Xí nghiệp có nhiều phòng ban nên các hoạt động được chuyên môn hóa hơn khiến người lao động có thể tập trung vào chuyên môn nghiệp vụ, tạo hứng thú khi làm việc, tuy nhiên việc phối hợp hoạt động giữa các phòng ban
58
một cách nhịp nhàng khó khăn hơn. Mối quan hệ đồng nghiệp trong Xí nghiệp nhiều khi chỉ bó hẹp trong các phòng ban, đội, tổ, quan hệ qua lại, hiểu biết, chia sẻ giữa nhân viên văn phòng và công nhân sản xuất trực tiếp có nhiều hạn chế. Đơn vị tính: Người Nội dung Năm 2010 % 2011 % 2012 % 2013 % 2014 % Tổng số CBCNV- LĐ 204 212 218 229 236 Nam 84 41 82 39 85 39 86 36 86 36 Nữ 120 59 130 61 133 61 143 62 150 64
Lao động gián tiếp 33 16 36 17 37 17 41 18 43 18
Lao động trực tiếp 171 84 176 83 181 83 188 82 193 82 Trình độ học vấn THCS 20 9,8 19 9 17 7,8 19 8 19 8 PTTH 184 90,2 193 91 201 92,2 210 92 217 92 Trình độ chuyên môn Đại học, cao đẳng 23 11 19 9 22 10,1 32 14 45 19,1 Trung cấp, nghề 45 22 48 23 50 22,9 51 22 44 18,6 Lao động Phổ thông 136 67 145 68 146 67 146 64 147 62,3
Bảng 3.3: Cơ cấu lao động từ năm 2010 - 2014
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Lao động tiền lương)
Phần lớn lao động của Xí nghiệp là nữ giới (150/236 = 63,6% trong tổng số CBCNV-LĐ năm 2014). Đặc điểm này là do tính chất công việc mà Xí nghiệp đảm nhận: phần lớn đều là các công việc làm trực tiếp bằng tay, công việc thu gom rác thải, quét đường… phù hợp hơn đối với lao động nữ, do thấy ít mặc cảm công việc hơn. Đội ngũ lao động với phần lớn là nữ giới giúp cho các ý kiến phản hồi thu được kém nhất trí hơn, vì thế mà các chính
59
sách đặt ra luôn khó thỏa mãn được phần lớn các cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp. Đối với các công việc lao động trực tiếp thường thiệt thòi với lao động nữ giới nên việc tạo động lực lao động cho nữ giới khó khăn hơn, vì vậy hoạt động tạo động lực càng phải được tập trung quan tâm.
Tỉ lệ lao động gián tiếp trong Xí nghiệp luôn chiếm trên 18%(43/236 = 18,2% tổng số CBCNV-LĐ năm 2014) trong khi tỉ lệ hợp lý chỉ nên là 12%. Đây là một điều bất hợp lý làm giảm hiệu quả hoạt động của Xí nghiệp, tỷ lệ lao động gián tiếp lớn tạo gánh nặng kinh phí cho các chính sách tạo động lực mà hiệu quả công việc phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ lao động trực tiếp.
Phần lớn lao động trong Xí nghiệp đều là lao động phổ thông. Số này đều là lao động trực tiếp. Trước khi nhận vào làm việc, họ đều chưa được đào tạo nghề liên quan tới lĩnh vực vệ sinh môi trường. Nhưng do đặc điểm công việc hoàn toàn có thể đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc, truyền thụ trực tiếp nên đây không phải là vấn đề lớn.
Công nhân tại các bộ phận được phân bổ tỷ lệ tương đối đồng đều. Điều này tạo ra sự cân bằng trong sự phát triển nguồn lao động trực tiếp của Xí nghiệp. Đa số lao động trực tiếp đều ở trình độ phổ thông, nên phương pháp tạo động lực đơn giản hơn, chủ yếu là nhờ các phương thức tạo động lực bằng kinh tế, thu nhập, thù lao lao động. Đây cũng chính là điểm khó khăn cho Xí nghiệp trong khi nguồn kinh phí nhà nước hạn hẹp, cộng với chính sách tiết giảm đơn giá, tiết giảm khối lượng của huyện và Thành phố, bên cạnh đó là nền kinh tế suy thoái, đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực môi trường ngày càng nhiều, ảnh hưởng trực tiếp tới công ăn việc làm, thu nhập của người lao động.
60