Đổi mới quản lý hoạt động sinh hoạt của tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở vân hà đông anh hà nội (Trang 93 - 102)

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Bên cạnh việc quản lý việc thực hiện ngày công, giờ công lao động của GV cần tăng cường thực hiện quản lý lao động của đội ngũ giáo viên, đổi mới

94

quản lý hồ sơ chuyên môn của GV, việc thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục của TCM

Quản lý nâng cao chất lượng kèm cặp, bồi dưỡng các thành viên của TCM. Xây dựng phong trào GV giúp đỡ GV có những chất lượng, hiệu quả thiết thực cần sự quản lý sát sao của TCM.

Đổi mới quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém của TCM. Đồng thời tăng cường quản lý việc kiểm tra đánh giá của TCM. Đổi mới kiểm tra đánh giá của giáo viên để thúc đẩy đổi mới PPDH.

Tăng cường quản lý hoạt động dự giờ, thao giảng, hội giảng của TCM. Đưa hoạt động dự giờ, thao giảng trở thành nền nếp ổn định.

3.2.5.2. Nội dung và cách tiến hành

Tăng cường quản lý nền nếp hồ sơ chuyên môn của GV: Đội ngũ GV

của nhà trường trẻ, ít kinh nghiệm trong giảng dạy vì vậy HT cần chỉ đạo tăng cường nền nếp hồ sơ CM của GV:

- Kiểm tra việc thực hiện quy chế CM, soạn giảng của GV.

- Quản lý việc thực hiện chương trình kế hoạch giảng dạy theo đúng yêu cầu của chương trình. Thực hiện các yêu cầu về soạn bài, chú ý trao đổi kinh nghiệm về những bài có nhiều nội dung kiến thức mới, bài khó, bài thí nghiệm thực hành, sử dụng đồ dùng DH và yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy.

- Thực hiện kiểm tra các báo cáo của tổ TCM, kiểm tra tổ trưởng CM về việc tổ trưởng kiểm tra thực hiện quy chế CM của GV, soạn bài của GV.

- Tăng cường kiểm tra đột xuất hồ sơ, giáo án của GV. GV cần phải thực hiện soạn bài trước một tuần. Đối với GV mới dạy năm đầu tiên, giáo án GV mới dạy năm đầu cần yêu cầu soạn giáo án viết tay.

- Hiệu trưởng cần chỉ đạo các nhóm bộ môn xây dựng mẫu giáo án thống nhất chung trong nhóm để thuận lợi cho công tác kiểm tra.

Qua công tác kiểm tra, Hiệu trưởng đánh giá những ưu điểm, mặt mạnh của công tác hồ sơ CM của nhà trường, rút kinh nghiệm những thiếu

95

sót, hạn chế, để từ đó có hướng tư vấn giúp đỡ, có những giải pháp chỉ đạo nhằm phát huy ưu điểm, phổ biến kinh nghiệm tốt, nhân điển hình tiên tiến, đồng thời khắc phục hạn chế để nền nếp hồ sơ CM của nhà trường thực sự có tác dụng tích cực vào công tác dạy và học.

Nâng cao chất lượng quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục của TCM:

- Quản lý tốt việc thực hiện chương trình DH; kế hoạch GD.

+ Chỉ đạo việc thực hiện đầy đủ, không cắt xén nội dung chương trình DH, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp, quốc phòng - an ninh, nghề, các nội dung tích hợp: bảo vệ môi trường; GD pháp luật; GD giới tính; GD đạo đức - kĩ năng sống.

Các hoạt động trên được thể hiện bằng kế hoạch và lịch học cụ thể, có sổ đầu bài theo dõi, quản lý, định kỳ 1 tháng Ban lãnh đạo hoặc tổ trưởng CM kiểm tra một lần, có nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm.

Các nội dung tích hợp: được quy định rõ tích hợp vào bài nào, nội dung nào; những nội dung tích hợp cụ thể là gì, việc đưa ra nội dung, cách thức tích hợp giúp Hiêụ trưởng dễ dàng hơn trong việc giám sát kiểm tra. Chỉ đạo khi dự giờ, rút kinh nghiệm cần đánh giá việc thực hiện các nội dung tích hợp.

+ Quản lý thực hiện kế hoạch bài học theo phân phối chương trình: Đảm bảo GV thực hiện kế hoạch đúng phân phối chương trình, Hiệu trưởng tăng cường kiểm tra, chỉ đạo các TCM kiểm tra chuyên đề hồ sơ GV, trọng tâm kiểm tra giáo án bằng cách so sánh các loại sổ sách khác nhau: giáo án, sổ báo giảng, sổ đầu bài, phân phối chương trình vào ngày thứ 2 hàng tuần; thực hiện kiểm tra ít nhất 1 lần trên 1 tháng.

