Bổ sung hình thức lương khoán
Căn cứ: Tiền lương, tiền thưởng phải đảm bảo phù hợp với những quy
định của Nhà nước, phù hợp với mức sinh hoạt trên địa bàn Huyện. Từ đó, đảm bảo cuộc sống cho người lao động và góp phần để người lao động nâng cao trình độ tay nghề.
Tiền lương là một công cụ để Xí nghiệp tạo động lực cho người lao động nhằm tăng năng suất lao động. Công tác tiền lương, tiền thưởng phải giúp ổn định mức tiền lương và người lao động có thể dự tính được tiền lương của mình.
Mức tiền lương, tiền thưởng phải đảm bảo tính hấp dẫn nhằm thu hút được sự nhiệt tình làm việc của người lao động.
Nội dung: Để tổ chức trả lương chính xác, công bằng, đúng với sức lao
động mà người công nhân phải hao phí trong quá trình thực hiện công việc, Xí nghiệp cần áp dụng hình thức trả lương khoán khối lượng công việc hoàn thành với toàn bộ số công nhân trực tiếp sản xuất như khâu thu gom rác thải, duy tu, cây xanh, lái xe, phụ xe…
Dự kiến kết quả: Hình thức trả lương như vậy không chỉ đảm bảo tiền
thù lao cho người lao động mà còn tạo ra sự công bằng trong mọi đối tượng lao động khi công sức đóng góp bỏ ra như nhau thì thù lao nhận được như nhau, đây là yếu tố tác động tích cực, hiệu quả đối với vấn đề tạo động lực trong lao động.
4.3.3.2. Hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian
Căn cứ: Đối với các bộ phận công nhân viên không thực hiện lương
khoán, để tránh tình trạng CBCNV trong Xí nghiệp chỉ quan tâm đến số ngày công mà không quan tâm đến chất lượng công việc.
95
Nội dung: Cán bộ bộ phận cần đánh giá kết quả thực hiện công việc
của CBCNV từng tháng theo các chỉ tiêu đánh giá và cho điểm từ thấp đến cao. Có thể lựa chọn 3 mức điểm: thấp nhất là 1, trung bình là 2, cao nhất là 3. Để thực hiện công việc đánh giá này, Xí nghiệp cần cử ra một Hội đồng đánh giá, việc xây dựng các chỉ tiêu đánh giá cần căn cứ vào: những nội quy, quy định của Xí nghiệp, các yêu cầu về chất lượng công việc và mức độ hoàn thành, đảm bảo hình thức lương thời gian… Ta có thể áp dụng bảng chỉ tiêu đánh giá
STT Chỉ tiêu đánh giá Mức độ hoàn thành Điểm
số
1 Chất lượng công việc được giao
+ Chủ động tìm tòi sáng tạo, có sáng kiến khi giải quyết công việc.
+ Có chuyên môn nghiệp vụ, chỉ có sai sót nhỏ bị nhắc nhở. + Còn thụ động trong công việc, có sai sót bị nhắc nhở nhiều lần
3
2
1
2 Tiến độ hoàn thành nhiệm vụ được giao
+ Hoàn thành sớm
+ Hoàn thành đúng thời gian + Hoàn thành muộn 3 2 1 3 Chấp hành giờ giấc làm việc + Đi sớm về đúng giờ + Đi đúng giờ, về đúng giờ + Không chấp hành đúng quy định về thời gian
3 2 1
4 Đảm bảo ngày công
+ Thấp hơn kế hoạch 2 công + Thấp hơn kế hoạch 3 công + Thấp hơn kế hoạch 4 công
3 2 1
96 5 Ý thức xây dựng Xí
nghiệp
+ Thân thiện, đoàn kết
+ Quan hệ bình thường với đồng nghiệp + Gây mất đoàn kết 3 2 1 6 Ý thức chấp hành nội quy, quy định nơi làm việc
+ Không vi phạm lần nào + Có 1 lần nhắc nhở
+ Nhiều hơn 1 lần nhắc nhở hoặc mức độ vi phạm nặng hơn
3 2 1
Bảng 4.5: Các chỉ tiêu đánh giá công việc của người lao động
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Sau khi đánh giá, Hội đồng sẽ tiến hành xếp loại lao động
Loại lao động Tổng điểm Hệ số điều chỉnh
A 17 - 18 0,5
B 14 - 16 0,2
0 < 14 0
Bảng 4.6: Bảng xếp loại lao động
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Từ hệ số điều chỉnh căn cứ vào sự thực hiện công việc của lao động ta có cách tính lương thời gian như sau:
LTG = (Lương cấp bậc : 26) x ngày công thực tế x (1+ hệ số điều chỉnh)
Dự kiến kết quả: So với cách tính lương thời gian hiện tại của Xí
nghiệp thì cách tính lương mới này đã khắc phục được hạn chế người lao động chỉ đi làm để đảm bảo số công trong tháng mà chưa chú ý tới chất lượng công việc. Tiền lương lúc này đã gắn với kết quả thực hiện công việc của người lao động. Cách đánh giá, tính lương đơn giản, rõ ràng, dễ tính giúp người lao động có thể dễ dàng đánh giá được mức độ hoàn thành công việc của mình, từ đó thúc đẩy người lao động làm việc hăng say, nỗ lực hơn.
97