Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh đăk lắk (Trang 49)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

a. Dân cư

Dân cư Đắk Lắk là cộng đồng gồm 44 dân tộc cùng chung sống, trong đó người Kinh chiếm trên 75,59%; còn lại các dân tộc khác như Êđê, Mnông, Thái, Tày, Nùng... mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng. Nhưng nhìn chung dân cư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là cộng đồng các dân tộc đoàn kết, hỗ trợ, cùng chung sức trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội hướng tới xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

Theo kết quả điều tra đến cuối năm 2013, dân số toàn tỉnh là khoảng 1,8 triệu người, trong đó dân số đô thị chiếm 24,02%, còn lại chủ yếu là dân số nông thôn chiếm 75,98%. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 133,66

người/km2. Trong những năm qua, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng

cơ học, chủ yếu là di dân tự do, điều này đã gây nên sức ép lớn cho chính quyền về giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trường sinh thái.

b. Lao động

Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh từ 923,3 nghìn người năm 2011 lên 1.070,2 nghìn người năm 2013. Cùng với tỉ lệ tăng dân số tự nhiên và cơ học do di dân từ các tỉnh khác đến, nguồn lao động của Đắk Lắk cũng tăng lên đáng kể. Số lao động đang làm trong các ngành kinh tế của tỉnh từ 796,5 nghìn người năm 2011 tăng lên 965,5 nghìn người năm 2013.

Tuy nguồn lao động chiếm tỉ lệ cao trong dân số, song trình độ dân trí và chất lượng nguồn lao động còn thấp; tỉ lệ lao động được đào tạo tuy có tăng nhưng chưa cao, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề

và cán bộ tổ chức quản lý còn thiếu. Đây cũng là một trong những hạn chế của tỉnh trong quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu trong những năm tiếp theo.

c. Cơ sở hạ tầng ngoài trang trại

Hệ thống mạng lưới đường bộ của tỉnh phân bố khá đều và hợp lý trên địa bàn tỉnh, tạo được sự liên kết giữa trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột với các huyện, thị xã và nối với mạng lưới giao thông quốc gia và các tỉnh lân cận. Đã có 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã.

Đắk Lắk có 4 tuyến quốc lộ quan trọng chạy qua: QL 14, 26, 27 và 14C với chiều dài 397,5 km. Một số đoạn trên các quốc lộ đã và đang được cải tạo, mở rộng. Một số đoạn qua các thị trấn đã được nâng cấp theo đường đô thị như đoạn tuyến Quốc lộ 26 qua thị trấn Phước An, trung tâm xã Ea Phê; thị trấn Ea Kar 2,7 km, thị trấn Ea Knốp (huyện Ea Kar), thị trấn M’Drắk 3 km (huyện M’Drắk). Trên quốc lộ 27, cải tạo, mở rộng đoạn qua thị trấn Liên Sơn (huyện Lắk). Trên quốc lộ 14, đoạn tuyến qua các thị trấn Ea Đrăng (huyện Ea H’Leo), thị xã Buôn Hồ.

Nhìn chung hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh từng bước được hoàn thiện. Tuy nhiên chất lượng đường vẫn chưa tốt, mùa khô giao thông đi lại thuận lợi, nhưng trong mùa mưa nhiều vùng giao lưu và vận chuyển hàng hóa cũng như các sản phẩm nông nghiệp khó khăn do đường giao thông xuống cấp, đường đất lầy lội (nhất là các vùng sâu, vùng xa).

d. Cơ sở hạ tầng trong trang trại

Các công trình như giao thông, điện, thủy lợi,… chủ yếu đang sử dụng các công trình do Nhà nước đầu tư; nhưng hiện nay hầu hết các trang trại đều nằm trong các khu sản xuất, cách biệt với các khu dân cư, giao thông đi lại hết sức khó khăn, nguồn điện phục vụ sản xuất chưa đến trang trại,...

