Những trường hợp không được hưởng giới hạn trách nhiệm bồi thường

Một phần của tài liệu pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong lãnh thổ việt nam (Trang 40 - 41)

2.5.2 Đơn vị tính mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Trọng lượng của kiện hàng hóa bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc bị vận chuyển chậm được sử dụng để xác định giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển81. Ví dụ: trường hợp kiện hàng hóa bị hư hỏng có trọng lượng 200 kg thì mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển là 200 x 17 đơn vị tính toán.

Trường hợp phần hàng hóa bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc vận chuyển chậm làm ảnh hưởng đến giá trị của các kiện hàng hóa khác trong cùng một vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hóa thì trọng lượng của toàn bộ các kiện hàng hóa được sử dụng để xác định giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển82. Ví dụ: trong một vận đơn hàng không ghi nhận có 4 kiện hàng hóa với tổng trọng lượng là 500 kg. Trong đó, có 1 kiện hàng trọng lượng 100 kg bị hư hỏng (do ẩm mốc) và lây lan sang các kiện hàng còn lại, làm cho các kiện hàng này cũng bị hư hỏng. Trường hợp này mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển là 500 x 17 đơn vị tính toán.

2.5.3 Những trường hợp không được hưởng giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại thường thiệt hại

Theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006: người vận chuyển không được hưởng giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hàng hóa bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc do vận chuyển chậm trong trường hợp người vận chuyển, nhân viên hoặc đại lý của người vận chuyển thực hiện hành vi gây thiệt hại một cách cố ý hoặc do sự cẩu thả nhưng với nhận thức rằng thiệt hại

80 Khoản 6 Điều 166, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006.

81 Khoản 3 Điều 166, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh 40 SVTH: Mai Thị Út

có thể xảy ra83. Đó là khi người vận chuyển biết rõ hành vi đó sẽ gây thiệt hại đối với hàng hóa nhưng vẫn tiếp tục thực hiện với mong muốn thiệt hại sẽ xảy ra hoặc đã biết sẽ có thiệt hại xảy ra nhưng lại dùng những biện pháp không đủ khả năng đề phòng và khắc phục.

Ví dụ: Ngày 12/11/2007, tại sân bay Nội Bài, Ngân hàng Techcombank gửi hai kiện hàng ngoại tệ theo đường hàng không từ Việt Nam sang Singapore theo chuyến bay mang số hiệu SQ-175. Một kiện nặng 20,6kg đựng 996.000 USD; một kiện nặng 13,9kg đựng 4.000 USD, 265.500 EUR cùng 14.998.000 JPY. Tất cả đều được đóng gói niêm phong.

Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng hóa Nội Bài tiếp nhận lô hàng gửi nói trên.Thời điểm này đúng vào ca trực của Lương Quang Thắng được giao nhiệm vụ làm nhân viên chấp nhận hàng của Đội Phục vụ hàng xuất thuộc Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng hóa Nội Bài.

Sau khi kiểm tra đầy đủ thủ tục và sau khi tiếp nhận hai kiện hàng, quan sát thấy không ai để ý, Thắng đã lấy một kiện hàng đóng gói số tiền 996.000 USD bê vào gian bên trong, nơi mà theo quy định là để xếp "hàng thất lạc" cất giấu chờ cơ hội thuận lợi sẽ chuyển số tiền trên ra ngoài.

Khi phát hiện kiện hàng bị mất, cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành điều tra, kiện hàng 996.000 USD đã được tìm thấy tại gian phòng bên trong nơi để "hàng thất

lạc" lúc 17h30' cùng ngày.

Lương Quang Thắng khai nhận hành vi phạm tội của mình và bị truy tố về tội thiếu

tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng84.

Trong trường hợp này, anh Thắng không được hưởng mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại vì đã có hành vi trộm cắp nhằm chiếm đoạt hàng hóa với lỗi cố ý. Khi đó, người vận chuyển buộc phải bồi thường thiệt hại tương ứng với số hàng hóa bị thiệt hại tại thời điểm yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Một phần của tài liệu pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong lãnh thổ việt nam (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)