Ảnh hưởng của cation Na + đến hiệu suất đông tụ của vi khuẩn

Một phần của tài liệu Phân lập, tuyển chọn và ứng dụng vi khuẩn đông tụ để xử lý nước thải chăn nuôi heo ở các tỉnh đồng bằng sông cửu long (toàn văn) (Trang 98 - 100)

CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3 Các y ếu tố môi trường (cation, pH) ảnh hưởng đến hiệu suất đông tụ của

4.3.2.3 Ảnh hưởng của cation Na + đến hiệu suất đông tụ của vi khuẩn

Kết quả kiểm tra hiệu suất đông tụ 4 cặp vi khuẩn đông tụ (B. cereus KG05 +

B. megaterium VL01), (B. cereus KG05 + Bacillus sp. VL05), (B. cereus KG05 +

trường có cation Na+ với 7 nồng độ (10, 20, 30, 40, 60, 80 và 100 mM) ở pH=7

cho thấy, khi môi trường có cation Na+ nồng độ 10 mM thì hiệu suất đông tụ của 4

cặp vi khuẩn rất thấp khoảng 40%, nhưng khi tăng nồng độ lên 20, 30 mM thì hiệu

suất đông tụ cũng dần tăng lên từ 50 – 71,6%. Khi tiếp tục tăng nồng độ Na+ trong muối NaCl lên từ 40 – 100 mM thì hiệu suất đông tụ bắt đầu giảm dần đến 100 mM

thì gần như các cation này ức chế hoàn toàn sự kết dính của các tế bào vi khuẩn với

nhau, có cặp vi khuẩn KG05 + VL01 hiệu suất đông tụ chỉ còn 9% (Bảng 4.11). NaCl là loại muối phổ biến và có nhiều trong thức ăn của heo, trong quá trình phân giải các chất trong thức ăn, lượng NaCl được đào thải ra môi trường nước thải rất

lớn qua phân và nước tiểu, do đó trong nước thải chăn nuôi heo nồng độ cation Na+

vẫn còn khá cao (Bảng 4.8) và các chủng vi khuẩn đông tụ cũng được phân lập từ môi trường nước thải này, đây là điều thuận lợi cho vi khuẩn hoạt động và phát

huy cơ chế đông tụ được cao nhất.

Bảng 4.11: Ảnh hưởng của nồng độ cation Na+ đến hiệu suất đông tụ

Nồng độ

Cation Na+ (mM/l)

Hiệu suất đông tụ của cặp vi khuẩn (%±SD)

KG05+VL05 KG05+VL01 KG05+ST02 VL01+VL05 10 38,4d ±0,64 43,1d ±0,48 35,1d ±1,29 34,4d ±3,01 20 49,8b ±1,08 53,6c ±0,86 51,9b ±0,53 51,4b ±0,72 30 63,7a ±0,88 71,6a ±2,04 69,1a ±1,24 66,7a ±0,92 40 44,5c ±1,39 66,6b ±1,28 51,9b ±1,20 43,2c ±1,50 60 36,1e ±0,36 33,8e ±0,62 43,7c ±0,91 31,9d ±0,67 80 25,4f ±0,90 33,4e ±4,66 32,8d ±1,23 31,1d ±1,57 100 16,7g ±0,79 9,45f ±1,22 11,5e ±0,76 10,7e ±1,63

* Các giá trị trên cùng một cột mang ký tự mũ khác nhau là khác biệt có ý nghĩa thống kê mức 1%

Từ Bảng 4.11 cho thấy 4 cặp chủng vi khuẩn đông tụ (B. cereus KG05 +

B. megaterium VL01), (B. cereus KG05 + Bacillus sp. VL05), (B. cereus KG05 +

B. aryabhattai ST02) và (B. megaterium VL01 + Bacillus sp. VL05) đều có hiệu

suất đông tụ cao ở nồng độ 30 mM Na+ trong muối NaCl và khác biệt có ý nghĩa

thống kê ở mức 1% so với các nồng độ còn lại. Trong đó cặp vi khuẩn KG05 + VL01 có hiệu suất đông tụ cao nhất (71,6%) và cũng chính cặp chủng vi khuẩn

KG05 + VL01 có hiệu suất đông tụ thấp nhất (9%) ở nồng độ 100 mM Na+ trong muối NaCl. Điều này cho thấy nồng độ cation Na+trong môi trường có ảnh hưởng

rất lớn đến quá trình hoạt động của vi khuẩn trong khoảng cách giới hạn rất xa nhưng vẫn có mức phù hợp nhất giúp vi khuẩn hoạt động tối ưu cho quá trình tạo

Kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả của Min et al. (2010) khi cho 2 chủng vi khuẩn Sphingomonas natatoria 2.1gfp và Micrococcus luteus 2.13 kết

cặp nhau và bổ sung cation Na+đến nồng độ 90 mM thì khả năng kết dính của cặp

chủng vi khuẩn này bị vô hiệu. Sự kết dính bề mặt tế bào vi khuẩn tạo sự đông tụ trong môi trường phụ thuộc vào nồng độ cation trong môi trường. Đặc biệt để đạt được hiệu suất đông tụ cao nhất thì cation hóa trị trị I cần có nồng độ cao hơn

cation hóa trị II. Kết quả cho thấy cả 4 cặp chủng vi khuẩn có nồng độ Na+ trong muối NaCl 10 mM thì hiệu suất chưa được 50%, khi tăng lên 20 mM thì hiệu suất có tăng lên theo tỷ lệ thuận của nồng độ muối cho đến 30 mM. Khi ở nồng độ Na+ trong muối NaCl lên đến 40 mM thì hiệu suất đông tụ bắt đầu giảm nhưng không

nhiều thậm chí tại mức nồng độ 60 mM và 80 mM ở cặp chủng vi khuẩn KG05 + VL01 lại có hiệu suất đông tụ tương đương nhau và khác biệt không có ý nghĩa

thống kê ở mức 1% và khả năng kết dính của cặp vi khuẩn gần như vô hiệu khi

nồng độ muối lên đến 100 mM.

Một phần của tài liệu Phân lập, tuyển chọn và ứng dụng vi khuẩn đông tụ để xử lý nước thải chăn nuôi heo ở các tỉnh đồng bằng sông cửu long (toàn văn) (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)