Kết quả kiểm tra phải được thông báo đến người được kiểm tra để kịp thời khắc phục, rút kinh nghiệm cho bản thân. Kết quả kiểm tra cần được báo cáo kịp thời với Hiệu trưởng.

+ Xây dựng rõ những quy định về thực hiện chương trình, đưa ra những hình thức kỷ luật khi GV vi phạm cắt xén chương trình, không thực hiện tốt

96

phân phối chương trình đã quy định. Môn chậm giờ phải được dạy bù ngay tránh để hiện tượng dạy dồn vào cuối học kỳ, năm học. Hoạt động ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp, phụ đạo HS yếu, kém, ôn thi HSG, dạy bù…đều được quản lý bằng sổ đầu bài và các loại sổ theo dõi của tổ.

+ Chỉ đạo TCM xây dựng và quản lý về thực hiện nội dung chương trình DH trong đó chú ý đến xây dựng kế hoạch chi tiết cho việc DH tự chọn dựa trên khung phân phối chương trình tự chọn của Sở GD&ĐT.

+ Kế hoạch tự chọn được GV bộ môn thống nhất xây dựng, tổ trưởng CM duyệt và trình Ban giám hiệu ký duyệt. Các tiết tự chọn được thể hiện trên thời khoá biểu, sổ báo giảng, sổ đầu bài.

- Quản lý việc xây dựng và thực hiện thời khoá biểu:

Thời khoá biểu chính là kế hoạch DH chi tiết của nhà trường theo từng buổi, ngày, tuần, thời khoá biểu phải hợp lý, khoa học, các môn bố trí xen kẽ tránh trùng nhiều giờ để GV có thể bố trí đi dự giờ của nhau. Tất cả các hoạt động: ôn thi HSG, phụ đạo HS yếu, kém, các hoạt động khác đều phải được thể hiện bằng thời khoá biểu, lịch học.

- Sử dụng kết quả thực hiện mục tiêu, chương trình DH làm một trong các tiêu chí đánh giá CM của GV.

- Đối với các hoạt động GD như: Công tác chủ nhiệm; ngoại khóa, tuyên truyền, Hiệu trưởng cần yêu cầu GV chủ nhiệm phải có kế hoạch chủ nhiệm trong năm học và được thể hiện chi tiết hoạt động theo từng tháng. Các hoạt động ngoại khóa khác như: Thi tìm hiểu Luật Dân sự, Luật Giao thông đường bộ, tổ chức ngày hội Tiếng Anh, phòng chống ma túy, HIV - AIDS …cần có các kế hoạch cụ thể và được phê duyệt.

Quản lý nâng cao chất lượng kèm cặp, bồi dưỡng các thành viên của TCM: Hiêụ trưởng cần thực hiện sự phân công giúp đỡ GV trên cơ sở kế hoạch

bồi dưỡng của cá nhân trong năm học, và sự phân tích, góp ý của TCM về điểm mạnh, điểm yếu.

97

- Chỉ đạo GV khi xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng cần tích hợp nội dung giúp đỡ đồng nghiệp vào kế hoạch. Những nội dung giúp đỡ đồng nghiệp cần công khai trong tổ và trong hội đồng nhà trường để mọi thành viên trong trường cùng theo dõi, đánh giá mức độ tiến bộ.

- Hiệu trưởng cần chỉ đạo TCM tổ chức đánh giá độ tiến bộ của các tổ viên, và các minh chứng chứng minh sự tiến bộ đó. Công việc này cần được thực hiện theo tháng. Việc các GV giúp đỡ nhau cùng tiến bộ là góp phần xây dựng mối đoàn, thân tình của các GV trong hội đồng nhà trường, nhờ đó mà mỗi cá nhân thêm gắn bó, thân thiết, gần gũi và hiểu nhau hơn.

Đổi mới quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu, kém của TCM: Các nội dung quản lý gồm:

- Quản lý kế hoạch bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu, kém của TCM và của GV

- Quản lý hồ sơ CM và giờ lên lớp của GV.

- Quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên đề bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu, kém của TCM.