Một số trang trại lớn cũng đã đầu tư san gạt các tuyến đường sản xuất, đầu tư hệ thống lưới điện và các công trình thủy lợi nhỏ phục vụ cho việc sản xuất. Các công trình nhà xưởng, kho bãi, phương tiện vận tải, máy xay xát, máy bơm nước,… cũng đã được trang trại đầu tư nhưng do nguồn vốn chưa nhiều, nên việc đầu tư CSHT, mua sắm máy móc thiết bị rất hạn chế.

e. Tình hình phát triển kinh tế

Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh Đắk Lắk đã có những bước phát triển khá, tạo được những tiền đề cần thiết cho thời kỳ phát triển tiếp theo. Tổng GDP của toàn tỉnh (theo giá so sánh năm 1994) năm 2011 đạt 7.235 tỷ đồng, đến năm 2013 tăng lên 12.826 tỷ đồng.

Bảng 2.3. Tăng trưởng kinh tế theo giá so sánh 1994 của tỉnh Đắk Lắk

giai đoạn 2008-2013 ĐVT: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ tăng trƣởng bq 08-13 Tổng GDP theo giá so sánh 1994 7.235 7.894 9.244 10.274 11.409 12.826 12,13

1 Nông lâm thủy sản 4.742 4.701 5.449 5.716 6.055 6.382 6,12

2 Công nghiệp, xây dựng 955 1.207 1.411 1.611 1.879 2.255 18,75 3 Thương mại, dịch vụ 1.538 1.986 2.384 2.947 3.475 4.189 22,19

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm 2013

Cùng với tăng trưởng kinh tế, tỉnh đã duy trì được sự ổn định kinh tế và ổn định xã hội, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, bước đầu phát huy được nhiều lợi thế của tỉnh, thu hút được sự quan tâm của Trung ương, sự hợp tác và giúp đỡ của các Bộ, ngành.

f. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu các ngành kinh tế đang từng bước được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm tương đối các ngành nông nghiệp. Quá chuyển dịch cơ cấu kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên đáng kể, chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh.

Cơ cấu nội bộ từng ngành: Trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi, thủy sản có xu hướng tăng. Trong sản xuất ngành công nghiệp, mặc dù giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm sản vẫn chiếm tỉ trọng lớn, nhưng tỉ trọng các ngành công nghiệp năng lượng, khai khoáng mỏ có chiều hướng tăng trong những năm gần đây. Doanh thu du lịch, dịch vụ tăng với tốc độ cao, từng bước nâng tỉ trọng giá trị sản xuất khối các ngành dịch vụ. Trong cơ cấu thành phần kinh tế có sự chuyển đổi theo xu hướng tăng tỉ trọng thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.

Bảng 2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2008-

2013 ĐVT: % STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Nông lâm thủy sản 65,54 59,55 58,95 55,64 53,07 44,56

2 Công nghiệp, xây

dựng 13,2 15,29 15,26 15,68 16,47 17,04

3 Thương mại, dịch vụ 21,26 25,16 25,79 28,68 30,46 38,4

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm 2013

Tóm lại, với những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và thuận lợi, khó khăn trong những năm đổi mới của ngành nông nghiệp ở ĐăkLăk đã có những bước phát triển khá, đặc biệt sự góp phần đáng kể của kinh tế trang trại trồng trọt, thể hiện vai trò tiên phong trong phát triển sản xuất hàng hóa. Vì

vậy cần có sự đầu tư lớn để khai thác tiềm năng của kinh tế trang trại trồng trọt trong những năm tới.

2.1.3. Chính sách của địa phƣơng về phát triển trang trại

Chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về phát triển kinh tế trang trại như: Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP, ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại; Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK, ngày 23/6/2000 của liên Bộ Nông nghiệp & PTNT - Tổng cục thống kê về hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại; Thông tư số 82/2000/TT-BTC, ngày 14/8/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn chính sách tài chính nhằm phát triển kinh tế trang trại…

Hội nghị Trung ương VI (khóa VIII) đã khẳng định: “Nhà nước khuyến

khích phát triển kinh tế trang trại gia đình được khuyến khích phát triển theo quy định của pháp luật để khai thác đất trống đồi núi trọc, đất hoang hóa ở trung du, miền núi và ven biển”

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk lần thứ XIV đã xác định: “Tập trung đầu tư để hình thành vùng kinh tế tổng hợp theo hướng nông, lâm, ngư nghiệp gắn với sự phát triển trang trại, dịch vụ và du lịch, định canh, định cư, phân bố lại lao động xây dựng địa bàn chiến lược về kinh tế, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái, khuyến khích các thành phần kinh tế ở đồng bằng lên xây dựng phát triển kinh tế trang trại”.

