Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tạ

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 45 - 48)

*) Về một số quy định của BLTTHS năm 2003

Chưa quy định rõ khái niệm tố giác tội phạm và tin báo về tội phạm, còn nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến lúng túng trong việc phân loại, xử lý, cũng như xác định thời hạn giải quyết đối với tố giác, tin báo về tội phạm. Chưa quy định trình tự, thủ tục của việc tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm từ các nguồn chuyển đến. Từ đó, việc quản lý, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm còn kém hiệu quả như tiếp nhận không đầy đủ, bỏ sót nhiều nguồn tin và suy đến cùng là bỏ lọt tội phạm.

Điều 103 BLTTHS quy định trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết của CQĐT

đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của VKS. Điều luật này đã phân định rõ nhiệm vụ giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố của CQĐT với nhiệm vụ kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố của VKS. Tuy nhiên, điều luật này chưa quy định cụ thể về trách nhiệm của CQĐT trong việc thông báo đầy đủ các tin báo tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố mà mình tiếp nhận cho VKS và không quy định các quyền năng pháp lý cụ thể và cần thiết để VKS có thể thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm sát tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Bên cạnh đó các quy định của pháp luật trong giai đoạn khởi tố chưa có quy định về việc VKS đề ra các yêu cầu xác minh hoặc trực tiếp tiến hành một số hoạt động xác minh để làm rõ có hay không hành vi phạm tội.

Chưa có chế tài để xử lý những vi phạm trong trường hơp khi kết thúc thời hạn kiểm tra, xác minh các tin tức về tội phạm thấy không có dấu hiệu của tội phạm nhưng CQĐT không ra quyết định khởi tố vụ án hình sự theo đúng quy định.

Bên cạnh đó thời hạn giải quyết tin báo tố giác tội phạm trong điều luật này là chưa phù hợp dẫn đến vi phạm thời hạn giải quyết hoặc lạm dụng thời hạn giải quyết đối với những việc đơn giản.

Số lượng tin báo, tố giác về tội phạm được gửi đến cơ quan Công an các cấp rất nhiều, nhưng CQĐT không thể đủ khả năng để tiến hành kiểm tra, xác minh hết được cùng một lúc, một thời điểm. Từ đó có tình trạng bỏ sót hoặc xác minh nguồn tin qua loa, sơ sài. Thêm vào đó là tính phức tạp của nội dung tin báo, nhất là tin về tham nhũng và các tội phạm kinh tế, chức vụ. Có những tin báo, tố giác về tội phạm phải xác minh kéo dài hàng năm mà không phải hai tháng như luật định. Điều này dẫn đến tình trạng các CQĐT lựa chọn những tin nào dễ hơn thì làm trước và tin nào khó thì làm sau hoặc loại bỏ những tin phức tạp không tiến hành thẩm tra xác minh. Do vậy dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm rất khó kiểm soát được

Điều 104 BLTTHS quy định VKS chỉ được ra quyết định khởi tố vụ án hình

quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Trên thực tế có nhiều trường hợp vụ việc có dấu hiệu tội phạm cần được khởi tố điều tra, nhưng vì những lý do khác nhau, CQĐT không ra quyết định khởi tố và cũng không ra quyết định không khởi tố vụ án thì VKS không thể ra quyết định khởi tố vụ án để yêu cầu điều tra mà chỉ có thể ra văn bản yêu cầu khởi tố vụ án (theo quy định tại Điều 114 BLTTHS yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của VKS).

*) Về tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của VKS trong khởi tố vụ án hình sự

Trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự nhiều khi KSV chưa nhận thức được vai trò THQCT của VKS mà chỉ chú trọng đến chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong khởi tố vụ án hình sự, vì vậy chức năng công tố không tạo được dấu ấn. Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật nhiều chưa sát sao, còn hời hợt, thụ động, phụ thuộc, ỷ lại nhiều vào kết quả của CQĐT nên không kịp thời phát hiện ra các vi phạm pháp luật của CQĐT trong giai đoạn khởi tố vụ án, không khẳng định được đúng vai trò của mình.

Công tác hướng dẫn chỉ đạo VKS cấp trên đối với VKS cấp dưới có lúc có nơi chưa thực hiện nghiêm túc. Việc tổ chức rút kinh nghiệm và kiểm điểm đối với cán bộ đã xảy ra thiếu sót trong việc thực hiện chức năng nhiệm của ngành chưa được các đơn vị quan tâm và thực hiện có hiệu quả.

Ngoài ra, trong quan hệ phối hợp giải quyết án hình sự với CQĐT còn chưa tốt, biểu hiện của tư tưởng ngại va chạm. Do có các tư tưởng này nên công tác tập hợp vi phạm kiến nghị vi phạm vi phạm của CQĐT cũng chưa được tiến hành thường xuyên nghiêm túc.

Thực tế hiện nay, các VKS địa phương đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy địa phương, do bị phụ thuộc như vậy nên VKS một số nơi đã không thể phát huy được vai trò của mình. Bên cạnh đó, trong mối quan hệ với CQĐT cũng có mâu thuẫn, xét về khía cạnh địa vị pháp lý trong TTHS Viện trưởng VKS có quyền mang tính chế ước đối với Thủ trưởng CQĐT cùng cấp, nhưng về vị thế chính trị trong cấp ủy địa phương thì Thủ trưởng CQĐT luôn có vị thế cao hơn (ủy viên thường vụ).

Chính điều này là một yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng VKS không phát huy được chức năng chế ước CQĐT, dẫn đến hoạt động của VKS nhiều khi chỉ mang tính hình thức, xuôi chiều theo CQĐT.

Về công tác cán bộ: Tình hình tội phạm ngày càng diễn biến phức tạp, quy mô tính chất mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, số lượng các vụ án hình sư xảy ra nhiều và có chiều hướng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước, đáp ứng với công tác đấu tranh chống tội phạm trong tình mới đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ vững về tư tưởng đạo đức chính trị, giỏi về chuyên môn nhiệm vụ, nhưng Ngành kiểm sát Hải Dương cán bộ trẻ còn nhiều, kinh nghiệm giải quyết án còn hạn chế, nhiều KSV có tinh thần trách nhiệm chưa cao, các quy trình nghiệp vụ không được coi trọng và thực hiện đúng quy định. Một số KSV chưa nhận thức đầy đủ, đúng vị trí vai trò, thẩm quyền của VKS trong hoạt động TTHS nói chung cũng như hoạt động THQCT và kiểm sát việc giải quyết các vụ án hình sự trong giai đoạn khởi tố nói riêng.

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 45 - 48)