Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 61 - 65)

- THCT trong công tác kiểm sát tạm đình chỉ điều tra

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Do pháp luật TTHS chưa có quy định rõ ràng, đầy đủ về quyền hạn, nhiệm vụ, chức năng của KSV trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự. Cho nên đây là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, vướng mắc trong việc thực hiện chức năng của KSV trong giai đoạn xét xử. Cụ thể:

Thứ nhất: Các quy định của pháp luật về rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố chưa rõ ràng.

Đây là nguyên nhân cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thực hiện nhiệm vụ của KSV trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự đó là theo quy định của BL TTHS năm 2003, thì VKS có quyền rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố

trong trường hợp có những căn cứ quy định tại Điều 181 BLTTHS năm 2003 hoặc đình chỉ vụ án khi có căn cứ quy định tại Điều 180 BLTTHS năm 2003 hoặc trong trường hợp kết quả điều tra bổ sung dẫn đến đình chỉ vụ án thì VKS ra quyết định đình chỉ vụ án. BLTTHS năm 2003 không quy định những căn cứ để VKS thay đổi nội dung truy tố. Thực tiễn xét xử cho thấy việc VKS thay đổi nội dung truy tố trong giai đoạn chuẩn bị xét xử hầu như không thể thực hiện được.

Thứ hai: Việc hạn chế số lượng KSV tham gia phiên tòa hình sự cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng THQCT tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự.

Điều 189 BLTTHS năm 2003 về sự có mặt của KSV thì: Kiểm sát viên VKS cùng cấp phải tham gia phiên tòa. Đối với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì hai KSV có thể cùng tham gia phiên tòa. Trong trường hợp cần thiết có thể có KSV dự khuyết; Nếu KSV vắng mặt, bị thay đổi mà không có KSV dự khuyết để thay thế thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa và báo ngay cho VKS cùng cấp.

Như vậy, có nghĩa là trường hợp đặc biệt cũng chỉ có hai KSV tham gia phiên tòa. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử xuất hiện những vụ án hình sự có nhiều đồng phạm, có tính chất phức tạp, xuyên quốc gia và chủ thể tội phạm dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nên việc đấu tranh để buộc tội cho các bị cáo là rất khó khăn, đồng thời số bị can và người bào chữa nhiều. Do vụ án phải xét xử nhiều ngày với đông bị cáo tham gia phiên tòa và những tình tiết của vụ án phức tạp nên KSV rất khó khăn trong việc tranh luận, đối đáp đấu trí với bị cáo và người bào chữa, đôi khi đại diện công tố thể hiện "lép vế" hơn so với người bào chữa vì vậy chất lượng THQCT chưa được như mong muốn.

Thứ ba: BLTTHS năm 2003 chưa quy định căn cứ để kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự: Trong hoạt động kháng nghị của VKS thì BLTTHS năm 2003

cũng không quy định các căn cứ kháng nghị các bản án, quyết định của Tòa án mặc dù tại Điều 33 Quy chế THQCT và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự quy định căn cứ để kháng nghị. Tuy nhiên, đây là quy chế hoạt động của riêng ngành Kiểm sát chứ chưa có thông tư liên tịch giữa VKS và Tòa án do vậy sự chấp nhận kháng nghị của VKS cũng đạt ở mức độ nhất định.

Thứ tư: Hạn chế của BLTTHS năm 2003 về trình tự xét hỏi.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vai trò tham gia xét hỏi của KSV chưa tương xứng với chức năng Thay mặt Nhà nước THQCT để buộc tội bị cáo tại tòa. Trước hết phải kể đến các quy định của Bộ luật TTHS về trình tự xét hỏi theo khoản 2 Điều 207 BLTTHS năm 2003 thì: Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến các Hội thẩm, sau đó đến KSV, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Những người tham gia phiên tòa cũng có quyền đề nghị với chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Người giám định được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định .

Như vậy, việc xét hỏi của KSV không được chủ động mà phải theo sự điều khiển của Hội đồng xét xử, Chủ tọa phiên tòa cho KSV tham gia xét hỏi thì KSV mới được hỏi dù biết rằng xét hỏi của KSV là kiểm tra chứng cứ công khai tại phiên tòa nhằm tìm ra chứng cứ buộc tội bị cáo, bảo vệ quan điểm truy tố của VKS. Tuy nhiên, còn một số KSV vẫn cho rằng xét hỏi là nhiệm vụ của Thẩm phán, còn KSV chỉ hỏi khi nào muốn, thậm chí có người còn cho rằng Thẩm phán đã hỏi hết nội dung vụ án rồi. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề tranh tụng.

Kết luận chương 2

Trong chương 2 của luận văn tác giả đã sử dụng các biện pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, làm rõ thực trạng địa vị pháp lý của VKS trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự của VKSND tỉnh Hải Dương từ năm 2010 đến năm 2014. Từ đó phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém cần khắc phục và nguyên nhân chủ quan, khách quan. Từ thực trạng trên cho thấy nâng cao địa vị pháp lý của VKS trong TTHS là cần thiết thông qua đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao địa vị pháp lý của VKS trong TTHS là nhiệm vụ quan trọng trong cải cách tư pháp hiện nay.

Chương 3

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 61 - 65)