Tình hình kết quả và hiệu quả trang trại trồng trọt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh đăk lắk (Trang 74 - 82)

7. Kết cấu của luận văn

2.5.5. Tình hình kết quả và hiệu quả trang trại trồng trọt

a. Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại trồng trọt

* Giá trị sản xuất

Tổng GTSX của các TT năm 2013 là 845.373 triệu đồng, tăng gấp 6,9 lần so với năm 2007; trong đó một số huyện, thành phố có giá trị sản xuất cao là: thành phố Buôn Ma Thuột: 166.610 triệu đồng, huyện Ea Kar: 108.956 triệu đồng, Cư M’gar: 97.500 triệu đồng, Krông Pắk: 94.387 triệu đồng.

Bình quân giá trị sản xuất trang trại toàn tỉnh là 323 triệu đồng/trang trại; trong đó các huyện, thành phố như: Krông Pắk, Cư Kuin và thành phố Buôn Ma Thuột có mức bình quân trang trại rất cao, cao gấp 2,2 đến 3,2 lần so với mức bình quân chung của tỉnh. Mức bình quân trang trại của huyện Krông Pắk là 687 triệu đồng/trang trại, thành phố Buôn Ma Thuột: 544 triệu đồng/trang trại và huyện Cư Kuin là: 468 triệu đồng/trang trại; điều này chứng tỏ các trang trại đã lựa chọn loại hình trang trại đầu tư vốn sản xuất có quy mô lớn và đem lại giá trị sản lượng hàng hóa cao hơn các trang trại khác trên toàn tỉnh. Tuy nhiên, một số huyện như: Lắk, Ea Súp, Krông Bông, Krông Ana lại có mức bình quân giá trị sản xuất trang trại thấp.

Cụ thể giá trị sản xuất của các trang trại là:

- Giá trị giá trị sản xuất của các trang trại trồng cây hàng năm là 77.336 triệu đồng; tập trung phần lớn tại các huyện có vùng lúa nước, ngô, mía,… phát triển như Ea Súp, Krông Ana, M’Đrắk, Cư M’gar; bình quân 1 trang trại là 206 triệu đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2007.

- Giá trị giá trị sản xuất của các trang trại trồng cây lâu năm là 281.690 triệu đồng, chủ yếu là của các trang trại thuộc các huyện có diện tích cây lâu năm lớn như: Cư M’gar, Krông Năng, Ea H’leo; bình quân 1 trang trại là 376 triệu đồng, tăng gấp 2,6 lần so với năm 2007.

Bảng 2.10. Giá trị sản xuất trang trại phân theo địa bàn tỉnh ĐắkLắk năm 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu GTSX TT trồng trọt Tổng GTSX BQ/1TT

Cây hàng năm Cây lâu năm

GTSX BQ/1TT GTSX BQ/1TT M'Đrắk 16.143 375 16.101 383 42 42 Ea Kar 22.653 328 3.986 362 18.668 316 Krông Pắk 4.123 687 1.422 711 2.701 675 Ea H'leo 65.652 328 65.652 319 Krông Búk 10.581 481 10.581 481 TX.Buôn Hồ 17.458 582 17.458 582 Krông Năng 68.127 408 522 174 67.605 405 Ea Súp 21.344 160 18.74 164 2.604 118 Buôn Đôn 4.916 214 4.916 197 Cư M'gar 89.473 389 5.428 160 84.045 429 Lắk 12.976 149 12.976 149 Krông Bông 1.972 197 1.333 190 639 213 Krông Ana 19.41 234 16.828 221 2.582 369 Cư Kuin 935 468 935 468 TP. BMT 3.262 544 3.262 544 Toàn tỉnh 359.026 323 77.336 206 281.69 376

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013

Chỉ tiêu chi phí trung gian ở đây được tập hợp từ tất cả các khoản chi phí vật chất, chi phí dịch vụ thuê ngoài cho sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ chi phí của trang trại trồng trọt năm 2013 là 58,21%, trong đó chi phí trang trại cây hàng năm khoảng 55%, trang trại cây lâu năm 59,21%.

