L ời cam đoan
4.1.2 Đặc tính sinh hóa của vi khuẩn đông tụ (tính kỵ nước của tế bào
Kết quả kiểm tra tính kỵ nước trên bề mặt tế bào vi khuẩn bằng cơ chế hấp
thụ của p-xylen với 124 vi khuẩn phân lập, đã chọn được 32 chủng vi khuẩn có
hiệu suất hấp thụ của dung môi p-xylen từ 50,1 – 81,8%, chiếm 25,8% trên tổng số
chủng vi khuẩn phân lập trong nước thải trại chăn nuôi heo sau biogas ở khu vực ĐBSCL (Bảng 4.2 và PL1).
Dung môi p-xylen là chất lỏng dạng este không tan trong nước (tính kỵ nước
cao). Trong môi trường lỏng, các vật chất có cùng tính chất có khuynh hướng hướng vào nhau (kết dính), đặc biệt là những vật chất có tính kỵ nước cùng tồn tại trong môi trường nước thì chúng sẽ kết cụm lại để che dấu phần kỵ nước. Kết quả
cho thấy, khi dung dịch huyền phù vi khuẩn được phối trộn với dung môi p-xylen (vortex), những thành phần có tính kỵ nước trong dung dịch sẽ gom tụ lại và có
khuynh hướng tách biệt phần phân tử nước ở môi trường. Trong đó những tế bào vi khuẩn có tính kỵ nước sẽ được p-xylen hấp thụ, gom tụ lại rồi tách ra khỏi nước,
nổi lên phía trên bề mặt của dung dịch (Hình 4.3). Như vậy, hiệu suất hấp thụ với
p-xylen càng cao là do tính kỵ nước của bề mặt tế bào vi khuẩn càng lớn, tạo cho
lực hút về p-xylen càng mạnh. Kết quả các tế bào vi khuẩn được gom tụ về hướng
p-xylen và tạo thành khối càng nhanh.
Hình 4.3: Dịch vi khuẩn chủng VL05, VL01, KG05 kiểm tra sinh hóa với p-xylen
* Ghi chú: (a) Dịch huyền phù vi khuẩn trước khi phối trộn với p-xylen (ĐC);
(b) Dịch huyền phù vi khuẩn sau khi phối trộn với p-xylen được lấy đo OD660 nm (c) P-xylen và tế bào vi khuẩnđược tách khỏi dịch huyền phù ban đầu
Ngày chụp hình: 24/08/2012
Ba mươi hai chủng vi khuẩn có tính kỵ nước cao được xem là vi khuẩn có đặc tính đông tụ trong môi trường nước, nhờ vào tính kỵ nước của bề mặt tế bào. Kết quả nghiên cứu tương đồng với kết quả nghiên cứu của Kimchachyarasy et al,.
(2009), khi nhóm tác giả này phân lập được chủng vi khuẩn Acinetobacter
ĐC VL05 ĐC VL01 ĐC KG05
(c) (b) (a)
johnsonii S35 từ bùn hoạt tính trong nước thải và tiến hành kiểm tra sinh hóa
chủng vi khuẩn này với dung môi p-xylen, kết quả cho hiệu suất đông tụ hơn 80%.
Theo Malik và Kakii, (2003), cũng cho rằng đặc tính sinh hóa của vi khuẩn đông
tụ là tính kỵ nước của bề mặt tế bào vi khuẩn và tùy theo chủng vi khuẩn có các
vùng kỵ nước ở bề mặt tế bào nhiều hay ít sẽ cho hiệu suất đông tụ cao hay thấp. Kết quả nghiên cứu còn tương đồng với kết quả của Malik et al., (2003) cho rằng,
chủng vi khuẩn Acinetobacter johnsonniứng dụng trong công nghệ xử lý nước thải
có vai trò như cầu nối hợp tác với 2 chủng Oligotropha carboxidovorans, 3 chủng
Microbacterium esteraromaticum và Xanthomonas spp. Acinetobacter johnsonni
vì bề mặt tế bào của các chủng vi khuẩn này có tính kỵ nước cao (85% khi kiểm tra
sinh hóa với p-xylen), tính kỵ nước của bề mặt tế bào vi khuẩn được xem là yếu tố chính trong cơ chế đông tụ của vi khuẩn Acinetobacterjohnsonni với các chủng vi khuẩn khác trong môi trường. Vậy, cơ chế của quá trình đông tụ là sự kết dính
giữa các tế bào vi khuẩn với nhau nhờ vào tính kỵ nước của bề mặt tế bào, qua đó
các vật chất lơ lửng trong môi trường được kết lại và lắng xuống cùng với khối vi
khuẩn. Tính kỵ nước của bề mặt tế bào càng cao thì hiệu suất đông tụ càng lớn, đây cũng là đặc tính sinh hóa của vi khuẩn đông tụ.
Để phân loại, định danh các chủng vi khuẩn phân lập được nhanh và chính xác, tiến hành thực hiện các kỹ thuật trong phương pháp sinh học phân tử và kết
hợp với kết quả kiểm tra sinh lý, sinh hóa, hình thái vi khuẩn. Từ đó làm cơ sởđể định danh được các chủng vi khuẩn đông tụ bản địa, góp phần ứng dụng vào xử lý nước thải chăn nuôi heo sau này.