Những yêu cầu đổi mới đối với trường trung học cơ sở trong giai đoạn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở vân hà đông anh hà nội (Trang 29 - 30)

đoạn hiện nay

Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 Hội nghị lần thứ sáu khóa XI đã nêu: “Quản lý giáo dục, đào tạo còn nặng về hành chính, chưa phát huy tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục và đào tạo, chưa tạo được động lực đổi mới từ bên trong của ngành giáo dục.”[1]

30

Trong Chương trình hành động của ngành Giáo dục thực hiện Chiến lược phát triển Giáo dục Việt Nam 2011 - 2020 đã nêu 2 giai đoạn:

* Giai đoạn 1 (2013 - 2015)

- Về đổi mới quản lý giáo dục: “Tăng quyền tự chủ và trách nhiệm của các cơ quan quản lý giáo dục địa phương, gắn trách nhiệm với quyền hạn sử dụng nhân sự và tài chính, đặc biệt trong quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, phổ thông”

* Giai đoạn 2 (2016-2020)

Chương trình hành động nêu: “Triển khai thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; tiếp tục thực hiện đổi mới giáo dục nghề nghiệp, đại học và một số nhiệm vụ của giai đoạn 1 với các điều chỉnh bổ sung; tập trung củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục.”[7]

Từ những yêu cầu trên đặt ra cho ngành giáo dục những vấn đề đổi mới. Ngành giáo dục cần thực hiện đổi mới mạnh mẽ từ mục tiêu, nội dung, chương trình đến việc kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục của tất cả các cấp học, ngành học. Đối với giáo dục phổ thông đòi hỏi sự đổi mới mạnh mẽ hơn nữa đặc biệt là cấp THCS. Để thực hiện việc đổi mới có hiệu quả thì cần thực hiện đổi mới về tư duy quản lý và xây dựng được lộ trình đổi mới phù hợp và có tính khả thi.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở vân hà đông anh hà nội (Trang 29 - 30)