* Thu nhâp của trang trại trồng trọt

Tổng thu nhập của trang trại trồng trọt tỉnh Đắk Lắk năm 2013 là chủ yếu, chiếm 65,81% tổng thu nhập, tiếp đến là thu từ chăn nuôi, còn thu từ thủy sản và lâm nghiệp chỉ chiếm khoảng 7,55% tổng thu nhập. Bên cạnh đó, ngoài nguồn thu chính từ loại hình của trang trại trồng trọt, các chủ trang trại còn tận dụng các lợi thế về đất đai, mặt nước,…để sản xuất thâm canh, đa canh, tạo thêm thu nhập cho trang trại.

Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ cơ cấu thu nhập của trang trại

Trang trại trồng trọt mặc dù tập trung đầu tư thâm canh các loại cây ngắn ngày và công nghiệp dài ngày bên cạnh đố các trang trại cũng đã tận dụng tối đa nguồn lực như phát triển thêm chăn nuoi, nuôi trồng thủy sản hoặc trồng rừng để tăng thu nhập. Nhìn chung, dù sản xuất hàng hoá ở mức độ cao trang trại vẫn mang dáng dấp của hộ nông dân (sản xuất phục vụ nhu cầu thị trường và nhu cầu bản thân gia đình).

Trang trại tổng hợp: Thu nhập chủ yếu là từ trồng trọt (54,68%), còn lâm nghiệp chiếm 22,32%, chăn nuôi chiếm 18,33% và thủy sản chiếm 4,67%. Như vậy loại trang trại kết hợp tỏ ra phù hợp với điều kiện đất đai và

điều kiện sản xuất của địa phương. Tuy trồng trọt là nguồn thu chủ lực nhưng các chủ trang trại đã biết tận dụng nguồn lực để phát triển thêm chăn nuôi: gà, lợn, bò,... chăn nuôi tạo ra nguồn phân chuồng tại chỗ bón cho cây trồng, nhằm tổ chức sản xuất hợp lý, tiết kiệm được chi phí đầu vào.

* Thu nhập bình quân trang trại trồng trọt:

Thu nhập bình quân của trang trại của tỉnh Đắk Lắk năm 2013 là 150.049 triệu đồng, tăng 3,6 lần so với năm 2007. Trong trang trại trồng trọt, thu nhập bình quân trang trại trồng cây lâu năm cao gấp 3,27 lần so với trang trại trồng cây hàng năm.

Trong cùng một loại trang trại cũng có sự khác nhau lớn về thu nhập. Đối với loại trang trại trồng cây hàng năm, trang trại trồng mía cho thu nhập 183,17 triệu đồng, trang trại trồng lúa, ngô chỉ đạt 79,38 triệu đồng và 78,35 triệu đồng. Đối với trang trại trồng cây lâu năm, trang trại trồng cao su và cà phê cho thu nhập cho thu nhập khá cao, còn trang trại trồng điều lại rất thấp.

Khi giá cả nông sản biến động lớn, phương án cho thu nhập cao và ổn định là đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá cây trồng.

* Chi phíbình quân trang trại trồng trọt:

Bình quân trang trại có chi phí 208.977 triệu đồng chiếm tỷ trọng 58,20% trong giá trị sản xuất bình quân của trang trại. Trong từng loại trang trại chi phí đầu tư cũng có sự khác nhau lớn, cụ thể trang trại trồng cây cao su có chi phí lớn, trang trại điều và lúa lại thấp. Điều này đặt ra cho các chủ trang trại phải lựa chọn loại cây trồng khi lượng vốn lưu động hạn hẹp. Qua số liệu cho thấy qui mô và loại hình cây trồng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại. Với một qui mô thích hợp và lựa chọn cơ cấu cây trồng hợp lý sẽ cho hiệu quả kinh tế cao. Trong điều kiện cho phép mở rộng quy mô sản xuất để nâng cao thu nhập thì trang trại cao su, hồ tiêu, cà phê có lợi hơn so với các loại hình trang trại khác.

