Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển

Một phần của tài liệu pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong lãnh thổ việt nam (Trang 41 - 44)

83 Khoản 5 Điều 166, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006.

84 Nhị Anh: Vấn nạn mất cắp của hàng không Việt, Vietnamnet, http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/114069/van- nan-mat-cap-cua-hang-khong-viet.html, [ngày truy cập: 24/9/2013].

GVHD: TS. Cao Nhất Linh 41 SVTH: Mai Thị Út

Miễn trừ trách nhiệm dân sự trong hợp đồng là việc người có quyền trong hợp đồng dân sự cho phép bên chủ thể vi phạm nghĩa vụ gây thiệt hại không bị áp dụng một phần hoặc toàn bộ các chế tài nhằm khôi phục tình trạng ban đầu về tài sản và nhân thân cho bên chủ thể bị vi phạm. Về bản chất, miễn trừ trách nhiệm dân sự là việc bên chủ thể vi phạm nghĩa vụ đáng lẽ phải gánh chịu toàn bộ và đầy đủ trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm, tuy nhiên, vì thiệt hại xảy ra trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định mà bên vi phạm được miễn trừ toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó85.

Tương tự như vậy, đối với hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, trong trường hợp chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, người vận chuyển được miễn một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của bên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại86.

Việc quy định miễn trừ trách nhiệm dân sự trong hợp đồng nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên khi giao kết hợp đồng, đảm bảo nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận của các bên trong hoạt động thương mại; đồng thời, quy định này nhằm hạn chế việc một bên lợi dụng quy định về miễn trừ trách nhiệm để trốn tránh trách nhiệm dân sự.

Các trường hợp miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển

Người vận chuyển được miễn một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm bồi thường đối với hàng hóa bị thiệt hại một cách tương ứng trong các trường hợp sau87:

Thứ nhất, do đặc tính tự nhiên hoặc khuyết tật vốn có của hàng hóa. Đặc

tính tự nhiên hoặc khuyết tật vốn có của hàng hóa là những tổn thất có nguyên nhân xuất phát từ bản thân của hàng hóa chứ không phải do hoàn cảnh khách quan gây ra. Ví dụ như hoa văn trên các lọ gốm bị phai màu hoặc biến màu là do thiếu sót trong quá trình pha chế hóa chất tạo màu, hàng nông sản dễ bị ẩm, mốc, biến chất khi không được phơi sấy tốt,… Mặt khác, khuyết tật của hàng hóa có thể phát sinh từ

85Thạc sĩ, Luật sư Phạm Thanh Bình, Công ty Luật Bảo Ngọc - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội: Về chế định “miễn trừ trách nhiệm dân sự trong hợp đồng”, Liên đoàn luật sư Việt Nam, http://liendoanluatsu.org.vn/index.php/vi/tin-tuc/phap-luat/972-v-ch-nh-min-tr-trach-nhim-dan-s-trong-hp- ng.html, [ngày truy cập: 13/9/2013].

86 Khoản 1 Điều 165, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh 42 SVTH: Mai Thị Út

khâu thiết kế kỹ thuật đối với các loại hàng máy móc, thiết bị hoặc trong quá trình sản xuất, chế biến như các loại thực phẩm đóng hộp,…Người vận chuyển sẽ được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hàng hóa trong những trường hợp này.

Thứ hai, do quyết định của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm

quyền đối với hàng hóa. Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền ra

quyết định tạm ngừng vận chuyển hoặc tiêu hủy hàng hóa trong trường hợp xảy ra dịch bệnh mà hàng hóa đó có thể là nguyên nhân lây truyền, hoặc hàng hóa vận chuyển thuộc loại hàng nguy hiểm, độc hại,…có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường.

Ví dụ: Cục hàng không ra chỉ thị yêu cầu các đơn vị trực thuộc ngưng vận chuyển gia cầm qua đường hàng không từ ngày 04/9/2013 ở khu vực Tây

Nguyên và phía Nam vì có dịch cúm gia cầm88.

Thứ ba, do xảy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang. Từ xưa đến nay,

yếu tố chính trị luôn có ảnh hưởng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Mọi hoạt động giao thương sẽ diễn ra thuận lợi trong điều kiện chính trị hòa bình, ổn định. Ngược lại, khi có xung đột vũ trang hoặc chiến tranh xảy ra, hầu hết các hoạt động kinh tế đều bị tác động, trong đó có hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. Những tổn thất đối với hàng hóa do chiến tranh hoặc xung đột vũ trang là điều mà các bên không mong muốn và không thể lường trước được. Điều này cũng không phải do lỗi của người vận chuyển.

Thứ tư, do lỗi của người gửi, người nhận hàng hóa hoặc do lỗi của người áp tải được người gửi hàng hoặc người nhận hàng cử đi kèm hàng hóa. Trong trường hợp người vận chuyển chứng minh được nguyên nhân gây thiệt hại đối với hàng hóa là do lỗi của người gửi, người nhận hàng hoặc do lỗi của người áp tải được người gửi hàng hoặc người nhận hàng cử đi kèm hàng hóa, thì người vận chuyển được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hàng hóa đó.

Ngoài các trường hợp nêu trên, người vận chuyển còn có thể được miễn trừ một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hàng hóa theo quy định của Luật Thương mại năm 2005 trong các trường hợp sau89:

88 Trần Mạnh, Lê Nam: Doanh nghiệp kêu khó vì hàng không ngưng vận chuyển gà giống, Báo Tuổi trẻ online, http://tuoitre.vn/Kinh-te/567632/doanh-nghiep-keu-kho-vi-hang-khong-ngung-van-chuyen-ga- giong.html, [ngày truy cập: 25/9/2013].

GVHD: TS. Cao Nhất Linh 43 SVTH: Mai Thị Út

Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận. Theo nguyên tắc tự nguyện, tự do thỏa thuận, pháp luật ghi nhận và tôn trọng các thỏa thuận của các bên về các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, những thỏa thuận này chỉ có giá trị pháp lý nếu hành vi vi phạm hợp đồng là do lỗi vô ý. Bởi vì, nếu người vận chuyển cố tình gây thiệt hại đối với hàng hóa được vận chuyển thì đó là một sự vi phạm nặng và đương nhiên, điều khoản về miễn trừ trách nhiệm đã thỏa thuận trong hợp đồng sẽ bị vô hiệu.

Xảy ra sự kiện bất khả kháng. Sự kiện bất khả kháng có thể là hiện

tượng do thiên nhiên gây ra như lũ lụt, hỏa hoạn, động đất, sóng thần,…cũng có thể là các hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của chính phủ,… Người vận chuyển phải chứng minh được giữa sự kiện bất khả kháng và thiệt hại hàng hóa có mối quan hệ nhân quả với nhau. Tức là, nguyên nhân chính dẫn đến việc hàng hóa bị thiệt hại là do sự kiện bất khả kháng đã xảy ra. Và người vận chuyển dù đã dùng mọi biện pháp có thể nhưng vẫn không khắc phục được thiệt hại đó. Người vận chuyển sẽ được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu họ thực hiện đúng các yêu cầu trên.

Một phần của tài liệu pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong lãnh thổ việt nam (Trang 41 - 44)