Gia tăng nguồn lực cho trang trại trồng trọt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh đăk lắk (Trang 27 - 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Gia tăng nguồn lực cho trang trại trồng trọt

Kinh tế trang trại trồng trọt là tổng thể các yếu tố vật chất của trang trại trồng trọt và những mối quan hệ nảy sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại trồng trọt. Như vậy có thể hiểu phát triển kinh tế kinh tế trang trại trồng trọt là quá trình tăng cường các yếu tố vật chất của trang trại cả về mặt số lượng và chất lượng. Kinh tế trang trại trồng trọt phát triển hay không được thể hiện thông qua quy mô SXKD của trang trại ngày càng được mở rộng. Các yếu tố cơ bản của sản xuất được gia tăng cả về số lượng và chất lượng.

- Yếu tố đất đai: Sau một thời gian hoạt động kinh doanh quy mô đất đai của trang trại sẽ được phát triển thêm về mặt diện tích, đồng thời chất lượng các loại đất đai không ngừng được cải thiện, độ màu mỡ của đất đai ngày càng tăng lên.

- Yếu tố lao động: Lao động của trang trại ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, phản ánh sự phát triển ngày càng tăng nhanh của kinh tế trang trại. Trang trại ngày càng sử dụng nhiều lao động hơn với sự đòi hỏi ngày càng cao hơn về trình độ, kỹ năng và tay nghề của lao động, nhu cầu về lao động của các trang trại ngày càng đa dạng hơn, đòi hỏi tính chuyên nghiệp ngày càng cao hơn.

- Vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh của trang trại: Vốn là yếu tố vật chất hết sức quan trọng của sản xuất. Sau mỗi chu kỳ SXKD, trang trại có vốn tích lũy nhiều hơn, mức độ đầu tư cho sản xuất ngày càng lớn hơn chứng tỏ sự phát triển của kinh tế trang trại ngày càng rõ rệt. Vốn đầu tư ngày càng lớn thể hiện sức mạnh của kinh tế trang trại trồng trọt. Vốn đầu tư được thể hiện dưới hình thức là những tài sản như: nhà xưởng, máy móc thiết bị, các công trình phục vụ sản xuất kinh doanh và các loại tài sản lưu động khác. Các yếu tố vật chất này càng nhiều và chất lượng càng cao, càng hiện đại thì càng chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế trang trại trồng trọt.

- Trình độ công nghệ và các biện pháp kỹ thuật: mới được ứng dụng vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại trồng trọt. Mức độ đầu tư công nghệ và trình độ công nghệ được các trang trại đưa vào sử dụng ngày càng cao, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong trồng trọt được áp dụng ngày càng nhiều sẽ là yếu tố quyết định đến năng suất lao động, năng suất cây trồng, và trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của trang trại, một yếu tố tạo nên sức mạnh cạnh tranh của kinh tế trang trại trồng trọt trên thị trường. - Cách thức tổ chức sản xuất, cơ cấu sản xuất, mức độ chuyên môn hóa, trình độ sản xuất hàng hóa của các chủ trang trại. Đây là những yếu tố thể hiện sự tăng cường về mặt chất lượng trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế trang trại trồng trọt.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh đăk lắk (Trang 27 - 29)