Bảng 2.11. Thu nhập bình quân 1 trang trại phân theo ngành sản xuất, tỉnh Đắk Lắk năm 2013

STT Trang trại ĐVT GTSX Chi phí Thu nhập

I TT Trồng trọt Tr.đồng 323,16 188,10 135,06

1 Cây hàng năm " 205,68 112,21 93,48

Lúa " 177,81 98,43 79,38

Ngô " 178,60 100,25 78,35

Mía " 379,53 196,35 183,17

2 Cây lâu năm " 375,59 222,38 153,20

Cà phê " 416,92 255,38 161,53 Tiêu " 254,35 138,42 115,93 Điều " 121,41 64,28 57,13 Cao su " 1.102,31 655,63 446,68 Cà phê-tiêu " 342,89 184,71 158,18 Cà phê-cao su " 437,43 236,30 201,13 Cà phê-điều " 236,50 123,84 112,66 II TT Tổng hợp " 553,77 365,56 188,20

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013.

b. Hiệu quả sử dụng các nguồn lực

* Hiệu quả sử dụng đất

Trong sản xuất nông nghiệp, để tăng khối lượng sản phẩm con người phải đầu tư vào đất đai và thông qua đất đai để tác động làm tăng sản lượng cây trồng. Đầu tư vào đất đai để qua đó làm tăng sản lượng cây trồng được coi như là đầu tư cho đất để làm tăng độ màu mỡ của đất. Ngoài ra còn có hiệu quả kỹ thuật trong việc sử dụng đất, đó là mối quan hệ về mặt vật chất giữa các yếu tố đầu vào và sản lượng đầu ra. Nó chỉ liên quan đến các đặc

tính vật chất của quá trình sản xuất. Hiệu quả kinh tế là mối quan hệ về mặt kinh tế giữa các yếu tố đầu vào và sản lượng đầu ra, có thể tính đến giá cả và sự phối hợp tối ưu các yếu tố đầu vào với những giá cả nhất định. Lợi nhuận tối đa là mục đích của việc xem xét tính toán hiệu quả kinh tế. Vì vậy các chủ trang trại không chỉ quan tâm đến việc nâng cao thu nhập cho trang trại mà còn chú ý đến việc cải tạo đất, nâng cao độ màu mỡ của đất.

Nguồn đất đai của các trang trại Đắk Lắk được hình thành từ nhiều nguồn: đất mới tự khai hoang, đất nương rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số, do chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ các tổ chức, cá nhân, đất nhận khoán, đất đấu thầu, đất thuê mướn. Đặc biệt đất đai của các trang trại phần lớn là đất đồi núi, địa hình phức tạp, độ màu mỡ kém, bị bỏ hoang hóa, bạc màu nhiều năm dưới nhiều hình thức. Từ khi có Nghị quyết 03/NQ-CP của Chính phủ về phát triển kinh tế trang trại, nông dân đã mạnh dạn đầu tư vốn, lao động cùng với khả năng về quản lý, khoa học công nghệ đã biến những vùng đất hoang, khô cằn hoặc úng ngập quanh năm thành những vùng kinh tế trù phú, sản xuất hàng hoá quy mô lớn, thúc đẩy kinh tế phát triển, mặt khác tạo ra thu nhập cao, kích thích người sản xuất thâm canh, tăng năng suất cây trồng, tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất tạo ra khối lượng nông sản ngày càng lớn; đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đất (năm 2013 GTSX bình quân một ha là 84,6 triệu đồng và thu nhập bình quân một ha là 27 triệu đồng). Kinh tế trang trại trồng trọt phát triển góp phần tạo ra các vùng sinh thái đa dạng, phong phú, góp phần bảo vệ đất đai, bảo vệ rừng, làm trong sạch môi trường sinh thái.

* Hiệu quả sử dụng vốn

Vốn sản xuất kinh doanh trong trang trại bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định của trang trại là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định, mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần từng phần trong

nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng.

Với những kết quả đã đạt được trong giá trị sản xuất của các loại hình trang trại trồng trọt, nên hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại tính theo hiệu quả sử dụng vốn đạt tương đối khá.

Trang trại trồng trọt chủ yếu là trang trại trồng cây lâu năm gồm các cây công nghiệp dài ngày như: cao su, cà phê, tiêu, điều... việc đầu tư theo một chu kỳ dài, thời gian kiến thiết cơ bản thường từ 3 - 6 năm, thời gian thu hồi vốn lâu, nhưng thời gian gần đây giá cả các mặt hàng nông sản có xu hướng tăng nên khả năng đầu tư thâm canh cho cây trồng khá cao, tạo năng suất cao tăng thu nhập cho chủ trang trại và người lao động. Trung bình một trang trại đầu tư 733 triệu đồng vốn, trong 87,1% là vốn tự có và vốn huy động khác, 12,9% là vốn vay ngân hàng.

Do tình hình kinh tế có nhiều biến động trên thị trường thế giới, cũng như trong nước, các chủ trang trại đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường góp phần thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển và nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn, tính bình quân chung các trang trại trong cả giai đoạn 2007-2013, một đồng vốn bỏ vào sản xuất trang trại tạo ra được 0,7 đồng giá trị sản xuất và 0,3 đồng thu nhập.

* Hiệu quả sử dụng lao động

Kinh tế trang trại trồng trọt phát triển đã góp phần ổn định công ăn việc làm cho một bộ phận lao động ở nông thôn. Đa số các chủ trang trại là các hộ nông dân sản xuất giỏi, có năng lực sản xuất kinh doanh và có khả năng chỉ đạo và điều hành sản xuất, do đó hiệu quả sử dụng lao động ngày càng cao, đến nay bình quân một lao động trang trại tạo ra khoảng hơn 103 triệu đồng giá trị sản xuất và 56,7 triệu đồng thu nhập cho trang trại. Số lao động làm thuê chiếm gần 60% tổng số lao động của trang trại. Hầu hết số lao động đang

làm việc tại các trang trại chưa qua đào tạo mà chủ yếu là lao động phổ thông. Lao động kỹ thuật chủ yếu là kinh nghiệm được đúc rút qua thực tế sản xuất là chính. Tuy nhiên, hiện nay việc thuê lao động chủ yếu theo hình thức thoả thuận giữa chủ trang trại và người làm thuê, không có ký kết hợp đồng lao động, việc thực hiện Thông tư số 23/2000/TT-LĐ-TBXH, ngày 28/9/2000 của Bộ Lao động - Thương binh Xã hội “Hướng dẫn áp dụng một số chế độ đối với người lao động làm việc trong các trang trại” chưa được các chủ trang trại thực hiện.

* Hiệu quả về chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ

Kinh tế trang trại Đắk Lắk chủ yếu là trang trại gia đình có khả năng tiếp thu nhiều trình độ khoa học và công nghệ khác nhau, từ thô sơ đến hiện đại, phù hợp với yêu cầu và khả năng sản xuất nên đạt mức chi phí sản xuất thấp và hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất hàng hoá. Tuy quy mô không lớn nhưng trang trại gia đình đã dung nạp được hiện đại hóa nông nghiệp với mức độ cao.

Đối với trang trại trồng cà phê đã sưu tầm, học hỏi, tập huấn về cách ghép chồi cà phê, áp dụng các chế độ bón phân cân đối, tưới hợp lý, phòng trừ bệnh hại nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả.

Nâng cao từng bước trình độ hiểu biết về khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là tiếp thu những tiến bộ khoa học trong việc sử dụng giống mới, kỹ thuật ghép, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại... Ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái của người sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (sản xuất cà phê theo hướng bền vững).

* Hiệu quả về mặt xã hội

Sau những năm chuyển đổi từ kinh tế hộ hiệu quả thấp sang mô hình kinh tế trang trại, ban đầu chỉ là tự phát, song đến nay phong trào làm kinh tế theo hướng trang trại tập trung đã và đang có bước phát triển mạnh mẽ cả về

số lượng, quy mô cũng như hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh đăk lắk (Trang 74 - 82)