Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát trong hoạt động khởi tố vụ án hình sự

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 26 - 30)

*) Địa vị pháp lý của VKS trong THQCT khởi tố vụ án hình sự

BLTTHS năm 2003 (Điều 109) quy định: “ VKS THQCT, kiểm sát việc tuân

theo pháp luật trong việc khởi tố vụ án hình sự bảo đảm mọi tội phạm được phát hiện đều phải được khởi tố, việc khởi tố vụ án có căn cứ và hợp pháp”[33, tr86].

Chức năng THQCT của VKS trong khởi tố vụ án hình sự được thể hiện qua hoạt động pháp lý độc lập liên quan trực tiếp đến tội phạm, chức năng này được thể hiện qua các hoạt động cụ thể:

- Trực tiếp khởi tố vụ án hình sự;

- Yêu cầu CQĐT khởi tố vụ án hoặc thay đổi, bổ sung;

- Một số hoạt động khác như: Hủy bỏ các quyết định khởi tố vụ án hoặc không khởi tố vụ án không có căn cứ, trái pháp luật của CQĐT và các cơ khác có thẩm quyền; Quyết định áp dụng thay đổi hủy bỏ biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp, khám xét, tạm giữ.

+ Trong hoạt động trực tiếp khởi tố vụ án hình sự

Điều 36, 104 và 109 BLTTHS năm 2003 quy định, VKS chỉ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự khi VKS quyết định hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án của CQĐT và trong trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án. Như vậy về thẩm quyền trực tiếp ra quyết định khởi tố vụ án của VKS theo quy định của BLTTHS năm 2003 thì VKS chỉ được ra quyết định khởi tố vụ án trong 2 trường hợp.

+Yêu cầu CQĐT khởi tố vụ án hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án

BLTTHS năm 2003 quy định: khi THQCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với các vụ án hình sự, VKS yêu cầu CQĐT khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 36 BLTTHS.

Điều 106 BLTTHS năm 2003 quy định: “Khi có căn cứ xác định tội phạm đã

khởi tố không đúng với hành vi phạm tội xảy ra hoặc còn có tội phạm khác thì CQĐT, VKS ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự”[33, tr84].

Như vậy luật quy định chỉ có CQĐT và VKS mới có thẩm quyền thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự. Nếu thấy quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự của CQĐT chưa đủ căn cứ hoặc không có căn cứ thì VKS có văn bản yêu cầu CQĐT bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc ra quyết định hủy bỏ; nếu CQĐT không nhất trí và rõ ràng việc thay đổi, bổ sung này không co căn cứ thì VKS căn cứ khoản 5 Điều 112 của BLTTHS ra quyết định hủy bỏ. Trường hợp có căn cứ thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, VKS có văn bản yêu cầu CQĐT ra quyết định; nếu đã yêu cầu mà cơ quan điều tra không nhất trí thì VKS ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định phải gửi cho CQĐT đề tiến hành điều tra theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 106 BLTTHS.

+ Một số hoạt động cụ thể khác

Trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự chức năng THQCT còn được biểu hiện qua một số hoạt động như: hủy bỏ các quyết định không có căn cứ, trái pháp luật của CQĐT và các cơ khác có thẩm quyền khởi tố vụ án trừ Hội đồng xét xử. Khoản 2 Điều 109 BLTTHS quy định về thẩm quyền hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hoặc không khởi tố vụ án của VKS. VKS quyết định hủy bỏ, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự của CQĐT không có căn cứ, theo quy định tại khoản 5 Điều 112 BLTTHS.

Quyết định áp dụng thay đổi hủy bỏ biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp, khám xét, tạm giữ. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong TTHS như: Bắt, tạm giữ, tạm giam... là những hoạt động nhằm đảm bảo việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, những việc này liên quan trực tiếp đến việc THQCT của VKS

*) Địa vị pháp lý của VKS trong kiểm sát tuân theo pháp luật khởi tố vụ án hình sự

Địa vị pháp lý của VKS trong kiểm sát tuân theo pháp luật khởi tố vụ án hình sự được thể hiện qua những hoạt động kiểm sát cụ thể sau: Kiểm sát việc tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác tội phạm; Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi;

Kiểm sát hoạt động bắt người trong trường hợp khẩn cấp, việc áp dụng biện pháp tạm giữ, khám xét; Kiểm sát quyết định khởi tố và quyết định không khởi tố vụ án hình sự, thay đổi quyết định bổ sung khởi tố vụ án.

+ Kiểm sát việc tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác tội phạm

Điều 103 BLTTHS năm 2003 đã quy định rõ ràng và đầy đủ nhiệm vụ giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố của VKS. Khi kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố của CQĐT, VKS tập trung kiểm sát các hoạt động sau: kiểm sát việc tiếp nhận có đầy đủ không, sau khi tiếp nhận có chuyển ngay cho CQĐT có thẩm quyền giải quyết không; Kiểm sát việc phân loại để thụ lý nhằm xem xét việc sau khi tiếp nhận CQĐT đã kịp thời nghiên cứu nội dung để phân loại hay chưa,việc thụ lý có đầy đủ và đúng thẩm quyền không; Kiểm sát về thời hạn giải quyết mà CQĐT áp dụng khi tiến hành các hoạt động điều tra, xác minh có đúng theo quy định của pháp luật TTHS hay không, cụ thể: Về thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm Khoản 2 điều 103 BLTTHS năm 2003.

+ Kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi

Là những hoạt động điều tra nhưng rất nhiều trường hợp các hoạt động này được tiến hành trước khi khởi tố, bởi vì qua kết quả khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi mới lấy được cơ sở làm căn cứ xác định dấu hiệu của phạm tội để quyết định khởi tố vụ án hình sự. Tại Khoản 2 Điều 150 và Điều 151 BLTTHS năm 2003 quy định: Khám nghiệm hiện trường có thể tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự. Trước khi tiến hành khám nghiệm, điều tra viên phải báo cho VKS cùng cấp biết...

+ Kiểm sát hoạt động bắt người trong trường hợp khẩn cấp, việc áp dụng biện pháp tạm giữ, khám xét

Trước khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự, ngoài việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi còn một số hoạt động sẽ có thể được tiến hành như bắt khẩn cấp, tạm giữ, khám xét. VKS thực hiện việc kiểm sát chặt chẽ tính có căn cứ và các hoạt động kịp thời phát hiện vi phạm và yêu cầu CQĐT khắc phục.

+ Kiểm sát quyết định khởi tố và quyết định không khởi tố vụ án hình sự, thay đổi quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự:

Pháp luật TTHS Việt Nam quy định chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố vụ án hình sự của VKS cụ thể tại Điều 109 BLTTHS năm 2003.

Tính có căn cứ là một nội dung cơ bản mà hoạt động kiểm sát khởi tố hướng tới. Thông qua hoạt động kiểm sát việc khởi tố xét thấy quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự của CQĐT không có căn cứ thì VKS có quyền ra quyết định hủy bỏ các quyết định nói trên.

Nội dung thứ hai mà VKS cần phải xem xét khi thực hiện chức năng kiểm sát việc khởi tố là thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án, quyết định không khởi tố vụ án hình sự, nội dung và hình thức của quyết định đó đã đúng theo quy định của BLTTHS chưa ... nếu qua kiểm sát phát hiện có những vi phạm về thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thì yêu cầu cơ quan ra quyết định đó có biện pháp khắc phục.

Đối với quyết định khởi tố vụ án hình sự: Qua hoạt động kiểm sát nếu thấy quyết định khởi tố vụ án có căn cứ và hợp pháp thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã khởi tố biết, nếu chưa rõ căn cứ thì yêu cầu cơ quan đã khởi tố bổ sung tài liệu, chứng cứ làm rõ căn cứ khởi tố. Nếu thấy quyết định khởi tố vụ án hình sự rõ ràng là không có căn cứ thì ra văn bản yêu cầu cơ quan đã khởi tố ra quyết định hủy bỏ nếu cơ quan đã khởi tố không nhất trí thì ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án.

Đối với việc thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự: Nếu thấy tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội hoặc còn có tội phạm khác chưa được khởi tố thì yêu cầu cơ quan đã khởi tố ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án, nếu cơ quan đã khởi tố không nhất trí thì ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự. Nếu thấy quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự của cơ quan đã ra quyết định không có căn cứ thì yêu cầu cơ quan đó quyết định hoặc trực tiếp ra quyết định hủy bỏ quyết định đó.

Đối với quyết định không khởi tố vụ án hình sự: BLTTHS năm 2003 đã quy định tại Điều 108 “..Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ

quyết định khởi tố vụ án hình sự và các tài liệu liên quan phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định..”[33, tr 85-86]

Qua hoạt động kiểm sát nếu thấy quyết định không khởi tố vụ án hình sự của cơ quan đã khởi tố có căn cứ thì thông báo cho cơ quan đó biết; nếu chưa rõ căn cứ thì yêu cầu các cơ quan này bổ sung tài liệu, chứng cứ để làm rõ.

Nếu thấy quyết định không khởi tố vụ án hình sự của CQĐT không có căn cứ thì yêu cầu CQĐT hủy bỏ và ra quyết định khởi tố vụ án hoặc ra quyết định hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án và ra quyết định khởi tố vụ án và gửi cho CQĐT để tiến hành điều tra. Nếu thấy quyết định không khởi tố vụ án hình sự của CQĐT giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không có căn cứ thì ra quyết định hủy bỏ quyết định này và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự; đồng thời yêu cầu CQĐTđã ra quyết định không khởi tố vụ án chuyển toàn bộ tài liệu có liên quan cho CQĐT có thẩm quyền để tiến hành điều tra.

Đối với quyết định không khởi tố vụ án và yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử:

Sau khi kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của quyết định khởi tố đó, nếu quyết định khởi tố vụ án hình sự có căn cứ thì chuyển quyết định khởi tố vụ án hình sự kèm theo các tài liệu có liên quan cho CQĐT có thẩm quyền để tiến hành điều tra. Nếu quyết định khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ thì kháng nghị lên Tòa án cấp trên. Còn đối với yêu cầu khởi tố, nếu thấy yêu cầu khởi tố vụ án của Hội đồng xét xử căn cứ thì ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và chuyển ngay quyết định

đó kèm theo các tài liệu có liên quan đến CQĐT có thẩm quyền để tiến hành điều tra. Nếu yêu cầu khởi tố vụ án của Hội đồng xét xử không có căn cứ thì ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự và gửi ngay quyết định đó cho Tòa án nơi Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố. Thời hạn để thực hiện hoạt động này là ba ngày kể từ khi nhận được các quyết định khởi tố vụ án hoặc yêu cầu khởi tố.

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 26 - 30)