Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát trong hoạt động truy tố từ thực tiễn tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 54 - 55)

- THCT trong công tác kiểm sát tạm đình chỉ điều tra

2.3. Địa vị pháp lý của Viện kiểm sát trong hoạt động truy tố từ thực tiễn tỉnh Hải Dương

tỉnh Hải Dương

2.3.1. Những kết quả đạt được

Bảng 2.3: Tình hình VKS tỉnh Hải Dương THQCT trong hoạt động truy tố vụ án hình sự (Từ năm 2010 - 2014)

THQCT trong hoạt động truy tố 201 0 2011 201 2 201 3 2014 Số vụ án VKS truy tố 823 819 938 919 914 Số bị can VKS truy tố 141 8 1614 190 9 1702 1765 Số vụ án VKS đình chỉ điều tra 5 10 6 9 3

Số bị can đình chỉ điều tra 7 11 13 14 5

Số vụ án VKS tạm đình chỉ điều tra 0 6 2 2 3

Số bị can tạm đình chỉ điều tra 0 8 2 2 3

Nguồn: Báo cáo công tác kiểm sát của VKSND tỉnh Hải Dương (Từ năm 2010 - 2014).

Truy tố là công tác thể hiện rõ nhất quyền công tố của VKS trong các giai đoạn của vụ án hình sự. Truy tố là cơ sở để Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử và mở ra hoạt động tranh tụng công khai tại phiên tòa giữa bên buộc tội và bên gỡ tội. Khi đã đưa ra quyết định truy tố thì VKS phải khẳng định bị can có tội và đề nghị Tòa án xét xử bị can theo tội gì, theo điều khoản nào của BLHS. Để chất lượng truy tố đạt kết quả tốt, lãnh đạo VKSND tỉnh Hải Dương đã đặc biệt chú trọng chỉ đạo KSV làm công tác kiểm sát điều tra và THQCT xây dựng hồ sơ kiểm sát theo đúng Quyết định của Viện trưởng VKSNDTC, KSV phải đọc hồ sơ ít nhất 2 lần, lần thứ nhất khi hết ½ thời hạn điều tra, lần thứ hai trước khi hết thời hạn điều tra 10 ngày và báo cáo đề xuất lãnh đạo Viện tiến độ điều tra vụ án và kế hoạch điều tra tiếp theo, đồng thời lập phiếu yêu cầu điều tra gửi cho Điều tra viên thực hiện. Chính vì thế, phần lớn các vụ án hình sự đã giải quyết đều có căn cứ, đúng pháp luật, tránh tình trạng truy tố oan sai, bỏ lọt tội phạm cũng như hạn chế các trường

hợp phải ra hạn thời hạn điều tra. Kết quả trong 5 năm qua, từ năm 2010 đến năm 2014 cụ thể:

- Quyết định truy tố: VKSND tỉnh Hải Dương đã thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các KSV đã nghiên cứu kỹ hồ sơ, nắm chắc các tình tiết vụ án để tham mưu với lãnh đạo Viện ra quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ và nếu đủ căn cứ thì quyết định truy tố bị can ra trước Tòa án nhân dân bằng bản cáo trạng. Từ năm 2010 đến 2014, VKSND tỉnh Hải Dương đã truy tố 4413vụ/8408 bị can bằng cáo trạng trong đó lần lượt như sau: năm 2010 là 823vụ/1418 bị can, năm 2011 là 819vụ/1614 bị can, năm 2012 là 938vụ/1909 bị can, năm 2013 là 919 vụ/1702 bị can và năm 2014 là 914vụ/1765 bị can.

Hầu hết các vụ án đều được Tòa án xét xử theo tội danh mà VKS truy tố, không có trường hợp nào Tòa án tuyên bị cáo không phạm tội, chất lượng truy tố, chất lượng bản cáo trạng của VKS ngày càng được nâng cao. Về hình thức bản cáo trạng theo đúng mẫu hướng dẫn của VKSTC, nội dung thể hiện đầy đủ thời gian, địa điểm xảy ra tội phạm, động cơ, mục đích, thủ đoạn, hậu quả của tội phạm, những tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhân thân của bị can. Phần kết luận đã đánh giá được tội trạng của bị can theo khung, khoản và điều luật áp dụng. Trong 5 năm qua VKSND tỉnh Hải Dương đã phát huy tốt thẩm quyền của mình trong giai đoạn truy tố đối với các vụ án hình sự

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 54 - 55)