Đổi mới công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở vân hà đông anh hà nội (Trang 83 - 85)

của tổ chuyên môn

84

Có được một bản kế hoạch phù hợp và có tính khả thi sẽ có tác dụng định hướng hoạt động trong cả năm học. Nhờ vào các mục tiêu đặt ra, các thành viên trong TCM sẽ cùng phấn đấu, đồng lòng thực hiện.

Các TCM xây dựng được kế hoạch của tổ có tính khả thi cao dựa trên kế hoạch của nhà trường và các cá nhân.

3.2.2.2. Nội dung và cách tiến hành

Công tác xây dựng kế hoạch là nhiệm vụ rất quan trọng của tổ trưởng,

việc xây dựng kế hoạch chi tiết cụ thể cho từng nhiệm vụ sẽ quyết định đến chất lượng đội ngũ, chất lượng dạy học của tổ. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch của TCM trong năm học gồm có những kế hoạch sau:

- Kế hoạch năm học của TCM; Kế hoạch hoạt động trong năm của giáo viên; Kế hoạch học kỳ; Kế hoạch hằng tháng;

- Kế hoạch cho từng loại hoạt động: Kế hoạch thực hiện các chuyên đề cải tiến phương pháp dạy học; Kế hoạch hội giảng; Kế hoạch dự giờ; Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi - phụ đạo học sinh yếu, kém; Kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa; Kế hoạch nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trong tổ; Kế hoạch sử dụng thiết bị; Kế hoạch ôn thi tốt nghiệp; ….

Để công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch có hiệu quả, Hiệu trưởng phải chỉ đạo những vấn đề sau:

- Thống nhất quy trình, các bước, nội dung, biện pháp xây dựng kế hoạch năm học cùng với các tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng bộ môn.

- Chỉ đạo tổ trưởng và thành viên trong tổ nghiên cứu kỹ nhiệm vụ năm học, các chỉ tiêu cơ bản của nhà trường. Chú trọng đến tính khả thi của từng mục tiêu cụ thể.

- Phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu của TCM và của từng cá nhân.

- Tổ trưởng lập kế hoạch phân công nhiệm vụ cho từng thành viên từ đó lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của cá nhân.

85

- Hiệu trưởng quản lý việc thực hiện kế hoạch của tổ, nhóm thể hiện trong việc phân công nhiệm vụ hợp lý, phân công trách nhiệm của từng thành viên phù hợp với năng lực, điều kiện của từng thành viên. Thông qua sinh hoạt CM hằng tuần, có hướng điều chỉnh thích hợp.

Để lập kế hoạch cá nhân có hiệu quả, Hiệu trưởng cần tổ chức hội nghị quán triệt các chỉ thị thực hiện nhiệm vụ, các văn bản hướng dẫn của Bộ, của Sở, kế hoạch phát triển chiến lược của nhà trường nhằm xác định được mục tiêu trọng tâm, nhiệm vụ cụ thể của kế hoạch.

Tổ chức khảo sát đánh giá chất lượng đầu năm học, xem xét đến kết quả của năm học trước, trên cơ sở kết quả đạt được của từng khối lớp mà giao chỉ tiêu phấn đấu cho từng bộ môn. Từ đó GV đăng ký chỉ tiêu phấn đấu trong kế hoạch. Kế hoạch phải được tổ trưởng và Hiệu trưởng duyệt.

Kế hoạch hoạt động của TCM tập trung vào các nội dung: thực hiện kế hoạch DH, sinh hoạt CM, nghiên cứu khoa học, kiểm tra đánh giá GV,...

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

- HT cung cấp đầy đủ các văn bản hướng dẫn, các tài liệu hướng dẫn thực hiện năm học của Bộ, Sở GD & ĐT, Phòng GD & ĐT đến các phó hiệu trưởng, các TTCM, tổ chức nghiên cứu, học tập và quán triệt thực hiện.

- Để bản kế hoạch có tính khả thi và sát với thực tế thì kết quả khảo sát

phải phản ánh đúng thực tế chất lượng của các lớp. Do đó công tác ra đề kiểm tra khảo sát phải phân loại được đối tượng HS.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở vân hà đông anh hà nội (Trang 83 - 85)