đường hàng không
Thứ nhất, tại khoản 2 điều 142 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam quy định
“số tiền thu được từ việc thanh lý hàng hóa sau khi đã trừ các chi phí liên quan đến
việc vận chuyển, cất giữ và thanh lý hàng hóa phải được trả lại cho người có quyền nhận”. Tức là, Luật chỉ quy định trường hợp số tiền thanh lý hàng hóa còn dư, trong khi đó lại không nhắc đến trường hợp số tiền thanh lý hàng hóa không đủ để thanh toán cước vận chuyển. Như vậy, khoản thù lao vận chuyển còn thiếu của người vận chuyển sẽ trở thành khoản nợ đến hạn chưa thanh toán và là khoản nợ không có bảo đảm. Điều này sẽ gây bất lợi rất lớn cho người vận chuyển.
Thứ hai, căn cứ điều 170 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam thì “người gửi hàng, người nhận hàng có quyền khiếu nại, khởi kiện người vận chuyển khi hàng
hóa bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng hoặc do vận chuyển chậm“ Tuy nhiên, lại không
có quy định nào thể hiện người vận chuyển cũng có quyền này. Trong khi, thực tế vẫn có trường hợp người gửi hàng, người nhận hàng gây thiệt hại cho người vận chuyển.
Thứ ba, người khiếu nại chỉ được khởi kiện khi họ đã thực hiện khiếu nại và khiếu nại không thành hoặc quá thời hạn khiếu nại mà không nhận được thông báo trả lời116. Trong trường hợp bên bị khiếu nại chấp nhận khiếu nại của người khiếu nại nhưng lại không thực hiện nghĩa vụ của mình thì người khiếu nại không có quyền khởi kiện. Bởi vì, Luật không trao cho họ quyền khởi kiện trong trường hợp nêu trên. Như vậy, mặc dù khiếu nại thành nhưng quyền lợi của người khiếu nại vẫn không được bảo đảm.
Thứ tư, về thời hạn chờ thanh lý hàng hóa. Theo quy định tại điều 142 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006, khi người nhận hàng từ chối nhận hàng hoặc không thể giao hàng cho người nhận mà người gửi hàng từ chối nhận hàng
115Trang thông tin điện tử của Việt báo: Hàng không - thị trường lớn của CNTT, http://vietbao.vn/Vi-tinh- Vien-thong/Hang-khong-thi-truong-lon-cua-CNTT/20731655/217/, [ngày truy cập: 03/10/2013].
GVHD: TS. Cao Nhất Linh 54 SVTH: Mai Thị Út
hoặc không trả lời về việc nhận lại hàng trong vòng sáu mươi (60) ngày, kể từ ngày người vận chuyển thông báo cho người gửi hàng, người vận chuyển có quyền thanh lý hàng hóa. Tuy nhiên, việc quy định thời gian như trên là không phù hợp. Bởi vì, những loại hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không thường là hàng hóa có giá trị cao hoặc thời gian bảo quản ngắn. Thời gian kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị hàng hóa, đồng thời ảnh hưởng đến lợi nhuận của người vận chuyển.
3.3 Giải pháp phát triển kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không ở Việt Nam
3.3.1 Định hướng phát triển vận tải hàng hóa bằng đường hàng không
Với mục tiêu phát triển hàng không trở thành phương tiện vận tải hàng hóa an toàn, thuận lợi và hiệu quả, đóng góp tích cực vào công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hóa và phát triển đất nước, ngành hàng không dân dụng Việt Nam phấn đấu đạt các chỉ tiêu sau117:
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đối với thị trường vận tải hàng hóa, đạt 16% giai đoạn 2010-2015; 18% giai đoạn 2015-2020 và 14% giai đoạn 2020-2030;
Sản lượng vận tải hàng hóa của các hãng hàng không Việt Nam phấn đấu đạt 0,52 triệu tấn vào năm 2015; 1 triệu tấn vào năm 2020 và 3,2 triệu tấn vào năm 2030;
Sản lượng hàng hóa khai thác tại các cảng hàng không đạt từ 1,4 triệu tấn năm 2015; 3,1 triệu tấn năm 2020 và 11,5 triệu tấn năm 2030.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ phi công, kỹ sư kỹ thuật chuyên ngành, tin học, quản lý và thợ kỹ thuật bậc cao. Đảm bảo đến năm 2020 lực lượng lao động trong Ngành có đầy đủ khả năng đáp ứng 100% nhu cầu của Ngành về phi công, tự đảm bảo quản lý, khai thác, bảo dưỡng và đáp ứng phần lớn nhu cầu về sửa chữa các trang thiết bị chuyên ngành. Mặt khác, cần đầu tư và phát triển các cơ sở đào tạo cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
117 Trang thông tin điện tử của Cục Hàng không Việt Nam: Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam, http://www.caa.gov.vn/Default.aspx?tabid=0&catid=403.512&articleid=8168, [ngày truy cập: 26/9/2013].