Ngày 10/7/2009, Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Nghị quyết số 06/2009/NQ-HĐND về một số chính sách phát triển kinh tế trang trại tỉnh ĐắkLắk giai đoạn 2011-2015 đã tạo thêm niềm tin vững chắc cho các hộ nông dân đầu tư phát triển kinh tế trang trại, là nhân tố quan trọng, tạo điều kiện cho các chủ trang trại hoạt động mạnh mẽ, thúc đẩy sản xuất trên các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản, hình thành vùng nguyên liệu, góp

phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo, phân bố lại lao động, dân cư hợp lý, từng bước đổi mới bộ mặt xã hội nông thôn tỉnh Đắk Lắk.

UBND tỉnh ĐắkLắk đã ban hành Quyết định số 3417/QĐ-UBND, ngày 27/11/2009 của UBND tỉnh Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 06/2009/NQ-HĐND, ngày 10/7/2009 của HĐND tỉnh. Nội dung của chính sách cụ thể là ngân sách tỉnh hỗ trợ:

- Lập huy hoạch phát triển kinh tế trang trại cấp tỉnh và huyện (hỗ trợ không quá 500 triệu đồng đối với quy hoạch cấp tỉnh và không quá 200 triệu đồng đối với quy hoạch cấp huyện);

- Hỗ trợ di dời đối với các trang trại chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường ra khu vực trang trại chăn nuôi tập trung (hỗ trợ 50% chi phí: tháo dỡ, vận chuyển và những tài sản không di dời được);

- Hỗ trợ 70% chi phí đào tạo, tập huấn cho các chủ trang trại;

- Hỗ trợ nộp thay tiền bảo hiểm xã hội, y tế cho lao động là người đồng bào dân tộc thiểu số làm việc tại các trang trại; miễn tiền thuê đất 11 năm cho các trang trại mới thành lập;

- Hỗ trợ xây dựng các mô hình trang trại điểm áp dụng công nghệ cao (mức hỗ trợ tối đa 50 triệu đồng/mô hình), mô hình cơ giới hóa nông nghiệp và bảo quản chế biến sản phẩm sau thu hoạch (mức hỗ trợ tối đa 75 triệu đồng/mô hình);

- Các chủ trang trại vay vốn ngân hàng được hỗ trợ 30% lãi suất tại thời điểm (với mức vay được hỗ trợ là không quá 500 triệu đồng, thời gian hỗ lãi vay không quá 36 tháng). Tổng kinh phí hỗ trợ thực hiện chính sách giai đoạn 2010-2015 khoảng 22 tỷ đồng.

Tuy nhiên, kể từ khi ban hành, do điều kiện kinh phí tỉnh bố trí hạn chế nên chưa thực hiện đầy đủ các chính sách; việc triển khai thực hiện một số chính sách chưa có hiệu quả, chưa tạo được sự phấn khởi và yên tâm để các trang trại mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất theo hướng bền vững.

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI TRỒNG TRỌT Ở TỈNH ĐẮK LẮK TỈNH ĐẮK LẮK

2.2.1. Tình hình gia tăng số lƣợng các trang trại trồng trọt

Tính đến cuối năm 2013, trong tổng số các loại hình trang trại thì có 1.126 trang trại trồng trọt, trong đó có 376 trang trại cây hàng năm, tăng bình quân hàng năm khoảng 8,1%. Trong khi số lượng trang trại cây lâu năm (chủ yếu là cây cà phê, cao su) cũng có xu hướng tăng nhưng không ổn định, năm 2007 có 533 trang trại đến 2012 còn 456 trang trại, giảm 77 trang trại, giảm 14,44% so với năm 2010, nguyên nhân giảm chủ yếu do giá cà phê trên thị trường biến động giảm trong năm 2003, 2007 đã ảnh hưởng đến việc giảm đầu tư, chăm sóc và một số chủ trang trại đã quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng thay thế cho cây cà phê ở những vùng có độ dốc lớn, xa nguồn nước, đất xấu,... Tuy nhiên, từ năm 2008 đến 2012 lại có xu hướng tăng trở lại, với việc hình thành và phát triển các trang trại trồng tiêu, cao su và đến năm 2013 số trang trại trồng cây lâu năm của tỉnh tăng lên 750 trang trại, bình quân hàng năm cả giai đoạn là 5,9%/năm.

