Quản lý hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở vân hà đông anh hà nội (Trang 35 - 37)

Trong nhà trường, hoạt động DH là hoạt động cơ bản, đặc trưng nhất của trường học, mặt khác, để cho công tác quản lý nhà trường đạt hiệu quả mong muốn, người Hiệu trưởng cần phải có các điều kiện về nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài lực, trong đó, đội ngũ GV là nguồn lực quan trọng nhất, mang tính quyết định trong việc thực hiện mục tiêu GD.

Để quản lý hoạt động DH trong nhà trường, người HT cần tập trung vào hai việc: (1)Nâng cao nhận thức về bản chất của hoạt động DH, (2) Quản lý hoạt động DH.

36

Việc đầu tiên của người Hiệu trưởng là phải làm cho bản thân và tập thể sư phạm trong nhà trường hiểu rõ bản chất của hoạt động DH, thực chất là

người Hiệu trưởng và tập thể GV phải đổi mới quan niệm về DH.

Để làm chuyển biến nhận thức về bản chất của DH trong GV, người Hiêụ trưởng không thể nói suông, mà phải tổ chức để GV được nghe, được bàn bạc, thảo luận trên cơ sở được trang bị những tri thức cập nhật về thành tựu khoa học giáo dục hiện đại. Khi đó nhận thức trong GV không còn là sự áp đặt từ trên xuống. Đối với họ, việc thay đổi quan niệm DH là đòi hỏi tất yếu, khách quan và hơn thế nữa còn là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của chính họ.[23, tr. 433]

(2) Quản lý dạy học trong nhà trường

Để triển khai được kế hoạch của tổ trong năm học đi vào thực tế thì người quản lý phải phân công, phân nhiệm cho các thành viên một cách hợp lý tạo được sự tương tác giữa các thành viên làm nên sự đồng thuận cùng nhau chia sẻ nội dung công việc của tổ. Để làm được điều đó Hiệu trưởng cần phải chỉ đạo TCM thực hiện những vấn đề sau:

- Quản lý sự thống nhất mục tiêu kiến thức cơ bản của từng chương, tiết bài dạy: Để đảm bảo chất lượng DH, Hiệu trưởng phải quản lý chỉ đạo sát

sao việc thống nhất mục tiêu của chương, của từng bài dạy. Qua việc thống nhất mục tiêu đó các thành viên trong nhóm nắm được các trọng tâm bài dạy cần đạt và tránh được những sai sót về kiến thức, lệch xa mục tiêu cần đạt của tiết dạy. Điều này rất có ích đối với GV trẻ, GV còn chưa vững về CM. Thông qua việc thống nhất các thành viên trong tổ sẽ có điều kiện để trao đổi, hiểu nhau và tạo đồng thuận thống nhất trong tổ.

- Quản lý việc dự giờ, hội giảng, thao giảng của TCM: Việc dự giờ,

thăm lớp, tham gia các giờ hội giảng, thao giảng là các tiết dạy thể nghiệm, rất cần thiết để GV nâng cao phương pháp giảng dạy, học tập kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp. Hiệu trưởng phải quản lý việc góp ý, xây dựng bài dạy về mục tiêu, phương pháp, nội dung kiến thức cần đạt trước giờ dạy.

37

Các giờ dạy đó là các tiết dạy thể hiện ý tưởng của cả TCM, qua đó các cá nhân nhân rút kinh nghiệm phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế trong các giờ dạy tiếp theo.

- Quản lý chỉ đạo bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên: Để nâng cao

chất lượng đội ngũ, người quản lý phải quản lý chỉ đạo các TCM quản lý bồi dưỡng các chuyên đề tự học của GV. Các thành viên hằng năm tự chọn một số chuyên đề tự bồi dưỡng và đăng ký với tổ từ đầu năm học. Việc lựa chọn các chủ đề nâng cao là một biện pháp nhằm nâng cao, sâu kiến thức cho GV. Việc này phải được thực hiện thường xuyên, được TCM góp ý và có đánh giá việc thực hiện vào cuối năm học.

- Quản lý giờ lên lớp của giáo viên: Hiêụ trưởng phải quản lý giờ lên

lớp của GV và có những biện pháp tác động cụ thể, phong phú và linh hoạt để nâng cao chất lượng giờ dạy.

+ Phải xây dựng nền nếp lên lớp của GV và có tác động tích cực để nâng cao chất lượng DH. Thực hiện nghiêm túc quy chế CM.

+ Quy định rõ chế độ thực hiện và kiểm tra, sử dụng thời khóa biểu nhằm kiểm soát các giờ lên lớp, duy trì nền nếp DH.

- Quản lý hồ sơ chuên môn của giáo viên: Quản lý hồ sơ CM là một

trong những nhiệm vụ quan trọng của TCM. Hồ sơ CM của GV là cơ sở pháp lý để đánh giá thực hiện nền nếp CM, việc chuẩn bị, đầu tư cho bài giảng. Hiêụ trưởng cần xây dựng những yêu cầu cụ thể về hồ sơ CM cùng với Ban kiểm tra nội bộ và TCM thường xuyên kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau để kịp thời điều chỉnh những sai lệch trong hoạt động DH.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở vân hà đông anh hà nội (Trang 35 - 37)