Quyền của người vận chuyển

Một phần của tài liệu pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong lãnh thổ việt nam (Trang 32 - 33)

Đóng vai trò là chủ thể thực hiện việc vận chuyển hàng hóa trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, người vận chuyển được hưởng một số quyền lợi nhất định như sau:

Một là, người vận chuyển có quyền từ chối vận chuyển hàng hóa trong các trường hợp sau54:

- Hàng hóa được vận chuyển không đúng với loại hàng hóa đã thỏa thuận. Chẳng hạn như trong hợp đồng đã thỏa thuận hàng hóa vận chuyển là gạo nhưng khi người vận chuyển nhận hàng để chuyên chở thì phát hiện đó là hàng thủy sản đông lạnh. Trong trường hợp này, người vận chuyển có quyền từ chối vận chuyển hàng hóa, bởi vì nguyên nhân chính là do người gửi hàng không thực hiện đúng hợp đồng. Tuy nhiên, nếu sau đó các bên thỏa thuận được về việc vận chuyển hàng hóa thì hợp đồng vẫn có thể tiếp tục thực hiện.

- Người gửi hàng không tuân thủ điều kiện và hướng dẫn của người vận chuyển về bao bì, đóng gói, ký hiệu, mã hiệu hàng hóa. Bởi vì, mỗi loại hàng hóa đều có đặc điểm riêng của nó. Ví dụ như hàng nông sản là loại hàng mau hỏng, dễ biến đổi chất lượng, còn hàng máy móc, thiết bị lại thường cồng kềnh, có khối lượng và kích cỡ lớn,… Chính vì vậy, trước khi tiến hành vận chuyển hàng hóa, người vận chuyển luôn hướng dẫn cho người gửi hàng quy cách đóng gói, bao bì, ghi ký hiệu, mã hiệu hàng hóa sao cho phù hợp với từng loại hàng nhằm đảm bảo chất lượng của hàng hóa trong quá trình giao nhận và chuyên chở. Nếu người gửi hàng không thực hiện đúng như yêu cầu của người vận chuyển thì người vận chuyển có quyền từ chối vận chuyển hàng hóa đó.

Hai là, người vận chuyển có quyền yêu cầu người gửi hàng lập vận đơn riêng biệt cho từng kiện hàng hóa trong trường hợp vận chuyển nhiều kiện hàng hóa cùng lúc55. Trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng

54 Điều 134, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh 32 SVTH: Mai Thị Út

không, theo thỏa thuận giữa các bên, người gửi hàng có thể yêu cầu người vận chuyển chuyên chở nhiều loại hàng hóa khác nhau và trả hàng ở những địa điểm không giống nhau. Mặt khác, những loại hàng hóa khác nhau sẽ được đóng thành các kiện hàng riêng biệt. Vì vậy, việc lập vận đơn cho từng kiện hàng hóa trong trường hợp này là vô cùng cần thiết, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người vận chuyển, tránh sự nhầm lẫn trong giao nhận hàng hóa, đồng thời bảo vệ lợi ích của các bên, hạn chế phát sinh tranh chấp.

Ba là, người vận chuyển được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí

hợp lý khác. Một trong những điều khoản cơ bản và không thể thiếu trong hợp đồng

vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, đó là việc trả thù lao cho người vận chuyển. Bởi vì suy cho cùng, mục đích của các bên khi giao kết hợp đồng không nằm ngoài lợi nhuận. Nếu như người gửi hàng hướng đến việc hàng hóa được chuyển đến người nhận hàng một cách nhanh chóng và an toàn, thì mục tiêu của người vận chuyển là được hưởng thù lao chuyên chở. Bên cạnh số tiền công được thỏa thuận trong hợp đồng, người vận chuyển còn có thể được người gửi hàng chi trả các chi phí hợp lý khác trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

Bốn là, người vận chuyển có quyền thanh lý hàng hóa trong trường hợp người nhận hàng từ chối nhận hàng hoặc hàng hóa không thể giao cho người nhận hàng mà người gửi hàng từ chối nhận lại hàng hoặc không trả lời về việc nhận lại hàng trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày người vận chuyển thông báo cho người gửi hàng. Đối với hàng hóa mau hỏng, người vận chuyển có thể thanh lý hàng hóa trước thời hạn nêu trên56.

Một phần của tài liệu pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong lãnh thổ việt nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)