Các bước tiến hành:

- HT chỉ đạo các bộ môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu, kém tập trung vào 8 bộ môn cơ bản, riêng đối với bồi dưỡng HSG thêm bộ môn Tin học. Đối với các bộ môn Văn, Lịch sử cần tập trung vào các giải pháp để nâng cao chất lượng giải HSG cấp tỉnh, các bộ môn còn lại cần tập trung vào việc duy trì số lượng và chất lượng giải. Các bộ môn đều cần phải có những biện pháp cụ thể để giảm thiểu tỉ lệ HS yếu, kém, đặc biệt là đối với học sinh đầu cấp và cuối cấp.

- Tổ chức khảo sát đánh giá chất lượng HS. Đối với chọn đội tuyển HSG cần có đề thi riêng trên cơ sở điểm tổng kết của các bộ môn, sự phát hiện giới thiệu của GV bộ môn. Cần lưu ý đến sở thích, nguyện vọng của các em HS. Đề thi HSG cần đánh giá HS ở các yêu cầu: hiểu, vận dụng và sáng tạo các kiến thức cơ bản của bộ môn. Bài chấm thi cần được rọc phách và giao trực tiếp cho

98

GV tham gia bồi dưỡng đội tuyển HSG chấm. Đối với việc phân loại HS yếu, kém căn cứ trên kết quả kiểm tra khảo sát, đánh giá chất lượng đầu năm.

- Giai đoạn bồi dưỡng: Về đội ngũ GV bồi dưỡng HSG cần lựa chọn GV có năng lực CM tốt và kinh nghiệm giảng dạy. Có thể chọn giáo viên trẻ để dạy một số chuyên đề hay nội dung nhất định. Mỗi đội tuyển cần có GV phụ trách điều hành. Chương trình bồi dưỡng do GV phụ trách đội tuyển xây dựng dựa trên kiến thức cơ bản nhưng được nâng cao theo các mức cao hơn, chú trọng sự liên thông những chuyên đề với nhau trong việc vận dụng kiến thức vào bài tập. Tổ chức kiểm tra, đánh giá theo từng giai đoạn, từ đó có sự điều chỉnh giảng dạy cho phù hợp.

Về bồi dưỡng HS yếu, kém cần chỉ đạo các bộ môn xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đại trà. Việc phân công giảng dạy cần hợp lý, tránh tình trạng cho rằng HS yếu, kém thì GV nào dạy cũng được. Thực tế cho thấy rằng HS yếu cũng cần thực hiện việc bồi dưỡng bài bản, quy củ như là đối với HSG. Đối HS yếu, kém cần sự động viên, khích lệ nhiều hơn để các em không có tâm lý tự ti, mặc cảm. TCM và Ban lãnh dạo nhà trường cần quan tâm và đi dự giờ những lớp này thường xuyên.

Tăng cường quản lý việc kiểm tra đánh giá của TCM:

- Giám sát kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS:

Giám sát để ngăn chặn, phòng ngừa những khiếm khuyết, yếu kém nảy sinh trong quá trình học tập của HS, giám sát để hỗ trợ, thúc đẩy kết quả học tập của HS. Do vậy cần chỉ đạo giám sát kết quả học tập của HS, kịp thời phát hiện những biểu hiện yếu kém, sa sút về chất lượng học tập, để có biện pháp điều chỉnh kịp thời PPDH của đội ngũ GV, xem xét lại mức độ phù hợp về nội dung đề kiểm tra, thi, tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy của GV, ý thức, thái độ học tập của HS.

- Chỉ đạo TCM thực hiện tốt từ khâu ra đề kiểm tra, thi:

+ Chỉ đạo ra đề kiểm tra có sự thống nhất của GV bộ môn từ đề kiểm tra 15 phút trở lên, tất cả các loại đề đều phải xây dựng ma trận đề kiểm tra.

99

Nội dung đề kiểm tra phải đảm bảo theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, phân hoá được đối tượng HS, đối với các môn nâng cao có nội dung kiến thức trên chuẩn để tạo điều kiện cho HS khá, giỏi có khả năng phát huy được ưu thế của bản thân đối với bộ môn.

+ Việc nhập câu hỏi vào ngân hàng câu hỏi được tiến hành ngay từ đầu năm học, tổ trưởng CM phân công các bộ môn ra câu hỏi theo chủ đề hoặc theo từng chương, phần. GV tự nhập câu hỏi vào máy tính quản lý ngân hàng câu hỏi của nhà trường theo môn. Chia riêng ngân hàng câu hỏi dùng để kiểm tra 1 tiết (45 phút) ngân hàng câu hỏi dùng để kiểm tra học kỳ, mỗi bộ môn cử 1 GV có trách nhiệm triết xuất câu hỏi từ ngân hàng câu hỏi đã nhập thành các đề kiểm tra (ít nhất từ 2 mã đề trở lên) giao cho tổ trưởng CM hoặc bộ môn thẩm định, duyệt và nộp vào ngân hàng đề kiểm tra, đề thi học kỳ do 1 phó hiệu trưởng phụ trách, người phụ trách sẽ quyết định chọn đề để kiểm tra 1 tiết hoặc thi học kỳ.

