Bản chất của tố tụng hình sự ở nước ta hiện nay và sự khác biệt giữa tố tụng hình sự với các loại hình tố tụng khác

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 25 - 26)

giữa tố tụng hình sự với các loại hình tố tụng khác

Bản chất của TTHS ở nước ta hiện nay là toàn bộ hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, các cá nhân, cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, góp phần vào giải quyết vụ án hình sự được chính xác, công minh, kịp thời, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Như vậy, TTHS cũng giống như các loại hình tố tụng khác như tố tụng hành chính, tố tụng dân sự, TTHS có những điểm chung đó là trình tự thủ tục do pháp luật quy định để việc giải quyết một vụ án (hình sự, dân sự, hành chính). Hoạt động của các chủ thể tiến hành trong quá trình giải quyết một vụ án được gọi là hoạt động tố tụng. Trong quan hệ tố tụng, chủ thể tiến hành tố tụng là Tòa án có quyền nhân danh Nhà nước, sử dụng quyền lực Nhà nước áp dụng pháp luật để giải quyết một tranh chấp trên một lĩnh vực nhất định theo thẩm quyền. Trọng tâm của tố tụng là hoạt động xét xử do Tòa án thực hiện.

Tuy nhiên, mỗi một loại hình tố tụng có những đặc trưng riêng. TTHS khác biệt với các loại hình tố tụng khác ở những nội dung sau: TTHS là trình tự (quá trình) tiến hành giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật. TTHS bao gồm toàn bộ hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng (CQĐT, VKS, Tòa án), người tiến hành tố tụng (Điều tra viên, KSV, Thẩm phán, hội thẩm nhân dân và Thư ký phiên tòa), người tham gia tố tụng (bị can, bị cáo, người bào chữa...), của cá nhân, cơ quan nhà nước khác và tổ chức xã hội góp phần vào việc giải quyết vụ án theo quy định của BLTTHS”.

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w