Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở vân hà đông anh hà nội (Trang 44 - 46)

Điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị trường học

Để hoạt động TCM trong nhà trường có hiệu quả thì cần có những cơ sở vật chất thiết yếu, cần thiết. Cơ sở vật chất đảm bảo thì hoạt động TCM có chất lượng, nâng cao được chất lượng DH trong nhà trường. Phòng hội họp để sinh hoạt TCM định kỳ; có thiết bị hiện đại để khai thác thông tin, tìm kiếm các ứng dụng của công nghệ thông tin trong giảng dạy; có thiết bị hiện đại để GV tham gia học tập nâng cao năng lực CM; có đủ thiết bị đồ dùng phục vụ công việc giảng dạy, khuyến khích khai thác các phương tiên hiện đại vào giảng dạy. Ngoài ra cơ sở vật chất của nhà trường nhiều khi cũng là nguồn động lực thúc đẩy lòng nhiệt tình của GV khi tham gia hoạt động của TCM, tăng thêm sự tự tin vào thành công của công việc. Khi điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường thiếu thốn, một số hoạt động CM của tổ không thực hiện được. Để tạo điều kiện cho hoạt động của các TCM có chất lượng cần lưu ý về các vấn đề như:

- Phòng họp của TCM để TCM chủ động trong việc sinh hoạt CM, sinh hoạt, triển khai các công việc của tổ. Tổ trưởng có thể thông báo trên bảng tin của tổ những vấn đề của tổ, lịch công tác tháng, tuần của TCM.

45

- Các loại sổ sách, bảng biểu theo dõi phục vụ cho hoạt động TCM. Hằng năm nhà trường cần mua sắm, in ấn các loại sổ sách, bảng biểu như: Sổ ghi chép các hoạt động của tổ, sổ sinh hoạt chuyên đề, CM, sổ theo dõi kết quả giảng dạy ....

- Thiết bị dạy học phục vụ cho công tác giảng dạy của các bộ môn. Để nâng cao hiệu quả đổi mới PPDH thì thiết bị DH, đồ dùng giáo cụ trực quan đóng một vai trò rất quan trọng. Thiết bị dạy học tăng hiệu quả trực quan, chất lượng giờ học, tiết thí nghiệm thực hành. Nó giúp cho giờ học thêm sinh động, hấp dẫn.

- Nhà trường cần bố trí nguồn kinh phí nhất định phục vụ cho các hoạt động của TCM như làm đồ dùng cho các tiết dạy chuyên đề, kinh phí tổ chức các hoạt động ngoại khoá. Đặc biệt là nên có kinh phí khen thưởng cho GV, TCM có thành tích trong hoạt động CM hàng năm.

Tiểu kết chương 1

TCM là một bộ phận cấu thành trong trong bộ máy tổ chức, quản lý của trường THCS. Trong trường, các tổ, nhóm CM có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các các bộ phận nghiệp vụ khác nhằm thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường. Trong trường THCS có 2 loại TCM phổ biến là: Tổ đơn môn (Đối với những trường THCS có quy mô lớn) và tổ liên môn (Đối với những trường THCS có quy mô nhỏ). Nhiều khi trong một trường THCS cũng có cả 2 loại TCM này. Đối với tổ liên môn đôi khi lại dược tách thành

46

các nhóm chuyên môn để sinh hoạt theo điều kiện thực tế và yêu cầu triển khai nhiệm vụ.

Nội dung cơ bản quản lý TCM gồm: Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt động của tổ; Quản lý hoạt động dạy học, giáo dục: Quản lý thực hiện chương trình dạy học, giáo dục theo qui định; quản lý việc soạn bài của GV, quản lý việc dạy học trên lớp, quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, quản lý về dạy thêm học thêm, công tác ngoại khóa học tập, phối hợp các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, quản lý hồ sơ chuyên môn; Quản lý, điều hành đội ngũ giáo viên: Phân công giảng dạy, chủ nhiệm lớp, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV: tham gia kiểm tra đánh giá xếp loại GV hằng năm theo qui định; Thực hiện công tác tham mưu, phối hợp các hoạt động: Tham mưu với BGH tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học giáo dục; phối hợp với các TCM khác, với GVCN, với đoàn thể, với CMHS và cộng đồng trong giáo dục HS và huy động nguồn lực phát triển nhà trường; Quản lý cơ sở vật chất của TCM được trang bị.

Quản lý hoạt động TCM là một hoạt động quan trọng trong công tác quản lý của HT. Để quản lý hoạt động TCM có hiệu quả thì cần phải xây dựng TCM theo hướng đổi mới tích cực hơn, phát huy được sự năng động, vai trò tự chủ của TCM trong thực hiện nhiệm vụ. Cùng với đó cũng cần có những biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với TCM để nâng cao được hiệu suất, hiệu quả giảng dạy.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÂN HÀ – ĐÔNG ANH – HÀ NỘI 2.1. Khái quát về đặc điểm của trường trung học cơ sở Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở vân hà đông anh hà nội (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)