- Thực hiện đa dạng hình thức kiểm tra, đánh giá để thúc đẩy quá trình học tập của HS:

+ Tăng cường kiểm tra miệng việc học bài, làm bài ở nhà không nhất thiết phải kiểm tra đầu giờ học, có thể kiểm tra cho điểm lồng ghép trong tiết học

+ Kết hợp kiểm tra trắc nghiệm khách quan với tự luận: đối với các môn (Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học) trong quá trình kiểm tra đánh giá ở các lớp, khuyến khích kiểm tra hình thức trắc nghiệm tạo điều kiện cho HS làm quen dạng đề kiểm tra trắc nghiệm. Hướng ra đề gợi mở, hạn chế sự ghi nhớ máy móc, hạn chế HS phải học thuộc lòng, đối với các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân.

+ Kiểm tra đánh giá bằng hình thức giao việc về nhà cho HS: giao câu hỏi bài tập, chủ đề nghiên cứu (đối với các môn xã hội) tạo cơ hội cho HS đọc sách, tham khảo các tư liệu phục vụ cho chủ đề nghiên cứu ở nhiều nguồn thông tin khác nhau.

100

Kiểm tra, đánh giá dựa vào kết quả nghiên cứu của cả nhóm hoặc cá nhân, không chỉ đánh giá qua điểm số mà còn đánh giá qua tinh thần, thái độ làm việc, sự hợp tác, đoàn kết của các cá nhân trong nhóm. Đồng thời hướng dẫn HS tự đánh giá lẫn nhau.

+ Ngoài kiểm tra, đánh giá bằng điểm số, tuỳ theo từng môn học đánh giá bằng điểm số kết hợp với nhận xét của GV hoặc đánh giá chỉ bằng nhận xét của GV như đánh giá kết quả học tập của hoạt động GDNGLL, GDHN .

+ Đánh giá kết quả học tập không chỉ căn cứ vào điểm kiểm tra mà yêu cầu GV phải thu thập cả những sản phẩm do HS làm ra trong quá trình học như những bài viết, những tư liệu HS thu thập được, hoạt động của HS trong quá trình thảo luận, phát biểu xây dựng bài. Đánh giá không chỉ đo lường kết quả mà còn đo lường những tiến bộ của HS trong từng giờ học.

+ Kiểm tra đánh giá không chỉ xem xét về mặt kiến thức, mà còn phải chú ý về kỹ năng, trình độ tư duy, thái độ, cách nhìn nhận sự vật hiện tượng tự nhiên, xã hội qua mỗi bài giảng. Cần kết hợp nhiều hình thức đánh giá: GV đánh giá HS, HS đánh giá lẫn nhau, HS tự biết đánh giá bản thân. Quá trình đánh giá phải được thực hiện thường xuyên liên tục.

- Chỉ đạo thúc đẩy đổi mới PPDH qua đổi mới kiểm tra đánh giá: Phải chú ý đến những xu hướng đổi mới trong DH ở trường THCS. Việc đánh giá phải có tác động tích cực đến GV, HS. GV cần phải đổi mới PPDH để đảm bảo thực hiện được mục tiêu DH, mục đích học tập yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng HS đạt được. HS cần phải tích cực chủ động, có năng lực giải quyết vấn đề một cách linh hoạt và sáng tạo.

+ Yêu cầu GV căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá ở bốn thời điểm: đầu năm (căn cứ vào kiểm tra khảo sát chất lượng) giữa kỳ I, cuối kỳ I, giữa kỳ II, để thu thập số liệu thống kê về kết quả học tập của HS có kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học, phân loại HS. Đối với HS khá giỏi: khuyến khích tham gia ôn đội tuyển HSG cấp trường, tỉnh, ôn thi đại học. Đối với HS yếu, kém tổ chức dạy phụ đạo không hưởng thù lao, có kế hoạch phù

101

hợp với gia đình HS trong quản lý giờ tự học ở nhà.

+ Căn cứ vào các thông tin thu thập được và kết quả về kiểm tra đánh giá, GV có đề xuất để điều chỉnh công tác giảng dạy.

+ Chỉ đạo thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá việc kiểm tra, đánh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở vân hà đông anh hà nội (Trang 93 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)