Luận văn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tạo động lực lao động, tra cứu các văn bản Luật, nghị định, nghị quyết, quyết định, thông tư, hướng dẫn… của Nhà nước, Bộ lao động Thương binh và xã hội; Bộ Tài chính; Bộ Nội vụ về tạo động lực lao động. So
41
sánh với một vài đơn vị khác trong khu vực địa phương có cùng điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội, từ đó tổng hợp và rút ra những góp ý về tạo động lực đối với người lao động tại Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn.
Luận văn sử dụng các nguồn tư liệu thứ cấp gồm các giáo trình, bài viết liên quan đến tạo động lực lao động của các tác giả, nhà nghiên cứu có uy tín của các trường đại học trong nước. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng các số liệu của: Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội
Nghiên cứu giáo trình, tài liệu tham khảo, các tạp chí chuyên ngành để tìm hiểu về định hướng, chính sách của Nhà nước, tìm hiểu về lĩnh vực quản lý môi trường đô thị chuyên sâu về chính sách và phương thức tạo động lực. Ngoài ra luận văn sử dụng các số liệu, tài liệu thống kê, báo cáo đã được công bố của Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn và Hồ sơ quản lý nhân sự tại Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Kế toán tài vụ trong Xí nghiệp;
Tác giả tìm kiếm tài liệu sách báo chuyên ngành thông qua thư viện, các trang mạng điện tử, các báo cáo, kết luận cuộc họp, quy định nội bộ, quy trình nội bộ...sau đó phân loại. Sau khi phân loại tác giả xác định các vấn đề liên quan cần đọc. Khi nghiên cứu tài liệu, tác giả đánh dấu toàn bộ các thông tin cần thiết phục vụ cho việc tra cứu sau này. Một số thông tin trích dẫn trực tiếp, một phần tổng hợp hoặc khái quát ý để diễn đạt lại trong luận văn.