Xác định yếu tố phối hợp pH và cặp cation trong môi trường có giá trị

Một phần của tài liệu Phân lập, tuyển chọn và ứng dụng vi khuẩn đông tụ để xử lý nước thải chăn nuôi heo ở các tỉnh đồng bằng sông cửu long (toàn văn) (Trang 62 - 63)

L ời cam đoan

3.4.6.4. Xác định yếu tố phối hợp pH và cặp cation trong môi trường có giá trị

hợp để vi khuẩn hoạt động cho hiệu suất đông tụ tốt nhất

a. Mục đích:Xác định tính tương quan giá trị pH và nồng độ cation hóa trị 1

và hóa trị 2 trong môi trường phù hợp nhất để vi khuẩn động tụ hoạt động cho hiệu

suất cao nhất.

b. Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu

nhiên với 04 cặp chủng vi khuẩn riêng biệt được khảo sát với 2 nhân tố [pH, cặp

cation (Mg2++K+)], với 3 lần lặp lại.

+ Nhân tố thứ nhất: pH môi trường thực hiện ở các giá trị 6,0; 6,5; 7,0; 7,5; 8,0

+ Nhân tố thứ hai: Cặp cation được chọn ở thí nghiệm 3.4.6.3 (A1+A2) với

các mức nồng độ của từng loại cation hóa trị 2 là:10 mM, 20 mM, 30 mM; cation hóa trị 1 là: 20 mM, 30 mM, 40 mM được xác định ở thí nghiệm 3.4.6.2

Tổng số đơn vị thí nghiệm là: 4 x 9 x 5 x 3 = 540

c. Thực hiện: Chuẩn bị dịch vi khuẩn tương tự như thí nghiệm 3.4.5, nhưng giai đoạn thu sinh khối, rửa và hòa tan trong dung dịch muối của cặp cation (A1+ A2) (tỷ lệ 1:1) với các nồng độ được phối hợp ngẫu nhiên của hai loại muối lần

lượt ở các nồng độ (A2.10 + A1.20; A2.10 + A1.30; A2.10 + A1.40; A2.20 + A1.20; A2.20 + A1.30; A2.20 + A1.40; A2.30 + A1.10; A2.20 + A1.20; A2.30 + A1.30 mM).

pH được điều chỉnh lần lượt ở các mức 6,0; 6,5; 7,0; 7,5; 8,0 cho mỗi lần thực hiện

thí nghiệm ở mỗi cặp cation. Phối hợp từng cặp chủng vi khuẩn và tính hiệu suất đông tụ giống như thí nghiệm 3.4.6.1 cho mỗi lần thực hiện thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Phân lập, tuyển chọn và ứng dụng vi khuẩn đông tụ để xử lý nước thải chăn nuôi heo ở các tỉnh đồng bằng sông cửu long (toàn văn) (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)