- Điều 104 BLTTHS năm 2003 quy định: quyết định khởi tố vụ án hình sự phải ghi rõ thời gian, căn cứ khởi tố, điều, khoản của BLHS áp dụng Cần sửa đổ
3.2.4. Nâng cao địa vị pháp lý của Viện kiểm sát trong thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự
công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự
+ Trước tiên, cần nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV tại phiên tòa bảo đảm việc tranh tụng dân chủ, đúng pháp luật, luận tội có sức thuyết phục là cơ sở quan trọng cho việc phán quyết của Tòa án đúng pháp luật. Do vậy, KSV phải vận dụng các hiểu biết của mình để chứng minh bị cáo đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm mà BLHS đã quy định là tội phạm trong đó xác định vai trò của bị cáo, mức độ nguy hiểm của hành vi do bị cáo đã thực hiện. Đồng thời KSV không ngừng nâng cao trình độ phải có hiều biết sâu rộng để đối đáp các vấn đề mà luật sư, người tham gia tố tụng đặt ra trong phần tranh luận và khi đó KSV phải dùng lập luận thuyết phục để bảo vệ quan điểm truy tố của VKS là có cơ sở, đúng pháp luật.
+ Nâng cao chất lượng kháng nghị của VKS trong việc bảo đảm không làm người vô tội, không bỏ lọt tội phạm. Trong quá trình xét xử hoặc qua nghiên cứu bản án mà Tòa án đã tuyên thì VKSND kịp thời đã phát hiện những sai sót của Tòa án để kháng nghị nhất là các vụ án mà Tòa án tuyên không phạm tội, hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, thậm trí phát hiện thấy bản thân mình là cơ quan đã truy tố oan và Tòa án đã xét xử theo quan điểm của VKS thì tất cả các trường hợp đó VKS cấp trên phải kịp thời kháng nghị để xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm hoạc tái thẩm tránh tình trạng sợ sửa sai, sợ trách nhiệm mà bao che, bao biện không kháng nghị dẫn đến làm oan người vô tội, điều này đã trực tiếp vi phạm pháp luật là giảm lòng tin của nhân dân đối với cơ quan bảo vệ pháp luật.
Kết luận chương 3
Những vấn đề lý luận về địa vị pháp lý của VKS trong TTHS và thực trạng về địa vị pháp lý của VKSND tỉnh Hải Dương đã được nghiên cứu và trình bày ở chương 1 và chương 2 của luận văn, từ cơ sở nghiên cứu đó làm rõ bản chất địa vị pháp lý của VKS trong TTHS. Trên cơ sở nghiên cứu phân tích, xem xét các quy định của BLTTHS năm 2003 về địa vị pháp lý của VKS trong TTHS, quy định của Bộ luật về cơ bản đã thực hiện tương đối tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ của VKS trong THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự. Tuy nhiên, từ thực tiễn áp dụng các quy định của BLTTHS trong quá trình tố tụng vẫn còn một số quy định của BLTTHS chưa thực sự phù hợp dẫn đến đã ảnh hưởng chất lượng, hiệu quả THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự của VKSND ở nước ta hiện nay nói chung và VKSND tỉnh Hải Dương nói riêng.
Để nâng cao địa vị pháp lý của VKS trong TTHS đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng như đảm bảo phù hợp với quy định của Hiến pháp 2013, BLTTHS cần được sửa đổi, bổ sung một cách khoa học, toàn diện, có hệ thống từ việc hoàn thiện các quy định về các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự; hoàn thiện địa vị pháp lý của các chủ thể quan hệ TTHS; hoàn thiện các quy định về khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trong TTHS, xây dựng cơ chế bảo đảm hiệu lực hiệu quả của pháp luật TTHS trong thực tiễn TTHS cùng với việc việc tăng cường giáo dục ý thức pháp luật TTHS, nâng cao năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của người tiến hành tố tụng đảm bảo bảo vệ vững chắc quyền con người.
KẾT LUẬN
- Từ những nghiên cứu có tính lý luận và những vấn đề thực tế đạt được ở trên tác giả cho rằng, việc nâng cao địa vị pháp lý của VKS trong TTHS ở nước ta giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết. Việc nhận thức đầy đủ và đúng đắn địa vị pháp lý của VKS trong TTHS có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của KSV; góp phần vào cuộc đấu tranh chống tội phạm và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Qua đó các cơ quan nhà nước và nhân dân hiểu rõ về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ của VKS, giúp cơ quan này đóng góp tích cực hơn, có hiệu quả hơn trong đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
- Mặc dù pháp luật TTHS đã quy định về địa vị pháp lý của VKS trong BLTTHS năm 2003 nhưng những quy định này chưa được chặt chẽ, rõ ràng và đầy đủ nên trong thực tế vẫn còn nhiều bất cập. Do vậy Luận văn đã tổng quan được những vấn đề lý luận có liên quan. Đặc biệt, luận văn đã làm rõ những vấn đề về địa vị pháp lý của VKS trong TTHS.
- Qua phân tích được thực trạng hoạt động THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giải quyết các vụ án hình sự trong 5 năm gần đây (2010 - 2014) của VKSND tỉnh Hải Dương, đề tài cũng đã phần nào làm rõ những vấn đề về địa vị pháp lý của VKS trong tố tụng hình sự của VKSND tỉnh Hải Dương. Từ đó, nêu được những kết quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc, phân tích nguyên nhân hạn chế, của hệ thống pháp luật về địa vị pháp lý của VKStrong quá trình tố tụng.
- Bằng sự khái quát tác giả đưa ra các giải pháp vừa mang tính hệ thống, định hướng vừa cụ thể nhằm mục đích phân định và nâng cao vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ của VKS đối với việc THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp các vụ án hình sự. Tác giả hy vọng được đóng góp một phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện các quy định của pháp luật TTHS nói chung và BLTTHS năm 2003 nói riêng, đặc biệt là về địa vị pháp lý của VKStrong quá trình TTHS.