0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÂN HÀ ĐÔNG ANH HÀ NỘI (Trang 39 -39 )

Đối với sinh hoạt của TCM một trong những nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng DH. Sinh hoạt của TCM có tốt thì chất lượng giảng dạy trên lớp của các cá nhân trong tổ mới được nâng lên. Để thực hiện nâng cao chất lượng sinh hoạt của TCM thì Hiệu trưởng cần tập trung vào việc quản lý chỉ đạo việc thực hiện các nội dung chủ yếu sau:

* Quản lý, điều hành trực tiếp đội ngũ giáo viên

Quản lý, điều hành trực tiếp đội ngũ GV (tổ viên) của tổ là nhiệm vụ của TCM. Các hoạt động quản lý, điều hành GV trong tổ là:

- Quản lý thực hiện ngày công, giờ công;

- Quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch DH, kế hoạch GD; - Quản lý học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, để nâng cao chất lượng giảng dạy;

- Quản lý chất lượng DH và kết quả của các lớp được phân công giảng dạy.

* Quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM và hồ sơ CM

Yếu tố cơ bản quyết định đến chất lượng DH là trình độ CM và năng lực sư phạm của GV. Để làm được điều đó việc quản lý của Hiệu trưởng chú trọng khâu xây dựng kế hoạch của TCM. Kế hoạch của TCM phải bám sát vào các văn bản chỉ đạo của cấp trên; kế hoạch phát triển chiến lược của nhà trường; định hướng năm học của nhà trường; tình hình thực tế của tổ bộ môn, điểm mạnh, điểm yếu của TCM … Kế hoạch TCM là sự cụ thể hóa các hoạt động của TCM trong năm học, như chỉ tiêu phấn đấu, chất lượng giảng dạy, chất lượng GD, nâng cao chất lượng đội ngũ …và các giải pháp thực hiện để hiện thực hóa các mục tiêu đề ra. Hiệu trưởng phải quản lý việc phân công giảng dạy của tổ bộ môn, việc phân công nhiệm vụ của từng thành viên trong tổ, có những điều chỉnh hợp lý phù hợp với năng lực của từng người, đảm bảo phát huy hết tiềm năng, năng lực của từng cá nhân.

- Bên cạch đó Hiêụ trưởng quản lý việc xây dựng hệ thống hồ sơ, biểu mẫu theo dõi việc thực hiện các công việc theo định kì, xây dựng hệ thống

40

giám sát đến GV; thực hiện kiểm tra thường xuyên, liên tục, đối chiếu những công việc đã thực hiện với kế hoạch đặt ra để nắm bắt công việc; đảm bảo kê hoạch cụ thể, chi tiết, rõ ràng để Hiệu trưởng có thể nắm bắt thông tin kịp thời nhất và có những điều chỉnh kịp thời.

* Quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch GD của TCM

Để đảm bảo chất lượng DH, Hiệu trưởng phải chỉ đạo sát sao các TCM chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch GD thông qua việc đối chiếu, rà soát nội dung giữa các môn học để điều chỉnh nội dung DH theo hướng tích hợp, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương, đảm bảo Chuẩn kiến thức, kỹ năng.

- Hướng dẫn TCM xây dựng kế hoạch DH, phân phối chương trình chi tiết theo khung thời gian 37 tuần thực học, trong đó: học kỳ I: 19 tuần, học kỳ II: 18 tuần, phù hợp với điều kiện của địa phương và của nhà trường trên cơ sở đảm bảo thời gian kết thúc học kì I, kết thúc năm học thống nhất trong cả nước, có đủ thời lượng dành cho luyện tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành và kiểm tra định kì.

* Quản lý công tác sinh hoạt chuyên đề bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, kém

Nhiệm vụ bồi dưỡng HSG và phụ đạo HS yếu, kém là hai nhiệm vụ song song của TCM. Trên cơ sở kết quả khảo sát, đánh giá, phân loại HS, tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của HS dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; TCM xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG; lựa chọn các GV có năng lực tham gia ôn luyện; thảo luận các nội dung ôn luyện. Đối với HS yếu, kém tổ trưởng CM chỉ đạo GV chủ động xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung phụ đạo cho HS.