GVHD: TS. Cao Nhất Linh 55 SVTH: Mai Thị Út
Phấn đấu đến năm 2030, đội tàu bay của hàng không Việt Nam sẽ có khoảng 230-250 chiếc, trong đó tàu bay sở hữu tiếp tục duy trì trên 50% tính theo đầu tàu bay.
Về các doanh nghiệp vận tải hàng không, từ 2020 đến 2030, tiếp tục cho phép thành lập thêm các hãng hàng không bay nội địa và quốc tế. Hoạt động khai thác của các hãng hàng không Việt Nam được thực hiện trên cơ sở tự do cạnh tranh, trên cả thị trường nội địa và quốc tế.
3.3.2 Một số giải pháp phát triển vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong lãnh thổ Việt Nam lãnh thổ Việt Nam
Thứ nhất, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ ngành hàng không. Đẩy nhanh tiến
độ hoàn thành các dự án theo Quy hoạch phát triển toàn ngành trên cơ sở bảo đảm chất lượng công trình. Mặt khác, cần trang bị thêm các thiết bị hiện đại phục vụ tại các cảng hàng không quốc tế và nội địa, đảm bảo khả năng tiếp nhận máy bay trong mọi điều kiện thời tiết. Bổ sung nhiều tàu bay mới, hiện đại vào đội tàu bay của toàn ngành, trong đó tăng tỉ lệ các tàu bay sở hữu.
Thứ hai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Muốn có nguồn nhân lực chất lượng cao, trước hết phải có biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam. Bên cạnh đó, mở rộng và phát triển các cơ sở đào tạo hàng không, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, có chế độ ưu đãi đối với các đối tượng lao động tại các cảng hàng không nội địa, vùng sâu, vùng xa, hải đảo.
Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật kết hợp với việc
tiếp tục cải cách hành chính, nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ, hoàn chỉnh, phù
hợp với yêu cầu hội nhập của đất nước, xu thế phát triển, nhu cầu quản lý các hoạt động ngày càng đa dạng trong tình hình mới. Đồng thời, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa các doanh nghiệp vận tải hàng không.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp vận tải hàng không với mục đích xây dựng các doanh nghiệp đủ mạnh để có thể hội nhập và cạnh tranh trong khu vực và thế giới. Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Khuyến khích thành lập các hãng hàng không mới với sự tham gia góp vốn từ mọi thành phần kinh tế trong nước, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Mặt khác, các doanh nghiệp vận tải hàng không cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau để tạo sức mạnh cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.
GVHD: TS. Cao Nhất Linh 56 SVTH: Mai Thị Út
Bên cạnh đó, vận tải hàng không cần phải có sự kết hợp với các loại hình vận tải khác như đường bộ, đường biển,…để phát triển vận tải đa phương thức, nhằm phát huy tối đa mọi nguồn lực sẵn có, thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước
Thứ năm, cần có các biện pháp huy động vốn hiệu quả. Như đã đề cập, nguồn
vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông hàng không chủ yếu từ ngân sách nhà nước. Nguồn vốn đầu tư cho đội máy bay, phát triển công nghiệp hàng không, các cơ sở dịch vụ đồng bộ... do các doanh nghiệp tự huy động. Tuy nhiên, những nguồn vốn này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng cao của toàn ngành. Vì vậy, giải pháp huy động vốn đầu tư cho vận tải hàng không nói chung và vận tải hàng hóa bằng đường hàng không nói riêng là vô cùng cần thiết. Theo đó, đẩy mạnh huy động các nguồn vốn từ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân..., từ các hình thức cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu, trái phiếu công trình phục vụ cho chương trình phát triển đội bay, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đa dạng hóa các hình thức đầu tư, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ sáu, đầu tư phát triển công nghệ thông tin và thương mại điện tử. Nâng cao nhận thức và hiểu biết của các doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc phát triển công nghệ thông tin trong kinh doanh vận tải hàng không. Khuyến khích các nhà cung cấp dịch vụ thông tin trong nước tham gia thị trường vận tải hàng không với việc nâng cao chất lượng dịch vụ, không chỉ mở ra một thị trường mới cho ngành công nghệ thông tin mà còn đa dạng hóa sự lựa chọn dịch vụ cho các doanh nghiệp vận tải hàng không. Phát triển mạng lưới thương mại điện tử, nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí, tạo cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp, đồng thời giúp các doanh nghiệp vận tải hàng không Việt Nam bắt kịp với xu thế phát triển hiện đại của khu vực và thế giới.
3.4 Một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về vận tải hàng hóa bằng đường hàng không đường hàng không
Để tạo môi trường pháp lý đồng bộ, bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể tham gia vào vận tải hàng hóa bằng đường hàng không, Nhà nước đã ban hành Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 (thay thế Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 1991 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng năm 1991) với sự kế thừa những điểm tiến bộ của các văn bản trước và bổ sung một số điểm mới phù hợp với tình hình phát triển. Tuy nhiên,
GVHD: TS. Cao Nhất Linh 57 SVTH: Mai Thị Út
trải qua một thời gian thực hiện, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 đã bộc lộ một số hạn chế trong các quy định về quyền của người vận chuyển và người gửi hàng. Vì vậy, nó cần có những sửa đổi trong các quy định về quyền của người vận chuyển, người gửi hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vận tải hàng hóa bằng đường hàng không.
