Những định hướng trong quá trình sửa đổi, bổ sung BLTTHS năm 2003 để nâng cao địa vị pháp lý của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 66 - 67)

- THCT trong công tác kiểm sát tạm đình chỉ điều tra

3.1.2. Những định hướng trong quá trình sửa đổi, bổ sung BLTTHS năm 2003 để nâng cao địa vị pháp lý của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự

2003 để nâng cao địa vị pháp lý của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự

Để thực hiện chức năng THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự đảm bảo chính xác, có hiệu quả cần khẳng định rõ điều tra tội phạm là một công đoạn của chức năng công tố Nhà nước và để phục vụ việc thực hiện chức năng công tố Nhà nước; xác định rõ mối quan hệ giữa CQĐT và VKS, trong đó VKS là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong quá trình chứng minh tội phạm và trực tiếp thực hiện việc truy tố, buộc tội, luận tội tại phiên tòa. Đồng thời tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra cần phải quy định rõ và đầy đủ một số trách nhiệm của VKS.

Theo chúng tôi, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số quy định trong BLTTHS năm 2003 nhằm làm rõ hơn vị trí, chức năng, thẩm quyền của VKS khi tiến hành TTHS theo hướng:

Thứ nhất: VKS là cơ quan đầu mối trực tiếp nhận và quyết định việc xử lý mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cơ quan, tổ chức và cá nhân cung cấp. CQĐT có nhiệm vụ xác minh tố giác, tin báo về tội phạm theo yêu cầu của VKS và chuyển

ngay kết quả xác minh cho VKS để xem xét quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự. VKS trực tiếp ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra quyết định mở cuộc điều tra theo trình tự TTHS.

Thứ hai: VKScó quyền hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của CQĐT chỉ đạo việc thu thập các bằng chứng buộc tội và gỡ tội. Các yêu cầu bằng văn bản của VKS có giá trị bắt buộc CQĐT phải chấp hành.

Thứ ba: VKS Trực tiếp điều tra các vụ án khi xét thấy việc điều tra của CQĐT không khách quan hoặc yêu cầu CQĐT thực hiện nhưng không đạt hiệu quả và điều tra các vụ án khác khi thấy cần thiết.

Thứ tư: Khi xét xử tại phiên tòa, KSV chịu trách nhiệm chính trong thẩm vấn bị cáo, hỏi nhân chứng và những người tham gia tố tụng, đưa ra các lập luận, lý lẽ chứng minh cho việc buộc tội của mình để bảo vệ quan điểm truy tố.

Thứ năm: VKS có trách nhiệm kiểm sát chặt chẽ việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, đảm bảo giải quyết vụ án được nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 66 - 67)