Các kế hoạch, nội dung bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu, kém sau khi TCM thảo luận thống nhất trình cho Hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.

41

* Quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên đề đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá

PPDH và kiểm tra, đánh giá là hai hoạt động có mối quan hệ khăng khí với nhau. Đổi mới PPDH tạo điều kiện để đổi mới kiểm tra, đánh giá. Đổi mới kiểm tra, đánh giá có tác động thúc đẩy đối với PPDH. Việc đổi mới PPDH không thể thành công nếu không đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá. Đổi mới đồng bộ PPDH, kiểm tra đánh giá theo hướng khoa học, hiện đại, tăng cường mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau giữa các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động DH - GD, đánh giá trong quá trình DH - GD và đánh giá kết quả GD. Bởi vậy, Hiệu trưởng cần quản lý chỉ đạo TCM họp thảo luận xây dựng bộ tiêu chí đánh giá về đổi mới phương pháp gắn với đặc trưng các bộ môn, gắn nội dung thực hiện đổi mới PPDH vào việc dự giờ, thanh tra, kiểm tra GV đặc biệt là trong các tiết hội giảng.

- Quản lý chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc việc xây dựng ma trận đề kiểm tra cho mỗi chương và cả chương trình môn học; tăng cường ra câu hỏi kiểm tra để bổ sung cho thư viện câu hỏi của trường. Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, động viên sự cố gắng tiến bộ của HS. Việc cho điểm có thể kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với theo dõi sự cố gắng, tiến bộ của HS. Chú ý hướng dẫn HS đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình.

* Quản lý hoạt động sinh hoạt nghiên cứu khoa học của GV và hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của HS của TCM

TCM có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học, biên soạn chuyên đề, ứng dụng và phát triển những đề tài, sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường. Qua các buổi sinh hoạt CM về nghiên cứu khoa học GV nâng cao được kiến thức CM, khả năng nghiên cứu khoa học của bản thân góp phần nâng cao chất lượng các giờ dạy.

42

Hướng dẫn HS nghiên cứu khoa học là nội dung trong sinh hoạt CM của TCM. Bên cạnh việc phát triển năng lực của HS, hoạt dộng triển khai nghiên cứu khoa học - kỹ thuật còn tạo động lực , thúc đẩy GV nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi, bồi dưỡng kiến thức, từ đó nâng cao năng lực, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học - kỹ thuật. Qua đó giúp nâng cao chất lượng các đề tại nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, sáng kiến cải tiến; hỗ trợ đổi mới sinh hoạt TCM theo hướng tăng cường trao đổi, thảo luận về dự án nghiên cứu của HS, những khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ, giải quyết.

* Quản lý hoạt động TCM qua dự giờ thăm lớp, thao giảng, hội giảng

Nét đặc thù của quản lý nhà trường khác là quản lý hoạt động dự giờ và rút kinh nghiệm giờ dạy. Đây là hoạt động trọng tâm trong quản lý hoạt động DH trong nhà trường. Để quản lý việc dự giờ và rút kinh nghiệm giờ dạy có hiệu quả, HT cần quản lý thực hiện tốt các yêu cầu:

- Xây dựng kế hoạch dự giờ, hội giảng, thao giảng của nhà trường trong năm học. Những yêu cầu về số tiết tối thiểu, số tiết ứng dụng công nghệ thông tin … . Xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy theo hướng đổi mới.