Trong đề tài này, người viết xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về vận tải hàng hóa bằng đường hàng không như sau:
Thứ nhất, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 cần bổ sung quy định về trường hợp số tiền thanh lý hàng hóa không đủ để thanh toán cước vận chuyển. Khi số tiền thanh lý hàng hóa không đủ để trả cước chuyên chở cho người vận chuyển thì người gửi hàng phải có trách nhiệm trả bổ sung phần tiền còn thiếu. Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người vận chuyển khi họ đã hoàn thành nghĩa vụ của mình.
Thứ hai, cần bổ sung thêm quy định người vận chuyển có quyền khiếu nại, khởi kiện người gửi hàng, người nhận hàng khi họ gây thiệt hại cho người vận chuyển. Điều này góp phần tạo nên sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên.
Thứ ba, cần quy định thêm quyền khởi kiện của người khiếu nại trong trường
hợp khiếu nại thành nhưng bên bị khiếu nại không thực hiện nghĩa vụ. Có như vậy, quyền lợi của người khiếu nại mới thực sự được bảo đảm. Đồng thời nâng cao tính chịu trách nhiệm của bên bị khiếu nại, tránh tình trạng họ cố ý trì hoãn, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.
Thứ tư, rút ngắn thời hạn chờ thanh lý hàng hóa. Thay vì quy định là sáu mươi
(60) ngày, thời gian chỉ nên là ba mươi (30) ngày. Điều này sẽ phù hợp với sự phát triển của các phương tiện thông tin liên lạc và tình hình thực tế ở Việt Nam.
Thứ năm, cần bổ sung thêm cho người vận chuyển quyền kiểm tra sự đúng đắn
những thông tin do người gửi hàng cung cấp. Bởi vì, theo quy định của pháp luật về hàng không hiện hành, người vận chuyển không có nghĩa vụ phải kiểm tra tính chính xác, đầy đủ thông tin do người gửi hàng cung cấp; tuy nhiên, họ cũng không có quyền này. Nhưng thực tế, khi những thông tin do người gửi hàng cung cấp không được thẩm định trước khi các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, sẽ nảy sinh nhiều vấn đề liên quan, có thể ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển. Điều này cũng
GVHD: TS. Cao Nhất Linh 58 SVTH: Mai Thị Út
sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của cả người vận chuyển, người gửi hàng và người nhận hàng.
Tóm lại, với những thành tựu đã đạt được, vận tải hàng hóa bằng đường hàng không đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, lĩnh vực vận tải này vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, vốn đầu tư,…Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải có các giải pháp nhằm khắc phục, tháo gỡ những khó khăn, hạn chế đó. Đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng, cải tiến chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của của doanh nghiệp,.. là những giải pháp hết sức cần thiết. Trong đó, phải kể đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về vận tải hàng hàng hóa bằng đường hàng không nhằm tạo môi trường pháp lý cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng, góp phần thúc đẩy phát triển vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong lãnh thổ Việt Nam.
GVHD: TS. Cao Nhất Linh 59 SVTH: Mai Thị Út
KẾT LUẬN
Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế, là cầu nối hiệu quả của quá trình sản xuất và lưu thông thương mại. Vận tải hàng không cùng với các loại hình vận tải truyền thống như đường bộ, đường biển,… tạo nên hệ thống vận tải đa phương thức, thúc đẩy quá trình mua bán hàng hóa phát triển, đặc biệt là thị trường hàng hóa nội địa. Sự phát triển của vận tải hàng không đánh dấu sự phát triển của ngành kinh tế có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, đáp ứng yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế của cả nước.
Trong thời gian qua, vận tải hàng hóa bằng đường hàng không đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, nhờ vào việc khai thác có hiệu quả những ưu thế về vị trí địa lý, nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, cơ sở hạ tầng được đầu tư và phát triển,…Tuy nhiên, ngành vận tải hàng không cũng gặp không ít khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là thiếu vốn đầu tư, kinh nghiệm quản lý còn hạn chế, thiếu nguồn lao động có trình độ cao,…
Để giải quyết những vấn đề này, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước tiếp cận với công nghệ tiên tiến trên thế giới, tích cực hoàn thiện cơ sở vật chất. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần có chiến lược phát triển phù hợp, có sự liên kết phối hợp giữa các doanh nghiệp trong nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Có như vậy thì sự hỗ trợ từ phía Nhà nước đối với doanh nghiệp mới thật sự hiệu quả.
Một nhân tố nữa có tác động trực tiếp đến vận tải hàng hóa bằng đường hàng không, đó chính là môi trường pháp lý. Hướng đến một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực vận tải hàng không, đáng chú ý là Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006. Bên cạnh việc kế thừa những ưu điểm của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 1991 và Luật sửa đổi, bổ sung