Người gửi hàng có quyền yêu cầu người vận chuyển xuất biên lai hàng hóa riêng biệt cho từng kiện hàng hóa trong trường hợp vận chuyển nhiều kiện hàng hóa mà không sử dụng vận đơn hàng không62.
Trước khi hàng hóa được giao cho người nhận hàng thì hàng hóa đó vẫn thuộc quyền sở hữu của người gửi hàng, vì vậy người gửi hàng vẫn có quyền
59 Khoản 3 Điều 139, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006.
60 Điều 140, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006.
61 Điều 163, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006.
GVHD: TS. Cao Nhất Linh 34 SVTH: Mai Thị Út
định đoạt đối với hàng hóa. Theo nội dung này, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 quy định người gửi hàng có quyền 63:
Lấy lại hàng hóa tại cảng hàng không xuất phát hoặc cảng hàng không đến.
Giữ hàng tại bất kì nơi hạ cánh cho phép nào trong hành trình.
Yêu cầu giao hàng cho người nhận hàng khác tại địa điểm đến hoặc địa điểm khác trong hành trình.
Yêu cầu vận chuyển hàng hóa trở lại cảng hàng không xuất phát.
Quyền định đoạt hàng hóa của người gửi hàng chấm dứt từ thời điểm người nhận hàng yêu cầu người vận chuyển giao hàng cho họ, trừ trường hợp người nhận hàng từ chối nhận hàng hoặc không thể giao hàng cho người có quyền nhận64.
Trong trường hợp người vận chuyển làm mất hàng hóa hoặc không giao hàng hóa cho người nhận hàng tại địa điểm đến thì người gửi hàng hoặc người nhận hàng có quyền khiếu nại, khởi kiện người vận chuyển theo quy định của pháp luật về hàng không Việt Nam65. Điều này nhằm bảo vệ lợi ích của người gửi hàng, người nhận hàng; đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của người vận chuyển.