không, các thỏa thuận khác bằng văn bản giữa hai bên, Điều lệ vận chuyển, bảng
giá cước vận chuyển là tài liệu của hợp đồng vận chuyển hàng hóa”44. Mặc dù luật
không chỉ rõ hình thức của hợp đồng này. Tuy nhiên, có thể thấy các loại tài liệu của hợp đồng đều được lập thành dưới dạng văn bản cụ thể.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không phải được giao kết bằng văn bản theo quy định của pháp luật về hàng không Việt Nam.
2.2.3 Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không không
Vận chuyển hàng không nói chung và vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không nói riêng, đều là dịch vụ logistics liên quan đến vận tải. Vì vậy, hợp đồng được ký kết giữa các chủ thể liên quan đến lĩnh vực này cũng là hợp đồng dịch vụ logistics, trong đó có hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.
Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là việc vận chuyển một số lượng hoặc khối lượng hàng hóa nhất định từ nơi này đến nơi khác theo thỏa thuận và trả hàng hóa cho người có quyền nhận hàng. Điều này hoàn toàn khác biệt so với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa khác. Mặc dù trong tên gọi của hợp đồng luôn có hai từ “hàng hóa” và liên quan đến hàng hóa. Tuy nhiên, đối với hợp đồng mua bán hàng hóa thì đối tượng chính của hợp đồng là hàng hóa. Các bên tham gia đều quan tâm đến quyền sở hữu đối với hàng hóa đó. Ngược lại, đối với hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, đối tượng chính lại là công việc, cụ thể là việc vận chuyển hàng hóa đến đúng địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Bởi vì hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là hợp đồng dịch vụ nên đối tượng của hợp đồng này cũng phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật về đối tượng của hợp đồng dịch vụ. Theo nội dung này, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Đối tượng của hợp đồng dịch vụ phải là công
việc có thể thực hiện được, không bị pháp luật cấm, không trái đạo đức xã hội”45.
44 Khoản 2 Điều 128, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006.
GVHD: TS. Cao Nhất Linh 27 SVTH: Mai Thị Út
Các bên trong hợp đồng phải thỏa thuận cụ thể, chính xác về địa điểm mà người vận chuyển giao hàng hóa cho người có quyền nhận hàng, chẳng hạn như giao hàng tại cảng hàng không, sân bay hay một khu vực địa lý nhất định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người vận chuyển, hạn chế phát sinh tranh chấp.
Khi giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, các chủ thể tham gia cần lưu ý đến loại hàng hóa có nhu cầu vận chuyển và phải đảm bảo rằng hàng hóa đó không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ bị cấm kinh doanh theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh và kinh doanh có điều kiện. Ví dụ như các chất ma túy, hóa chất độc hại,… Bởi vì, việc vận chuyển những loại hàng hóa này cũng là thực hiện công việc mà pháp luật cấm. Tương tự như các giao dịch dân sự khác, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không cũng sẽ bị vô hiệu nếu đối tượng của hợp đồng là công việc bị pháp luật cấm hoặc trái đạo đức xã hội.
2.2.4 Nội dung của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Khi nói đến nội dung của hợp đồng chính là nói đến các điều kiện mà các bên đề ra khi ký kết hợp đồng và đã đạt được sự đồng thuận của các chủ thể tham gia. Các điều kiện trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không được thể hiện trong hai loại văn bản, đó là chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không và Điều lệ vận chuyển.
2.2.4.1 Chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng, việc đã tiếp nhận hàng hóa và các điều kiện của hợp đồng. Chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không có thể là vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hóa. Tuy nhiên, trong vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không thường chỉ sử dụng vận đơn hàng không. Bởi vì, theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, vận đơn hàng không phải được sử dụng
khi vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không46. Tuy nhiên, trong một số trường
hợp nhất định, biên lai hàng hóa có thể được sử dụng thay cho vận đơn hàng không47.
46 Khoản 2 Điều 129, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006.
47 Khoản 2 Điều 129, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 quy định: “Trong trường hợp phương tiện lưu giữ thông tin về vận chuyển hàng hóa được sử dụng thay thế cho việc xuất vận đơn hàng không thì
GVHD: TS. Cao Nhất Linh 28 SVTH: Mai Thị Út
Chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không chỉ xác định các điều kiện có tính chất cá biệt trong một hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.
Theo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006, vận đơn hàng không và biên lai hàng hóa bao gồm những nội dung sau48:
- Địa điểm xuất phát và địa điểm đến;
- Địa điểm dừng thỏa thuận trong trường hợp vận chuyển có địa điểm xuất phát, địa điểm đến ở lãnh thổ của cùng một quốc gia và có một hoặc nhiều địa điểm dừng thỏa thuận ở lãnh thổ của quốc gia khác;
- Trọng lượng hàng hóa, loại hàng hóa.