hiệu quả trong hoạt động chuyên môn
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Chọn đúng người có khả năng, phù hợp với yêu cầu chuyên môn và công khai minh bạch công tác quy hoạch đội ngũ tổ trưởng, tổ phó chuyên môn.
Tạo điều kiện cho các thành viên trong quy hoạch có sự tương tác, có cơ hội giao tiếp làm quen với công việc sẽ phải đảm nhận. BGH chủ động trong sắp xếp bố trí cán bộ để nhà trường ổn định nhưng lại luôn sẵn sàng ứng phó được với sự phát triển nhanh chóng của giáo dục hiện nay
3.2.1.2. Nội dung và cách tiến hành
Xây dựng TCM có cơ cấu, quy mô phù hợp sẽ thúc đẩy hoạt động của TCM. Với một quy mô vừa phải và số lượng bộ môn hợp lí trong một TCM là điều kiện thuận lợi để tổ trưởng CM quản lý hoạt động của tổ. Do đó để xây dựng TCM, HT cần thực hiện làm tốt công tác dự báo phát triển của nhà trường, trước hết là dự báo được quy mô số HS, số lớp học của nhà trường, số GV của các bộ môn và những biến động về nguồn nhân lực đối với nhà trường như GV đi học dài hạn, GV nghỉ hưu …Từ kế hoạch phát triển của nhà trường và trên cơ sở thực tế số lượng GV của các bộ môn, HT xây dựng
83
kế hoạch quy hoạch TCM. Công tác quy hoạch TCM cần đảm bảo những yêu cầu sau:
- Đảm bảo về số lượng tổ viên của TCM. Đối với những TCM có số lượng GV nhiều như các môn Văn, Toán, Tiếng Anh … thì xây dựng quy hoạch thành TCM riêng. Tuy nhiên số lượng GV trong các TCM này không nên quá 12 thành viên. Đối với những trường có số lượng đông quá 12 thành viên thì tách thêm thành các TCM. Điều này đảm bảo cho tổ trưởng dễ dàng thực hiện công tác quản lý của mình, bên cạnh đó tạo điều kiện để các thành viên nâng cao năng lực CM, kỹ năng sư phạm, phát huy sáng tạo trong phương pháp, kỹ thuật DH thông qua việc trao đổi, thảo luận, chia sẻ giữa các thành viên. Với quy mô phù hợp sẽ giảm thiểu được những bất đồng ý kiến và những khác biệt nảy sinh trong quá trình hoạt động của TCM.
- Xây dựng quy hoạch TCM cần căn cứ vào sự tương đồng, liên môn của các bộ môn. Các bộ môn có những gần gũi nhau về khoa học bộ môn là yếu tố để các thành viên trong TCM tìm được tiếng nói chung, tạo nên sự đồng thuận. Các cá nhân hiểu biết nhau rõ hơn về công việc và giúp nhau nhiều hơn trong phát triển chuyên môn giảng dạy. Sự gắn bó, đồng thuận là điều kiện để gắn kết các thành viên trong TCM thành một tập thể thống nhất. Do vậy quy hoạch TCM đối với các môn có số lượng GV ít thì ghép các môn có sự tương đồng như: Hóa - Sinh, Vật lí - Công nghệ, Lịch sử - Địa lí. Số lượng môn trong TCM ghép môn không nên nhiều hơn 2 môn.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện
Hiệu trưởng cần có nhận thức sâu sắc việc quy hoạch TCM tốt là góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của TCM.