Biểu đồ 2.1. Tình hình phát triển trang trại trồng trọt tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2007-2013

Nguồn: Số liệu tổng hợp báo cáo các huyện từ 2007 – 2013

Trang trại trồng cây hàng năm chủ yếu trồng các loại cây như ngô, lúa, mía... tập trung tại các huyện Ea Súp (114 TT), Lắk (87 TT), Krông Ana (76 TT), M’Đrắk (42 TT) và Cư M’gar (36 TT). Trong khi đó trang trại trồng các loại cây lâu năm như cà phê, tiêu, cao su chủ yếu tập trung tại các huyện Ea H’leo (206 TT), Cư M’gar (196 TT), Krông Năng (167 TT), Ea Kar (59 TT) và thị xã Buôn Hồ (30 TT).

Các loại hình trang trại phân bố phụ thuộc vào điều kiện sinh thái tự nhiên thể hiện rõ ở 5 khu vực: cao nguyên Buôn Ma Thuôt có số lượng trang trại lớn nhất (chiếm 65,9% tổng số trang trại trồng trọt toàn tỉnh), tiếp đến là vùng núi thấp trũng Krong Ana - Lăk chiếm 14,48% và vùng cao nguyên Ea Súp 14,3%, còn lại là vùng cao nguyên M'Đrak (3,82%) và vùng núi cao Chư Yang Sin (1,5%). Số liệu được thể hiện ở biểu đồ 2.2 và bảng 2.5 sau:

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu các loại hình trang trại phân bố theo vùng sinh thái năm 2013

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn tỉnh ĐăkLăk 2013

Bảng 2.5: Các loại hình trang trại phân bố theo vùng sinh thái năm 2013 Loại hình TT TT trồng cây hàng năm TT trồng cây lâu năm

Các vùng sinh thái Tổng 376 750 1. Vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột SL 50 692 DT BQ 1 TT (ha) 9,74 6,29 Cơ cấu (%) 6,74 93,26 2. Vùng cao nguyên Ea Súp SL 114 47 DT BQ 1 TT (ha) 5,9 8,62 Cơ cấu (%) 70,81 29,19 3. Vùng cao nguyên M'Đrak SL 42 1 DT BQ 1 TT (ha) 10,14 27 Cơ cấu (%) 97,67 2,33

4. Vùng núi thấp trũng Krong Ana - Lăk

SL 156 7

DT BQ 1 TT (ha) 4,31 19,14

Cơ cấu (%) 95,71 4,29

5. Vùng núi cao Chư Yang Sin

SL 14 3

DT BQ 1 TT (ha) 6,29 14,33

Cơ cấu (%) 82,35 17,65

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh ĐăkLăk

Tóm lại, việc hình thành và phát triển KTTT chủ yếu từ nông hộ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thói quen, kinh nghiệm, thị trường tiêu thụ. Thực tế cho thấy trên địa bàn tỉnh tồn tại rất nhiều trang trại tự phát, dựa vào sự năng động, sáng tạo, tự bươn chải và ý chí làm giàu của chủ trang trại mà chưa có sự hỗ trợ tích cực của lãnh đạo của các cấp, các ban ngành của địa phương.

2.2.2. Tình hình gia tăng nguồn lực cho trang trại trồng trọt

a. Về đất đai

Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu của trang trại trồng trọt, phần lớn các trang trại phát triển mạnh ở vùng trung du và miền núi. Quy mô trang trại lớn hay nhỏ phụ thuộc vào loại hình sản xuất của trang trại. Hầu hết các loại hình trang trại trồng trọt đều sử dụng đồng thời nhiều nguồn lực đất đai khác nhau như: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp để sản xuất.

Tổng diện tích đất của các trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh năm 2013 là khoảng 7.284 ha, chiếm 75,12% tổng diện tích đất các loại hình trang trại, nhưng chỉ chiếm 1,54% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh. Trong đó:

- Đất trồng cây hàng năm có 2.346 ha, bình quân 4,8 ha/trang trại, giảm 0,1 ha so với năm 2007; các huyện có diện tích bình quân tương đối cao là

M’Đrắk (8ha/trang trại), Ea Kar (6,8ha/trang trại), Krông Ana (5,2ha/trang trại), Krông Bông (5,1ha/trang trại). Đất trồng cây hàng năm của trang trại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh đăk lắk (Trang 49)