Những tồn tạ

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 59 - 61)

- THCT trong công tác kiểm sát tạm đình chỉ điều tra

2.4.2. Những tồn tạ

Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì trong hoạt động THQCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong xét xử các vụ án hình sự vủa VKSND tỉnh Hải Dương còn bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động THQCT và kiểm sát xét xử cũng như đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới.

Bảng 2.5: Một số tồn tại trong hoạt động THQCT và kiểm sát xét xử vụ án hình sự trong 5 năm gần đây của VKSND tỉnh Hải Dương

Năm 2010 2011 2012 2013 2014

Số vụ án Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung 5 17 14 9 13 Số bị cáo Tòa án cấp phúc thẩm hủy án 3 6 7 1 5

- Về trình độ năng lực của một bộ phận KSV.

Trình độ, năng lực của đội ngũ KSV còn có những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới: chất lượng đội ngũ KSV hiện nay chưa ngang tầm với tiến trình cải cách tư pháp. Chất lượng THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở một số huyện chưa cao, vẫn còn tình trạng bỏ lọt tội phạm và người phạm tội. Trong việc thực hiện THQCT nhất là giai đoạn xét xử sơ thẩm, việc lập hồ sơ truy tố chưa đầy đủ và chặt chẽ về chứng cứ đến giai đoạn chuẩn bị xét xử mới phát hiện ra nên nhiều trường hợp phải rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố. Một số VKS cấp huyện vẫn còn để xảy ra

tình trạng án bị hủy và cải sửa còn chiếm tỷ lệ cao.

Ở một số VKS cấp huyện tỷ lệ Tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung còn nhiều," năm 2010 con số này là 5 vụ; năm 2011 là 17 vụ; năm 2012 là 14 vụ, năm 2013 là 9 vụ; năm 2014 là 13 vụ. Điều này cũng phản ánh chất lượng của hoạt động THQCT và kiểm sát trong lĩnh vực điều tra chưa phát huy hết chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của mình nên mới có kết quả là Tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.

Một số KSV làm việc với tinh thần trách nhiệm chưa cao, nghiên cứu các tình tiết của vụ án một cách sơ sài. Chưa nắm bắt các tình tiết, chứng cứ của vụ án một cách khách quan, toàn diện nên đã để xảy ra tình trạng khi công bố bản cáo trạng cũng như tham gia phiên tòa vẫn không kịp thời phát hiện ra những thiếu sót trong quá trình điều tra để có biện pháp khắc phục mà vẫn bảo vệ quan điểm truy tố và đề xuất áp dụng hình phạt đối với bị cáo dẫn đến tình trạng có sai sót.

Tại các phiên tòa KSV chưa chủ động trong việc tham gia xét hỏi và tranh luận; chất lượng của bản luận tội và các câu hỏi mà KSV đưa ra để bảo vệ cáo trang và quan điểm truy tố của VKS chưa cao, chưa tập trung tìm ra các chứng cứ, lý lẽ buộc tội để phân tích, chứng minh bảo vệ cáo trạng do vậy khi đề xuất việc áp dụng tội danh và hình phạt đối với bị cáo chưa có cơ sở thiếu tính thuyết phục. Việc đối đáp, tranh luận với người bào chữa tại phiên tòa chưa toát lên được cái "hồn" của việc tranh tụng còn vắng bóng các phiên tòa mà có sự đối đáp sắc bén, mang tính thuyết phục cao, có lý có tình giữa bên buộc tội và bên gỡ tội nên đã không thuyết phục người tham dự phiên tòa.

- Công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án còn nhiều hạn chế.

Có rất nhiều hạn chế trong kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án đặc biệt là kiểm sát việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn (Điều 177 BLTTHS năm 2003). Tòa án áp dụng biện pháp ngăn chặn không có căn cứ hoặc không cần thiết nhưng VKS không phát hiện ra hoặc không có yêu cầu Tòa án xem xét lại, đôi lúc còn để xảy ra trường hợp Tòa án vi phạm về thời hạn chuẩn bị xét xử, vi phạm về thành phần của Hội đồng xét xử (Điều 176 BLTTHS năm 2003 ), vi phạm về thời hạn giao bản án (Điều 229 BLTTHS năm 2003), về thông báo có kháng cáo, kháng nghị của Tòa án (Điều 236 BLTTHS năm 2003), tuy nhiên phía VKS lại không có kiến nghị kịp thời đối với Tòa án.

- Hạn chế trong kiểm sát việc chấp hành pháp luật của những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng tại Tòa án.

Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của đối với những người tham gia tố tụng tại phiên tòa cũng chưa được KSV chú ý đúng mức ngay từ khi tòa án ra các quyết định tố tụng cho nên không ít các phiên tòa phải hoãn lại để khắc phục, hoặc một số vụ bị cấp phúc thẩm hủy án để xét xử lại. Trong đó, các vi phạm thường gặp như vắng mặt người bào chữa do họ không nhận được giấy báo phiên tòa, nhân chứng vắng mặt hoặc người đại diện hợp pháp cho bị cáo là vị thành niên không có mặt tại phiên tòa.

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w