Ảnh hưởng của cation Ca 2+ đến hiệu suất đông tụ của vi khuẩn

Một phần của tài liệu Phân lập, tuyển chọn và ứng dụng vi khuẩn đông tụ để xử lý nước thải chăn nuôi heo ở các tỉnh đồng bằng sông cửu long (toàn văn) (Trang 96 - 97)

CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3 Các y ếu tố môi trường (cation, pH) ảnh hưởng đến hiệu suất đông tụ của

4.3.2.1 Ảnh hưởng của cation Ca 2+ đến hiệu suất đông tụ của vi khuẩn

Kết quả khảo sát hiệu suất đông tụ qua 7 nồng độ (10, 20, 30, 40, 60, 80, 100

mM) cation Ca2+ của 4 cặp vi khuẩn đông (B. cereus KG05 + B. megaterium

VL01), (B. cereus KG05 + Bacillus sp. VL05), (B. cereus KG05 + B. aryabhattai

ST02) và (B. megaterium VL01 + Bacillus sp. VL05). Kết quả cho thấy, hiệu suất đông tụ của 4 cặp chủng vi khuẩn hoạt động tối ưu nhất khi môi trường có pH = 7 và 20 mM Ca2+ trong muối CaCl2 cho hiệu suất đông tụ từ 64 − 69%, cao hơn so

với 6 nồng độ còn lại (10, 30, 40, 60, 80, 100 mM) và khác biệt có ý nghĩa thống

kê ở mức 1% (Bảng 4.9). Khi kiểm tra kết quả từng cặp chủng vi khuẩn đông tụ

với từng nồng độ cation Ca2+ khác nhau (10, 20, 30, 40, 60, 80 và 100 mM) cho thấy cả 4 cặp chủng vi khuẩn (KG05 + VL05); (KG05 + VL01); (KG05 + ST02); (VL05 + VL01) đều hoạt động tối ưu khi cation Ca2+ở mức 20 mM cho hiệu suất đông tụ cao nhất (69%) là cặp vi khuẩn chủng KG05 + VL01, tiếp theo là cặp

KG05 + VL05; VL05 + VL01 có hiệu suất đông tụ lần lượt là 68, 66% khác biệt

không có ý nghĩa thống kế ở mức 1% so với cặp KG05 + VL01. Riêng cặp vi

khuẩn KG05 + ST02 có hiệu suất đông tụ thấp nhất (64%) và khác biệt có ý nghĩa

Bảng 4.9: Ảnh hưởng của nồng độ cation Ca2+ đến hiệu suất đông tụ

Nồng độ

Cation Ca2+ (mM/l)

Hiệu suất đông tụ của cặp vi khuẩn (%±SD)

KG05+VL05 KG05+VL01 KG05+ST02 VL01+VL05 10 46,8c ±0,75 42,9d ±0,54 48,9b ±0,88 43,2c,d ±1,42 20 68,1a ±1,97 69,1a ±1,20 63,6a ±0,35 66,3a ±0,20 30 55,0b ±0,84 57,1b ±0,72 47,7b ±1,73 51,5b ±0,64 40 41,5d ±0,54 49,7c ±0,18 38,1c ±0,50 46,2c ±0,91 60 38,7d ±1,59 41,5d,e ±0,49 37,3c,d ±0,94 41,0d ±1,01 80 32,6e±0,50 37,4e ±0,83 33,3d±2,07 40,8d ±0,74 100 12,6f ±1,21 14,0f ±1,12 9,77e ±0,72 6,58e ±1,19

* Các giá trị trên cùng một cột mang ký tự mũ khác nhau là khác biệt có ý nghĩa thống kê mức 1%

Tuy nhiên cả 4 cặp chủng vi khuẩn đông tụ thực hiện thí nghiệm đều cho hiệu suất cao nhất khi môi trường có cation Ca2+ ở nồng độ 20 mM, thích hợp cho

quá trình hoạt động tối ưu của chúng. Kết quả nhiên cứu cũng cho thấy ở mức

nồng độ 10 mM Ca2+, hiệu suất đông tụ của 4 cặp vi khuẩn không cao (<50%),

hiệu suất đông tụ được tăng lên ở tất cả các nghiệm thức khi nồng Ca2+ được bổ

sung 20 mM. Nồng độ Ca2+được tiếp tục tăng lên từ 30 mM đến 100 mM thì hiệu

suất đông tụ ở các các nghiệm thức đều giảm dần và thấp nhất ở mức nồng độ 100 mM Ca2+ trong môi trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy cation Ca2+ trong môi

trường có ảnh hưởng đến sự kết dính của các tế bào vi khuẩn để tạo sự đông tụ cho hiệu suất tối ưu nhất khi có nồng độ cation Ca2+ phù hợp nhất (20 mM) và có mức

giới hạn trên là 100 mM.

Một phần của tài liệu Phân lập, tuyển chọn và ứng dụng vi khuẩn đông tụ để xử lý nước thải chăn nuôi heo ở các tỉnh đồng bằng sông cửu long (toàn văn) (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)