Một trong những nội dung quan trọng trong hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường hàng không, đó là thỏa thuận về giá cước vận tải.
Giá cước vận tải hàng hóa bằng đường hàng không là số tiền thù lao mà người thuê vận tải trả cho người vận tải theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.
Về nguyên tắc, giá cước vận tải hàng hóa bằng đường hàng không nội địa được xác định: “trên cơ sở chi phí hợp lý, phù hợp với chất lượng dịch vụ, tình hình cung cầu, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và phù hợp
với mức giá trung bình của cùng loại dịch vụ trong khu vực ASEAN”51
Thứ nhất, doanh nghiệp vận tải hàng không phải tính toán chi phí hợp lý. Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, có nhiều khoản chi phát sinh như tiền thuê nhân công, tiền mua nhiên liệu, bảo trì và sửa chữa phương tiện vận tải,…Doanh nghiệp kinh doanh vận tải cần phải có sự cân đối giữa các khoản chi để đưa ra giá cước phù hợp, vừa đảm bảo lợi nhuận, vừa thu hút khách hàng.
Thứ hai, doanh nghiệp vận tải hàng không phải đảm bảo chất lượng
dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường hàng không được xác định dựa trên các tiêu
chí như: khối lượng hàng hóa có thể vận tải, khả năng bảo đảm ít xảy ra tổn thất hàng hóa nhất, thời gian vận tải, tốc độ vận tải,…Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải có chất lượng càng cao thì càng thu hút được khách hàng và dĩ nhiên, giá cước vận chuyển cũng cao hơn.
Thứ ba, giá cước vận tải phải dựa trên tình hình cung cầu. Đây là một
trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá cước vận chuyển. Doanh nghiệp phải nghiên cứu tình hình phát triển về số lượng tàu bay, nhất là tàu bay mới được đầu tư và nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không trên thị trường, hai yếu tố này luôn chi phối lẫn nhau. Khi nguồn cung vận tải tăng đi đôi với sự tăng
51 Điểm 2.1 khoản 2 mục II, Thông tư liên tịch số 103/2008/TTLT-BTC-BGTVT hướng dẫn về quản lý giá cước vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam.
GVHD: TS. Cao Nhất Linh 30 SVTH: Mai Thị Út
nhanh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa sẽ giữ cho giá cước vận chuyển được ổn định. Tuy nhiên khi có sự biến động trái chiều giữa nguồn cung và nhu cầu vận tải thì giá cước sẽ có sự thay đổi rõ rệt. Chẳng hạn, khi nguồn cung tăng, nhu cầu không tăng, thậm chí giảm sút, sẽ dẫn đến tình trạng “thừa cung trọng tải”, giá cước vận tải cũng sẽ giảm theo. Ngược lại, giá cước vận tải sẽ tăng nhanh, đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Thứ tư, doanh nghiệp vận tải cần điều chỉnh giá cước phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Dựa trên xu hướng phát triển của khu vực, thế giới và tình hình trong nước vào từng thời kỳ, Nhà nước sẽ có những chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp. Khi chính sách đó khuyến khích và tạo điều kiện