Nguyên nhân của những tồn tạ

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 51 - 54)

- THCT trong công tác kiểm sát tạm đình chỉ điều tra

2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tạ

Trong hoạt động THQCT ở giai đoạn điều tra một số KSV chưa làm hết trách nhiệm, không bám sát tiến độ điều tra ngay từ đầu, nghiên cứu hồ sơ không kỹ nên không phát hiện được những chứng cứ còn thiếu hoặc mâu thuẫn để đề ra yêu cầu điều tra. Có không ít KSV không đề ra yêu cầu điều tra hoặc yêu cầu điều tra chung chung chưa sát với vụ án, cũng có KSV thiên về chứng cứ buộc tội mà không quan tâm đên chứng cứ gỡ tội.

Những quy định liên quan đến trách nhiệm của KSV khi THQCT trong gai đoạn điều tra chưa được rõ ràng, chưa thực sự tạo cơ chế để KSV chủ động tự chịu trách nhiệm về hành vi tố tụng của mình. Bên cạnh đó việc phân công điều động cán bộ KSV đôi khi làm chưa được khoa học, chưa phù hợp với năng lực sở trường nên chưa phát huy hết nhiệt huyết và sức sáng tạo của mỗi cán bộ, KSV

Cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, thiếu các phương tiện kỹ thuật như máy ảnh, máy ghi âm ...và các phương tiện khác để nâng cao chất lượng hoạt động công tố trong quá trình điều tra vụ án hình sự. Chế độ chính sách đối với đội ngũ KSV còn thiếu thốn nên tác động tiêu cực không nhỏ đến tinh thần

trách nhiệm, chất lượng công tác đây cũng là một trong những nguyên nhân giảm sút hiệu quả công tác THQCT.

Việc phối hợp giữa CQĐT và VKS đôi khi còn chưa kịp thời, thống nhất và chặt chẽ. Còn một số tồn tại trong nhận thức chưa thực sự tích cực của một số Điều tra viên về vai trò trách nhiệm của VKS trong mối quan hệ với CQĐT. Họ cho rằng VKS có vai trò chính quyết định tới hoạt động điều tra nên VKS phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ quá trình và kết quả điều tra. Với cách hiểu như vậy đã ảnh hưởng không nhỏ tới tính chủ động, tích cực của CQĐT, ảnh hưởng đến quan hệ phối hợp giữa hai cơ quan tropng quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Đồng thời còn có một số nguyên nhân từ quy định của BLTTHS năm 2003 về địa vị pháp lý của VKS trong việc khởi tố bị can:

Xung quanh quy định về khởi tố bị can trong BLTTHS năm 2003 vẫn còn

một số vấn đề chưa được rõ ràng dẫn đến ảnh hưởng tới vị trí, quyền hạn, của VKS trong kiểm sát việc khởi tố bị can:

- Về thời điểm xác định là bị can: Điều 49 BLTTHS năm 2003 qui định “Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự”. Theo qui định tại Điều 126 BLTTHS thì quyết định khởi tố bị can của CQĐT phải được VKS cùng cấp xem xét, phê chuẩn. Như vậy, khi CQĐT ra quyết định khởi tố bị can thì người bị khởi tố đã được coi là bị can chưa hay đến khi VKS phê chuẩn quyết định khởi tố bị can thì người đó mới được coi là bị can? Quyền và nghĩa vụ của người bị khởi tố trước và sau khi được VKS phê chuẩn quyết định khởi tố bị can có khác nhau không?

- Theo qui định tại điều 126 của BLTTHS thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can của CQĐT, VKS chỉ có thể ban hành một trong hai loại quyết định, một loại là “phê chuẩn”, một loại là “huỷ bỏ” quyết định khởi tố bị can của CQĐT. Việc quy định như vậy là chưa hợp lý và vô hình đã gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án cụ thể. Trong thực tế, có vụ án, CQĐT khởi tố bị can nhưng tài liệu mà CQĐT cung cấp không đầy đủ, thiếu một số tài liệu quan trọng để xác định hành vi phạm tội, đặc biệt đối

với những vụ án phức tạp, những vụ án có khó khăn trong việc đánh giá chứng cứ thì VKS sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc ra các quyết định của mình.

- Về quyền yêu cầu bổ sung tài liệu chứng cứ của VKS: Thực tế xảy ra nhiều trường hợp mà quyết định khởi tố bị can tuy chưa đủ căn cứ vững chắc hoặc tuy chưa đủ căn cứ thuyết phục nhưng nếu huỷ bỏ ngay quyết định khởi tố thì sẽ dẫn đến bỏ lọt tội phạm. Trong khi đó, BLTTHS lại không qui định việc VKS có quyền yêu cầu CQĐT bổ sung và cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ để VKS làm căn cứ phê chuẩn.

- Có thể thấy, việc VKS được trao quyền phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, xét về quyền hạn thì rất lớn nhưng trách nhiệm lại nặng nề, trong khi đó các biện pháp để bảo đảm cho việc phê chuẩn lại rất hạn chế. Với thời hạn nghiên cứu hồ sơ để xét phê chuẩn chỉ có 03 ngày cùng với một số biện pháp tố tụng có thể thực hiện được như: lấy lời khai, trực tiếp hỏi cung là chưa đủ để đánh giá bị can có phạm tội hay không.

- Về việc chuyển hồ sơ vụ án cho CQĐT để tiến hành điều tra trong trường hợp VKS ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can. Theo quy định tại khoản 2 Điều 127 BLTTHS quy định “Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi VKS ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, VKS phải gửi cho CQĐT để tiến hành điều tra”. Theo đó, thì trong mọi trường hợp thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, VKS đều phải chuyển hồ sơ vụ án đến CQĐT để tiến hành điều tra. Quy định như vậy là cứng nhắc, làm kéo dài thời hạn giải quyết vụ án, gây tốn kém về kinh phí cho các cơ quan tiến hành tố tụng.

+ Khoản 6 Điều 126 và khoản 3 Điều 127 của BLTTHS có qui định CQĐT phải giao ngay quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của mình hoặc quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can của VKS và giải thích quyền, nghĩa vụ cho bị can quy định tại Điều 49 BLTTHS. Đây là quy định cần thiết để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị khởi tố bị can. Tuy nhiên, nếu quy định như vậy là cứng nhắc. Thông tư số 05/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP ngày 07/9/2005 của VKSNDTC, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng về quan hệ phối hợp giữa CQĐT và

VKS trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS năm 2003 đã hướng dẫn và khắc phục quy định này tại Mục 12.1. Vì vậy, qui định này cần được “luật hoá”.

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 51 - 54)