- Chỉ đạo các TCM xây dựng kế hoạch dự giờ theo tháng, tuần.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch đã đề ra, đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy. 1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn

1.5.1. Yếu tố chủ quan

* Quản lý của Hiệu trưởng

- Hiệu trưởng trường THCS là người đứng đầu cơ sơ giáo dục, là người chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động của nhà trường và chịu trách nhiệm trước cấp trên về mọi sự quản lý đó. Hiệu trưởng là người dẫn dắt thực hiện sứ mệnh cao cả của nhà trường. Do vậy Hiệu trưởng để thực hiện công tác quản lý tốt thì đòi hỏi không chỉ có kiến thức về lý luận quản lý GD mà còn đòi hỏi người Hiệu trưởng có các năng lực quản lý. Trước hết người Hiêụ trưởng phải có năng lực thực hiện tốt các chức năng quản lý, nắm bắt và xử lý thông tin tốt. Hiệu trưởng phải có năng lực phân tích, dự báo và tầm nhìn đối

43

với sự phát triển của nhà trường. Những năng lực này được thể hiện trong việc xây dựng các kế hoạch của nhà trường như kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường, kế hoạch trung hạn, ngắn hạn. Hiệu trưởng là người tổ chức và dẫn dắt nhà trường thực hiện được mục tiêu đã đề ra. Hiệu trưởng cần giải quyết tốt các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình quản lý, là trung tâm của sự đoàn kết tập thể sư phạm nhà trường. Hiệu trưởng đóng vai trò như là một thủ lĩnh đi tiên phong nhưng cũng như là một người với vai trò là người thúc đẩy, động viên các thành viên tiến lên. Hiệu trưởng phải là người biết đánh giá và thực hiện công bằng đối với mọi thành viên, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.

* Năng lực quản lý điều hành của tổ trưởng

Tổ trưởng CM là người trực tiếp quản lý điều hành TCM. Tổ trưởng vừa thực hiện nhiệm vụ như là một GV vừa thực hiện nhiệm vụ quản lý theo Điều lệ trường trung học quy định và thực hiện một số nhiệm vụ khác do hiệu trưởng ủy quyền. Bởi vậy Tổ trưởng cần có năng lực CM vững, có năng lực thực tiễn giảng dạy và có kiến thức sâu về bộ môn giảng dạy. Cùng với đó Tổ trưởng cần có những năng lực nhất định về quản lý để có thể quản lý điều hành tổ một cách có hiệu quả. Tổ trưởng phải có năng lực lập kế hoạch hoạt động như: kế hoạch TCM, kế hoạch chuyên đề … hướng dẫn các cá nhân trong tổ xây dựng kế hoạch cá nhân. Tổ trưởng thực hiện kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình môn học, hoạt động CM của tổ. Tổ trưởng CM thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, tập hợp, đoàn kết các thành viên trong tổ thực hiện tốt chủ trương đường lối chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, các chủ trương chính sách về GD đào tạo cũng như các quy định, nếp sống văn hoá ở địa phương nơi cư trú. Tổ trưởng CM cùng với thành viên trong tổ xây dựng bầu không khí tâm lý, môi trường sư phạm thân thiện, cộng tác hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

44

Các cá nhân trong tổ là những nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động của TCM, các cá nhân trong tổ quyết định đến chất lượng DH và GD của TCM. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động TCM là:

- Trình độ CM và năng lực sư phạm của đội ngũ GV trong tổ. TCM có đội ngũ GV có kinh nghiệm giảng dạy và chất lượng CM tốt sẽ là yếu tố thuận lợi trong việc triển khai thực hiện các hoạt động CM.

- Tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong TCM của mỗi tổ viên là điều kiện để tổ hoạt động hiệu quả. Các thành viên tích cực trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp tạo bầu không khí ấm áp, thân tình trong tổ tạo động lực cho các cá nhân hăng say lao động.

