Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự năm

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 65 - 66)

- THCT trong công tác kiểm sát tạm đình chỉ điều tra

3.1.1. Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự năm

Sự ra đời của BLTTHS năm 2003 cùng với một số văn bản TTHS khác đã đánh dấu sự phát triển của khoa học luật TTHS và ngành luật TTHS ở nước ta trong thời gian qua. Với tư cách là vũ khí đấu tranh phòng chống tội phạm, BLTTHS đã luôn là một bảo đảm cho thắng lợi trên mặt trận đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực trong đó có tội phạm, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, ta thấy BLTTHS năm 2003 có một số quy định chưa được phù hợp và đáp ứng được những nhu cầu của công cuộc đổi mới đặt ra hiện nay. Từ thực tiễn thi hành BLTTHS hơn 10 năm qua thấy rằng, cách thức tổ chức bộ máy của một vài cơ quan tiến hành tố tụng còn có những điểm bất cập, địa vị pháp lý của các cơ quan và những người tiến hành tố tụng chưa thực sự tạo ra những điều kiện cần thiết bảo đảm cho TTHS tiến hành được nhanh chóng và hiệu quả, thậm chí một số quy định khó thực hiện hoặc gây trở ngại cho hoạt động của những cơ quan, những người được giao nhiệm vụ thực hiện một hoạt động hoặc hành vi tố tụng nào đó.

Chính vì vậy, sửa đổi, bổ sung BLTTHS năm 2003 là nhiệm vụ có tính cấp bách hiện nay. Bởi vì, nếu có được một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, đầy đủ, cụ thể để áp dụng thì sẽ nâng cao hiệu quả của việc áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong thực thi nhiệm vụ. Luật tổ chức VKSND năm 2014 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 1-6-2015. Về hệ thống VKSND quy định tại Điều 40 của Luật tổ chức

VKSND năm 2014 gồm: VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, VKSND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương và VKSND quân sự các cấp. Đồng thời quy định về những nhiệm vụ, quyền hạn mới của VKSND trong THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp cụ thể là các điểm b,c,e và g khoản 3 Điều 3, khoản 4 Điều 12 và thẩm quyền cơ quan điều tra VKSND tối cao, cơ quan điều tra VKS quân sự trung ương Điều 20 Luật tổ chức VKSND năm 2014. Tuy nhiên, BLTTHS năm 2003 hiện nay đang trong giai đoạn sửa đổi, bổ sung và chưa được Quốc hội thông qua và chưa có hiệu lực thi hành thì vẫn thực hiện theo quy định của BLTTHS hiện hành dẫn đến sự không đồng bộ giữa Luật tổ chức VKSND năm 2014 với BLTTHS năm 2003, chưa được phù hợp với địa vị pháp lý của VKSND trong TTHS phần nào làm ảnh hưởng đến chức năng THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w