lãnh thổ Việt Nam
Thứ nhất, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ ngành hàng không. Đẩy nhanh tiến
độ hoàn thành các dự án theo Quy hoạch phát triển toàn ngành trên cơ sở bảo đảm chất lượng công trình. Mặt khác, cần trang bị thêm các thiết bị hiện đại phục vụ tại các cảng hàng không quốc tế và nội địa, đảm bảo khả năng tiếp nhận máy bay trong mọi điều kiện thời tiết. Bổ sung nhiều tàu bay mới, hiện đại vào đội tàu bay của toàn ngành, trong đó tăng tỉ lệ các tàu bay sở hữu.
Thứ hai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao, trước hết phải có biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam. Bên cạnh đó, mở rộng và phát triển các cơ sở đào tạo hàng không, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, có chế độ ưu đãi đối với các đối tượng lao động tại các cảng hàng không nội địa, vùng sâu, vùng xa, hải đảo.
Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật kết hợp với việc
tiếp tục cải cách hành chính, nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ, hoàn chỉnh, phù
hợp với yêu cầu hội nhập của đất nước, xu thế phát triển, nhu cầu quản lý các hoạt động ngày càng đa dạng trong tình hình mới. Đồng thời, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa các doanh nghiệp vận tải hàng không.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp vận tải hàng không với mục đích xây dựng các doanh nghiệp đủ mạnh để có thể hội nhập và cạnh tranh trong khu vực và thế giới. Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Khuyến khích thành lập các hãng hàng không mới với sự tham gia góp vốn từ mọi thành phần kinh tế trong nước, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Mặt khác, các doanh nghiệp vận tải hàng không cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau để tạo sức mạnh cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.
GVHD: TS. Cao Nhất Linh 56 SVTH: Mai Thị Út
Bên cạnh đó, vận tải hàng không cần phải có sự kết hợp với các loại hình vận tải khác như đường bộ, đường biển,…để phát triển vận tải đa phương thức, nhằm phát huy tối đa mọi nguồn lực sẵn có, thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước
Thứ năm, cần có các biện pháp huy động vốn hiệu quả. Như đã đề cập, nguồn
vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông hàng không chủ yếu từ ngân sách nhà nước. Nguồn vốn đầu tư cho đội máy bay, phát triển công nghiệp hàng không, các cơ sở dịch vụ đồng bộ... do các doanh nghiệp tự huy động. Tuy nhiên, những nguồn vốn này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng cao của toàn ngành. Vì vậy, giải pháp huy động vốn đầu tư cho vận tải hàng không nói