1.5.2. Yếu tố khách quan

Điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị trường học

Để hoạt động TCM trong nhà trường có hiệu quả thì cần có những cơ sở vật chất thiết yếu, cần thiết. Cơ sở vật chất đảm bảo thì hoạt động TCM có chất lượng, nâng cao được chất lượng DH trong nhà trường. Phòng hội họp để sinh hoạt TCM định kỳ; có thiết bị hiện đại để khai thác thông tin, tìm kiếm các ứng dụng của công nghệ thông tin trong giảng dạy; có thiết bị hiện đại để GV tham gia học tập nâng cao năng lực CM; có đủ thiết bị đồ dùng phục vụ công việc giảng dạy, khuyến khích khai thác các phương tiên hiện đại vào giảng dạy. Ngoài ra cơ sở vật chất của nhà trường nhiều khi cũng là nguồn động lực thúc đẩy lòng nhiệt tình của GV khi tham gia hoạt động của TCM, tăng thêm sự tự tin vào thành công của công việc. Khi điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường thiếu thốn, một số hoạt động CM của tổ không thực hiện được. Để tạo điều kiện cho hoạt động của các TCM có chất lượng cần lưu ý về các vấn đề như:

- Phòng họp của TCM để TCM chủ động trong việc sinh hoạt CM, sinh hoạt, triển khai các công việc của tổ. Tổ trưởng có thể thông báo trên bảng tin của tổ những vấn đề của tổ, lịch công tác tháng, tuần của TCM.

45

- Các loại sổ sách, bảng biểu theo dõi phục vụ cho hoạt động TCM. Hằng năm nhà trường cần mua sắm, in ấn các loại sổ sách, bảng biểu như: Sổ ghi chép các hoạt động của tổ, sổ sinh hoạt chuyên đề, CM, sổ theo dõi kết quả giảng dạy ....

- Thiết bị dạy học phục vụ cho công tác giảng dạy của các bộ môn. Để nâng cao hiệu quả đổi mới PPDH thì thiết bị DH, đồ dùng giáo cụ trực quan đóng một vai trò rất quan trọng. Thiết bị dạy học tăng hiệu quả trực quan, chất lượng giờ học, tiết thí nghiệm thực hành. Nó giúp cho giờ học thêm sinh động, hấp dẫn.

- Nhà trường cần bố trí nguồn kinh phí nhất định phục vụ cho các hoạt động của TCM như làm đồ dùng cho các tiết dạy chuyên đề, kinh phí tổ chức các hoạt động ngoại khoá. Đặc biệt là nên có kinh phí khen thưởng cho GV, TCM có thành tích trong hoạt động CM hàng năm.

Tiểu kết chương 1

TCM là một bộ phận cấu thành trong trong bộ máy tổ chức, quản lý của trường THCS. Trong trường, các tổ, nhóm CM có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các các bộ phận nghiệp vụ khác nhằm thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường. Trong trường THCS có 2 loại TCM phổ biến là: Tổ đơn môn (Đối với những trường THCS có quy mô lớn) và tổ liên môn (Đối với những trường THCS có quy mô nhỏ). Nhiều khi trong một trường THCS cũng có cả 2 loại TCM này. Đối với tổ liên môn đôi khi lại dược tách thành

46

các nhóm chuyên môn để sinh hoạt theo điều kiện thực tế và yêu cầu triển khai nhiệm vụ.

Nội dung cơ bản quản lý TCM gồm: Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt động của tổ; Quản lý hoạt động dạy học, giáo dục: Quản lý thực hiện chương trình dạy học, giáo dục theo qui định; quản lý việc soạn bài của GV, quản lý việc dạy học trên lớp, quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, quản lý về dạy thêm học thêm, công tác ngoại khóa học tập, phối hợp các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, quản lý hồ sơ chuyên môn; Quản lý, điều hành đội ngũ giáo viên: Phân công giảng dạy, chủ nhiệm lớp, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV: tham gia kiểm tra đánh giá xếp loại GV hằng năm theo qui định; Thực hiện công tác tham mưu, phối hợp các hoạt động: Tham mưu với BGH tổ chức thực hiện các hoạt động dạy học giáo dục; phối hợp với các TCM khác, với GVCN, với đoàn thể, với CMHS và cộng đồng trong giáo dục HS và huy động nguồn lực phát triển nhà trường; Quản lý cơ sở vật chất của TCM được trang bị.

Quản lý hoạt động TCM là một hoạt động quan trọng trong công tác

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÂN HÀ ĐÔNG ANH HÀ NỘI (Trang 39 -39 )

×