Những hạn chế, vướng mắc

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 55 - 58)

- THCT trong công tác kiểm sát tạm đình chỉ điều tra

2.3.2. Những hạn chế, vướng mắc

Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì trong hoạt động truy tố vụ án hình sự của VKSND tỉnh Hải Dương còn bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc:

- Những hạn chế trong việc THQCT

+ Những hạn chế vướng mắc trong việc ra quyết định trong giai đoạn quyết định việc truy tố cụ thể với từng loại quyết định như sau: Về nội dung bản cáo trạng (Điều167 BLTTHS): Quy định phải nêu về phần nhân thân của bị can, nhân thân có thể hiểu là lý lịch tư pháp của bị can. Việc xác định nhân thân của bị can là điều cần thiết để phục vụ cho việc thực hiện nguyên tắc cá thể hóa hình phạt. Trong thực tế

đã có những bị can trong suốt quá trình điều tra không thể xác định được nhân thân của bị can đó gây khó khăn cho việc truy tố của VKS. BLTTHS không quy định về trường hợp nếu không xác định được nhân thân bị can thì giải quyết thế nào vì vậy việc ra cáo trạng gặp khó khăn. Vướng mắc này trên thực tế hiện dẫn đến hai quan điểm áp dụng khác nhau: quan điểm thứ nhất thì cho rằng cần trả hồ sơ để điều tra bổ sung; quan điểm thứ hai thì cho rằng nên áp dụng nhân thân mới nhất của bị can có thể xác định được. Chúng tôi nhất trí với quan điểm thứ hai đó là nên áp dụng nhân thân mới nhất của bị can vì nếu có trả hồ sơ thì cũng không thể xác định được vì vậy mà tiến hành trả hồ sơ chỉ làm kéo dài thêm quá trình tố tụng gây bất lợi cho bị can.

+ Về việc ra quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án của VKS trong giai đoạn quyết định việc truy tố, khi các căn cứ để đình chỉ hoặc tạm đình chỉ không còn, việc phục hồi vụ án để tiếp tục truy tố là cần thiết và bắt buộc. Trong giai đoạn truy tố BLTTHS chưa đưa ra một cơ sơ pháp lý cụ thể để phục vụ cho việc VKS phục hồi vụ án hoặc vụ án đối với bị can trong giai đoạn này. Tại Điều 36 BLTTHS không quy định quyền phục hồi vụ án cho VKS, tại Điều 169 BLTTHS không đề cập đến việc phục hồi vụ án. Như vậy, cả căn cứ pháp lý cũng như biện pháp thực hiện BLTTHS cơ quan nào có thể ban hành quyết định phục hồi vụ án trong giai đoạn truy tố thay cho VKS.

2.1.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc

Như vậy, các quy định của pháp luật còn thiếu, việc hoàn thiện pháp luật còn chưa theo kịp sự phát triển của tình hình diễn biến tội phạm cũng như sự phát triển của xã hội. Việc không kịp bổ sung, thay đổi thêm các chế định để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn sẽ khiến cho VKS khó khăn trong việc thực thi thẩm quyền truy tố của mình. Hơn thế nữa sẽ ảnh hưởng tới quá trình xử lý tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng và xử lý các hành vi phạm tội. Có những vấn đề bất cập cần sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan liên ngành ở Trung ương, đến nay vẫn chưa có kết quả. Chính những bất cập này là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả hoạt động truy tố của VKSND tỉnh Hải Dương trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 55 - 58)