Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng phương pháp mô hình hóa và phân tích định lượng ở mức độ đảm bảo để đưa ra những đánh giá, nhận định có tính khái quát. Tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích định lượng và mô phỏng theo các sơ đồ, bảng biểu, đồ thị để đánh giá mặt tích cực, hạn chế của những phương thức tạo động lực cho người lao động tại Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn.
44
Trong khuôn khổ luận văn, phương pháp này thể hiện ở việc so sánh, đối chiếu thực trạng công tác thực hiện phương thức tạo động lực đối với người lao động tại Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn với khung lý thuyết về tạo động lực đối với người lao động trong doanh nghiệp, tổ chức. Phân tích một số mặt tích cực, hạn chế trong hoạt động tạo động lực đối với người lao động tại các đơn vị có cùng điều kiện tự nhiên trong khu vực, các mô hình quản lý khác có nét tương đồng hoặc tương phản nhằm đánh giá, nhận định để từ đó rút ra những gợi ý đối với Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn.
Việc vận dụng phương pháp so sánh giúp cho việc phân tích, đánh giá tình hình được sâu sát, chính xác hơn; chỉ ra những hạn chế, tồn tại và tìm ra nguyên nhân dễ dàng, hợp lý hơn, từ đó giúp cho quá tình đưa ra những giải pháp khắc phục phù hợp.
Sử dụng tốt phương pháp so sánh sẽ tạo được hiệu quả của việc phân tích, đánh giá thực trạng tạo động lực đối với người lao động tại Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn.Nhằm thực hiện biện pháp so sánh, đối chiếu, luận văn tiến hành các bước sau:
Lựa chọn nội dung so sánh: Xác định rõ nội dung so sánh trong nghiên
cứu của tác giả, khi xác định điều này một cách chính xác và hợp lý, đó chính là cơ sở ban đầu giúp tác giả sử dụng phương pháp so sánh hiệu quả. Tránh được tình trạng so sánh một cách tùy tiện, dàn trải, thiếu trọng tâm dẫn đến thực hiện phương pháp không chất lượng, thậm chí làm cản trở quá trình phân tích, tìm hiểu trong nghiên cứu của tác giả.
Xác định phạm vi so sánh và đối tượng dùng để so sánh: Sau khi đã lựa chọn được nội dung cần so sánh việc tiếp theo tác giả xác định nội dung ấy phải được so sánh trong phạm vi giới hạn nào (không gian, thời gian…) và đối tượng cụ thể được dùng để so sánh là gì? Khi thực hiện công việc này thành công sẽ giúp tác giả tránh được việc so sánh tùy tiện, thiếu căn cứ.
45
Xác định mục đích so sánh: Khi đã hoàn thành xong việc lựa chọn nội dung (đối tượng), phạm vi giới hạn so sánh, để việc này không sai lệch, lan man thiếu hiệu quả, bước tiếp theo tác giả đặt ra và trả lời vấn đề: so sánh trong trường hợp này là nhằm mục đích gì? Có nghĩa là phải xác định rõ mục tiêu cần đạt được, kết quả kỳ vọng của việc so sánh trước khi tiến hành.
Từ những kết quả so sánh, tác giả sẽ tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, hạn chế và nguyên nhân, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác tạo động lực cho người lao động tại Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn.