Tình hình tổ chức sản xuất trang trại trồng trọt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh đăk lắk (Trang 68)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Tình hình tổ chức sản xuất trang trại trồng trọt

- Về hình thức tổ chức quản lý TT: Ở ĐăkLăk phổ biến là hình thức TT gia đình do một hộ gia đình tự chủ trong sản xuất kinh doanh, chủ TT trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh, trực tiếp sản xuất như lao động chính, việc thuê lao động chủ yếu theo thời vụ, số lượng lao động thuê thường xuyên chiếm tỉ trọng thấp so với tổng số lao động trong TTTT.

- Về phương thức chiến lược sản phẩn của các TTTT ở tỉnh ĐăkLăk cũng rất đa dạng, cụ thể:

+ Đối với TT trồng cây hàng năm thường bao gồm những cây trồng chủ yếu như: lúa, bắp, mì, bông, đậu tương...

+ Đối với TT trồng cây lâu năm thường tập trung vào các loại cây trồng có giá trị xuất khẩu cao như cà phê, cao su, hồ tiêu, ca cao, hạt điều.

Tuy nhiên, để xác định phương hướng chiến lược sản phẩm các TTTT ở ĐăkLăk thường làm một cách tự phát theo phong trào. Ví dụ như hiện nay giá cả của cây hồ tiêu đang tăng cao nên các hộ gia đình cũng như các chủ TT đang đổ xô, gia tăng diện tích trồng cây hồ tiêu thay thế cho các diện tích cây cà phê, cao su...

- Về kế hoạch sản xuất của các TTTT ở tỉnh ĐăkLăk cũng đã nhằm vào phát huy thế mạnh của địa phương như diện tích đất rộng, quỹ đất đỏ bazan lớn, phù hợp với trồng các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế, xuất khẩu cao như: Cà phê, ca cao, cao su, hồ tiêu... Tuy nhiên, những kế hoạch sản xuất của TTTT thường chưa có cơ sở đáng tin cậy về đầu ra (thị trường tiêu thụ và giá cả) và các chủ TT thiếu kiến thức, thông tin về thị trường trong nước và thế giới. Do đó sản xuất của một số TT gặp khó khăn về tiêu thụ sản phẩm.

- Nhiều chủ TT ở ĐăkLăk có năng lực và kinh nghiệm sản xuất, điều hành có hiệu quả, tuy nhiên còn hạn chế. Mặt yếu về quản lý của các TTTT ở ĐăkLăk là chế độ thống kê, ghi chép chứng từ sổ sách kế toán chưa có nề nếp, nên gặp nhiều khó khăn trong việc đúc kết, phân tích hoạt động kinh tế của các TT. Nguyên nhân là các chủ TT chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về mặt này, chưa quen thực hiện chế độ tài chính kế toán của doanh nghiệp, có tâm lý e ngại không muốn ghi chép đầy đủ tình hình tài chính của TT.

Việc quản lý điều hành chủ yếu là theo kinh nghiệm cho nên thường lúng túng bị động khi tình hình sản xuất kinh doanh biến động như: Giá cả đầu vào tăng, giá cả sản phẩm giảm, thời tiết hạn hán, lũ lụt...

Trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh, các chủ TTTT ở ĐăkLăk chưa có tính liên kết, hợp tác trong vấn đề xử lí chuỗi cung ứng giữa đầu vào (cung ứng vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) và đầu ra (tiêu thụ sản phẩm).

Kinh tế trang trại là mô hình kinh tế sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp. Việc giải quyết yếu tố đầu ra đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển ổn định của trang trại. Chương trình liên kết 4 "nhà" (nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, nông dân) vẫn chưa thực sự cho hiệu quả như mong muốn, các mối liên kết dọc và ngang hình thành và phát triển khó khăn. Cụ thể, mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, nông dân và nông dân trong các trang trại, tổ hợp tác, câu lạc bộ khuyến nông vẫn khá lỏng lẻo, không gắn kết được lợi ích và trách nhiệm của các bên với nhau… Mối liên kết thiếu chặt chẽ đã khiến nông dân, doanh nghiệp không an tâm đầu tư, sản xuất. Nhìn chung, các trang trại trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với tiêu thụ. Đây là vấn đề đã tồn tại trong thời gian dài nhưng chưa có hướng giải quyết triệt để. Tình trạng sản phẩm nông sản hàng hóa do các trang trại sản xuất ra không tiêu thụ được hoặc phải bán với giá thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường ở những địa bàn thuận lợi, trong khi giá các yếu tố đầu vào phải mua với giá cao đang nổi lên là một trong những vấn đề bức xúc mà các chủ trang trại đang phải chấp nhận, chưa có giải pháp khắc phục.

Ngoài ra, việc liên kết sản xuất của các trang trại trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua chưa phát triển. Vấn đề liên kết sản xuất kinh doanh giữa các trang trại với nhau, giữa trang trại với các doanh nghiệp nhà nước, với các hợp tác xã nông nghiệp chưa được các chủ trang trại quan tâm đúng mức. Vì thế các trang trại gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất, cũng như

giải quyết các yếu tố đầu vào, đầu ra của trang trại còn nhiều bất cập, gây nhiều thiệt hại cho các chủ trang trại.

2.2.4. Tình hình thị trƣờng cho sản phẩm của trang trại trồng trọt

Các loại sản phẩm hàng hóa của kinh tế trang trại trong những năm gần đây đã tăng cả về số lượng và chất lượng đòi hỏi thị trường tiêu thụ ngày càng đa dạng và mở rộng. Tình hình thị trường tiêu thụ thể hiện như sau:

- Bán trực tiếp cho các nhà máy chế biến trên cơ sở hợp đồng tiêu thụ nông sản được ký kết với các cơ sở chế biến (nhà máy đường Ea Knôp huyện Ea Kar, Nhà máy đường Tâm Thắng huyên Cư Jút tỉnh ĐăkNông, Nhà máy chế biến tinh bột sắn, nhà máy chế biến hạt điều và nhà máy chế biến thức ăn gia súc ở cụm công nghiệp Ea Đa huyện Ea Kar, Nhà máy chế biến cà phê hòa tan Trung Nguyên, Công ty cà phê Ngon tại Chư Kuin,.... Hình thức tiêu thụ này chủ yếu được thực hiện tại các vùng nguyên liệu tập trung.

- Bán trực tiếp cho các doanh nghiệp kinh doanh thương mại để xuất khẩu như Công ty 2-9, Công ty cà phê Thắng Lợi, Công ty cà phê Phước An...

- Bán cho các đại lý, nhà buôn nông sản theo các hình thức:

+ Mua đứt - bán đoạn: Chủ trang trại bán sản phẩm cho các nhà buôn trên cơ sở trao đổi thỏa thuận giá và thanh toán tiền. Hình thức này có ưu điểm là tạo ra thị trường tiêu thụ sôi động, chủ trang trại có cơ hội lựa chọn đối tác tiêu thụ, phù hợp vói đặc điểm sản xuất đa dạng và quy mô nhỏ của nhiều trang trại. Song có hạn chế là chủ trang trại không chủ động được nơi tiêu thụ, dễ bị ép giá khi các nhà buôn liên kết làm giá với nhau, nhất là những nơi điều kiện giao thông không thuận lợi.

+ Ứng trước vốn, vật tư cho trang trại và mua lại sản phẩm khi thu hoạch: Hình thức này trên thực tế đã giúp nhiều chủ trang trại có được một phần nguồn vốn sản xuất để duy trì sự hoạt động của trang trại song hạn chế lớn của nó là chủ trang trại thường là người chịu thiệt thòi bởi phải chịu lãi

suất cao và bị ép giá sản phẩm.

Trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk sau hơn 12 năm thực hiện Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng đã bước đầu hình thành liên kết giữa trang

trại, hộ nông dân với các nhà máy chế biến nông sản trong sản xuất và tiêu

thụ. Hầu hết các trang trại trồng mía, bông, cà phê, cao su,... nằm trong vùng nguyên liệu đều ký kết hợp đồng vói nhà máy.

Thông qua hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản bước đầu đã gắn trách nhiệm giữa DN với trang trại; các trang trại được đầu tư, hỗ trợ về giống, vật tư nông nghiệp, khoa học kĩ thuật, vốn, góp phần tăng năng suất, chất lượng nông sản; sản phẩm sản xuất ra xác định được nơi tiêu thụ vói giá cả hợp lý, tạo sự yên tâm cho chủ trang trại, hiệu quả và thu nhập trang trại từng bước được nâng cao. Các DN chế biến có nguồn nguyên liệu ổn định, đảm bảo chất lượng để tiến hành sản xuất, khai thác có hiệu quả công suất của nhà máy.

Tuy nhiên, tỷ lệ tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng chưa cao. Chỉ có những loại sản phẩm có tính đặc thù, ít tiêu dùng phổ thông trên thị trường,

người sản xuất khó tiêu thụ nơi khác thì việc tuân thủ hợp đồng cao. Ngược

lại, những loại nông sản dễ chế biến, dễ tiêu thụ, nhiều đối tượng thu mua, giá cả biến động mạnh,... thì tỷ lệ tiêu thụ thấp như sắn, tiêu, cà phê.Việc liên kết giữa chủ trang trại với các nhà máy chế biến trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chưa tốt. DN chưa cân đối giữa công suất nhà máy với nguồn nguyên liệu; thị trường tiêu thụ sản phẩm sau chế biến chưa ổn định,... Đây là nguyên nhân dẫn đến sự tranh mua, tranh bán nguyên liệu giữa các nhà máy, trang trại. Thậm chí, đã xảy ra nhiều trường hợp khi nông sản được mùa hoặc nông sản bị rớt giá, một số DN không thực hiện mua sản phẩm theo giá sàn quy định mà tìm cách ép giá hoặc thậm chí không thu mua, với lý do không có thị trường tiêu thụ hay chất lượng nông sản không đảm

bảo khiến trang trại không tiêu thụ được sản phẩm.

Việc thực hiện chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng theo Quyết định số: 80/2002/QĐ-TTg, ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ còn gặp phải một số khó khăn như: sự biến động giá cả quá lớn của mặt hàng nông sản trên thị trường; thực tế các doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nông sản hàng hoá của nông dân chưa nhận được sự hỗ trợ nhiều từ phía Nhà nước theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTG; các hộ nông dân, trang trại tự ý phá vỡ hợp đồng khi có sự biến động lớn của giá cả thị trường... nên số lượng nông sản hàng hoá được tiêu thụ thông qua hợp đồng hàng năm chiếm một số lượng quá thấp (khoảng 20-30%).

Hoạt động thị trường và xúc tiến thương mại: lượng thông tin về thị trường, giá cả các chủ trang trại được tiếp cận còn hạn chế. Bên cạnh đó trong những năm qua thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa của khu vực TT tỉnh ĐăkLăk chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính của thế giới đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu như cà phê, cao su, hồ tiêu... Chẳng hạn đối với mặt hàng cà phê tiêu thụ trên 78 thị trường thế giới năm 2012, đến 2013 giảm 5 thị trường xuống còn 73 trong khi đó sản lượng cà phê cả nước bán thô, xuất khẩu đến 95%, chế biến trong nước chiếm tỉ lệ thấp 5%.

Đối với cao su do khủng hoảng nợ công kéo dài ở châu âu đã làm suy yếu kinh tế của khu vực này đã dẫn tới việc thu hẹp mức tiêu thụ cao su trong ngành chế biến lốp xe và các ngành công nghiệp khác. Trong khi đó nguồn cung cao su co xu hướng tăng cung vượt cầu. Thị trường tiêu thụ, xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc và Ấn Độ, trong khi đó cao su chịu sự phụ thuộc rất lớn ở thị trường Trung Quốc.

Chính những nguyên nhân trên làm giá cả nông sản bấp bênh và có xu hướng giảm, ảnh hưởng tới thu nhâp của các trang trại trồng trọt ở ĐăkLăk

2.5.5. Tình hình kết quả và hiệu quả trang trại trồng trọt

a. Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại trồng trọt

* Giá trị sản xuất

Tổng GTSX của các TT năm 2013 là 845.373 triệu đồng, tăng gấp 6,9 lần so với năm 2007; trong đó một số huyện, thành phố có giá trị sản xuất cao là: thành phố Buôn Ma Thuột: 166.610 triệu đồng, huyện Ea Kar: 108.956 triệu đồng, Cư M’gar: 97.500 triệu đồng, Krông Pắk: 94.387 triệu đồng.

Bình quân giá trị sản xuất trang trại toàn tỉnh là 323 triệu đồng/trang trại; trong đó các huyện, thành phố như: Krông Pắk, Cư Kuin và thành phố Buôn Ma Thuột có mức bình quân trang trại rất cao, cao gấp 2,2 đến 3,2 lần so với mức bình quân chung của tỉnh. Mức bình quân trang trại của huyện Krông Pắk là 687 triệu đồng/trang trại, thành phố Buôn Ma Thuột: 544 triệu đồng/trang trại và huyện Cư Kuin là: 468 triệu đồng/trang trại; điều này chứng tỏ các trang trại đã lựa chọn loại hình trang trại đầu tư vốn sản xuất có quy mô lớn và đem lại giá trị sản lượng hàng hóa cao hơn các trang trại khác trên toàn tỉnh. Tuy nhiên, một số huyện như: Lắk, Ea Súp, Krông Bông, Krông Ana lại có mức bình quân giá trị sản xuất trang trại thấp.

Cụ thể giá trị sản xuất của các trang trại là:

- Giá trị giá trị sản xuất của các trang trại trồng cây hàng năm là 77.336 triệu đồng; tập trung phần lớn tại các huyện có vùng lúa nước, ngô, mía,… phát triển như Ea Súp, Krông Ana, M’Đrắk, Cư M’gar; bình quân 1 trang trại là 206 triệu đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2007.

- Giá trị giá trị sản xuất của các trang trại trồng cây lâu năm là 281.690 triệu đồng, chủ yếu là của các trang trại thuộc các huyện có diện tích cây lâu năm lớn như: Cư M’gar, Krông Năng, Ea H’leo; bình quân 1 trang trại là 376 triệu đồng, tăng gấp 2,6 lần so với năm 2007.

Bảng 2.10. Giá trị sản xuất trang trại phân theo địa bàn tỉnh ĐắkLắk năm 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu GTSX TT trồng trọt Tổng GTSX BQ/1TT

Cây hàng năm Cây lâu năm

GTSX BQ/1TT GTSX BQ/1TT M'Đrắk 16.143 375 16.101 383 42 42 Ea Kar 22.653 328 3.986 362 18.668 316 Krông Pắk 4.123 687 1.422 711 2.701 675 Ea H'leo 65.652 328 65.652 319 Krông Búk 10.581 481 10.581 481 TX.Buôn Hồ 17.458 582 17.458 582 Krông Năng 68.127 408 522 174 67.605 405 Ea Súp 21.344 160 18.74 164 2.604 118 Buôn Đôn 4.916 214 4.916 197 Cư M'gar 89.473 389 5.428 160 84.045 429 Lắk 12.976 149 12.976 149 Krông Bông 1.972 197 1.333 190 639 213 Krông Ana 19.41 234 16.828 221 2.582 369 Cư Kuin 935 468 935 468 TP. BMT 3.262 544 3.262 544 Toàn tỉnh 359.026 323 77.336 206 281.69 376

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013

Chỉ tiêu chi phí trung gian ở đây được tập hợp từ tất cả các khoản chi phí vật chất, chi phí dịch vụ thuê ngoài cho sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ chi phí của trang trại trồng trọt năm 2013 là 58,21%, trong đó chi phí trang trại cây hàng năm khoảng 55%, trang trại cây lâu năm 59,21%.

* Thu nhâp của trang trại trồng trọt

Tổng thu nhập của trang trại trồng trọt tỉnh Đắk Lắk năm 2013 là chủ yếu, chiếm 65,81% tổng thu nhập, tiếp đến là thu từ chăn nuôi, còn thu từ thủy sản và lâm nghiệp chỉ chiếm khoảng 7,55% tổng thu nhập. Bên cạnh đó, ngoài nguồn thu chính từ loại hình của trang trại trồng trọt, các chủ trang trại còn tận dụng các lợi thế về đất đai, mặt nước,…để sản xuất thâm canh, đa canh, tạo thêm thu nhập cho trang trại.

Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ cơ cấu thu nhập của trang trại

Trang trại trồng trọt mặc dù tập trung đầu tư thâm canh các loại cây ngắn ngày và công nghiệp dài ngày bên cạnh đố các trang trại cũng đã tận dụng tối đa nguồn lực như phát triển thêm chăn nuoi, nuôi trồng thủy sản hoặc trồng rừng để tăng thu nhập. Nhìn chung, dù sản xuất hàng hoá ở mức độ cao trang trại vẫn mang dáng dấp của hộ nông dân (sản xuất phục vụ nhu cầu thị trường và nhu cầu bản thân gia đình).

Trang trại tổng hợp: Thu nhập chủ yếu là từ trồng trọt (54,68%), còn lâm nghiệp chiếm 22,32%, chăn nuôi chiếm 18,33% và thủy sản chiếm 4,67%. Như vậy loại trang trại kết hợp tỏ ra phù hợp với điều kiện đất đai và

điều kiện sản xuất của địa phương. Tuy trồng trọt là nguồn thu chủ lực nhưng các chủ trang trại đã biết tận dụng nguồn lực để phát triển thêm chăn nuôi: gà,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh đăk lắk (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)