Trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, người vận chuyển có nghĩa vụ chính là di chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác trong
67 Điều 132, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006.
68 Khoản 1 Điều 135, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006.
69 Điều 140, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006.
70 Khoản 12 Điều 3, Luật Thương mại năm 2005 quy định: “vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên..”
GVHD: TS. Cao Nhất Linh 36 SVTH: Mai Thị Út
một thời gian nhất định theo sự thỏa thuận và trả hàng hóa cho người có quyền nhận. Do đó, trách nhiệm của người vận chuyển phát sinh khi xảy ra mất mát, thiếu hụt, hoặc hư hỏng hàng hóa trong thời gian bảo quản của người vận chuyển.
Việc xác định thời gian bảo quản hàng hóa của người vận chuyển có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì, nó là cơ sở pháp lý xác định việc phân chia trách nhiệm giữa người vận chuyển và người gửi hàng. Đây được xem là căn cứ để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên.
Thời gian người vận chuyển bảo quản hàng hóa được tính từ thời điểm người gửi hàng giao hàng hóa cho người vận chuyển đến thời điểm người vận chuyển trả hàng hóa cho người có quyền nhận. Khoảng thời gian này không bao gồm quá trình vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sắt hoặc đường thủy nội địa được thực hiện ngoài cảng hàng không, sân bay71. Như vậy, có thể khẳng định rằng, người vận chuyển chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hàng hóa khi hàng hóa ở cảng hàng không, sân bay.
Khi hàng hóa đã được người vận chuyển tiếp nhận thì bất kỳ thiệt hại nào cũng được coi là kết quả của sự kiện xảy ra khi vận chuyển bằng đường hàng không mà không phụ thuộc vào phương tiện vận chuyển thực tế, trừ trường hợp người vận chuyển chứng minh được thiệt hại xảy ra trong giai đoạn vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sắt hoặc đường thủy nội địa72.
Trường hợp người vận chuyển thay thế một phần hoặc toàn bộ việc vận chuyển bằng đường hàng không bằng phương thức vận chuyển khác mà không được sự đồng ý của người gửi hàng thì việc vận chuyển bằng phương thức khác đó được coi là vận chuyển bằng đường hàng không73.
Người vận chuyển phải hoàn trả cho người gửi hàng cước phí vận chuyển đối với số hàng hóa bị thiệt hại74.
Về mức bồi thường thiệt hại của người vận chuyển đối với hàng hóa được tính như sau75:
71 Khoản 1 Điều 161, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006.
72 Khoản 3 Điều 161, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006.
73 Khoản 3 Điều 161, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006.
74 Khoản 4 Điều 161, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006.
GVHD: TS. Cao Nhất Linh 37 SVTH: Mai Thị Út
Nếu các bên có thỏa thuận thì áp dụng thỏa thuận đó, nhưng không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế;
Đối với hàng hóa đã được kê khai giá trị, người vận chuyển phải bồi thường theo mức giá trị đã kê khai. Tuy nhiên, nếu người vận chuyển chứng minh được giá trị kê khai cao hơn giá trị thực tế thì mức bồi thường được tính theo giá trị thiệt hại thực tế;
Đối với hàng hóa không kê khai giá trị thì mức bồi thường tính theo giá trị thiệt hại thực tế;
Trong trường hợp không xác định được giá trị hàng hóa bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng và không kê khai giá trị hàng hóa thì mức bồi thường không vượt quá mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Người vận chuyển cũng phải có trách nhiệm bồi thường đối với hàng hóa bị thiệt hại do vận chuyển chậm, ngoại trừ trường hợp chứng minh được nhân viên và đại lý của họ không thể áp dụng hoặc đã dùng mọi biện pháp để phòng tránh nhưng thiệt hại vẫn xảy ra. Mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp này không vượt quá mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại76.