THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI TRỒNG TRỌ TỞ TỈNH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh đăk lắk (Trang 55)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI TRỒNG TRỌ TỞ TỈNH

TỈNH ĐẮK LẮK

2.2.1. Tình hình gia tăng số lƣợng các trang trại trồng trọt

Tính đến cuối năm 2013, trong tổng số các loại hình trang trại thì có 1.126 trang trại trồng trọt, trong đó có 376 trang trại cây hàng năm, tăng bình quân hàng năm khoảng 8,1%. Trong khi số lượng trang trại cây lâu năm (chủ yếu là cây cà phê, cao su) cũng có xu hướng tăng nhưng không ổn định, năm 2007 có 533 trang trại đến 2012 còn 456 trang trại, giảm 77 trang trại, giảm 14,44% so với năm 2010, nguyên nhân giảm chủ yếu do giá cà phê trên thị trường biến động giảm trong năm 2003, 2007 đã ảnh hưởng đến việc giảm đầu tư, chăm sóc và một số chủ trang trại đã quyết định chuyển đổi cơ cấu cây trồng thay thế cho cây cà phê ở những vùng có độ dốc lớn, xa nguồn nước, đất xấu,... Tuy nhiên, từ năm 2008 đến 2012 lại có xu hướng tăng trở lại, với việc hình thành và phát triển các trang trại trồng tiêu, cao su và đến năm 2013 số trang trại trồng cây lâu năm của tỉnh tăng lên 750 trang trại, bình quân hàng năm cả giai đoạn là 5,9%/năm.

Biểu đồ 2.1. Tình hình phát triển trang trại trồng trọt tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2007-2013

Nguồn: Số liệu tổng hợp báo cáo các huyện từ 2007 – 2013

Trang trại trồng cây hàng năm chủ yếu trồng các loại cây như ngô, lúa, mía... tập trung tại các huyện Ea Súp (114 TT), Lắk (87 TT), Krông Ana (76 TT), M’Đrắk (42 TT) và Cư M’gar (36 TT). Trong khi đó trang trại trồng các loại cây lâu năm như cà phê, tiêu, cao su chủ yếu tập trung tại các huyện Ea H’leo (206 TT), Cư M’gar (196 TT), Krông Năng (167 TT), Ea Kar (59 TT) và thị xã Buôn Hồ (30 TT).

Các loại hình trang trại phân bố phụ thuộc vào điều kiện sinh thái tự nhiên thể hiện rõ ở 5 khu vực: cao nguyên Buôn Ma Thuôt có số lượng trang trại lớn nhất (chiếm 65,9% tổng số trang trại trồng trọt toàn tỉnh), tiếp đến là vùng núi thấp trũng Krong Ana - Lăk chiếm 14,48% và vùng cao nguyên Ea Súp 14,3%, còn lại là vùng cao nguyên M'Đrak (3,82%) và vùng núi cao Chư Yang Sin (1,5%). Số liệu được thể hiện ở biểu đồ 2.2 và bảng 2.5 sau:

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu các loại hình trang trại phân bố theo vùng sinh thái năm 2013

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn tỉnh ĐăkLăk 2013

Bảng 2.5: Các loại hình trang trại phân bố theo vùng sinh thái năm 2013 Loại hình TT TT trồng cây hàng năm TT trồng cây lâu năm

Các vùng sinh thái Tổng 376 750 1. Vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột SL 50 692 DT BQ 1 TT (ha) 9,74 6,29 Cơ cấu (%) 6,74 93,26 2. Vùng cao nguyên Ea Súp SL 114 47 DT BQ 1 TT (ha) 5,9 8,62 Cơ cấu (%) 70,81 29,19 3. Vùng cao nguyên M'Đrak SL 42 1 DT BQ 1 TT (ha) 10,14 27 Cơ cấu (%) 97,67 2,33

4. Vùng núi thấp trũng Krong Ana - Lăk

SL 156 7

DT BQ 1 TT (ha) 4,31 19,14

Cơ cấu (%) 95,71 4,29

5. Vùng núi cao Chư Yang Sin

SL 14 3

DT BQ 1 TT (ha) 6,29 14,33

Cơ cấu (%) 82,35 17,65

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh ĐăkLăk

Tóm lại, việc hình thành và phát triển KTTT chủ yếu từ nông hộ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thói quen, kinh nghiệm, thị trường tiêu thụ. Thực tế cho thấy trên địa bàn tỉnh tồn tại rất nhiều trang trại tự phát, dựa vào sự năng động, sáng tạo, tự bươn chải và ý chí làm giàu của chủ trang trại mà chưa có sự hỗ trợ tích cực của lãnh đạo của các cấp, các ban ngành của địa phương.

2.2.2. Tình hình gia tăng nguồn lực cho trang trại trồng trọt

a. Về đất đai

Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu của trang trại trồng trọt, phần lớn các trang trại phát triển mạnh ở vùng trung du và miền núi. Quy mô trang trại lớn hay nhỏ phụ thuộc vào loại hình sản xuất của trang trại. Hầu hết các loại hình trang trại trồng trọt đều sử dụng đồng thời nhiều nguồn lực đất đai khác nhau như: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp để sản xuất.

Tổng diện tích đất của các trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh năm 2013 là khoảng 7.284 ha, chiếm 75,12% tổng diện tích đất các loại hình trang trại, nhưng chỉ chiếm 1,54% diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh. Trong đó:

- Đất trồng cây hàng năm có 2.346 ha, bình quân 4,8 ha/trang trại, giảm 0,1 ha so với năm 2007; các huyện có diện tích bình quân tương đối cao là

M’Đrắk (8ha/trang trại), Ea Kar (6,8ha/trang trại), Krông Ana (5,2ha/trang trại), Krông Bông (5,1ha/trang trại). Đất trồng cây hàng năm của trang trại chủ yếu thuộc các huyện Ea Súp (603 ha), M’Đrắk (426 ha), Krông Ana (403 ha) và Lắk (315ha).

- Đất trồng cây lâu năm có 4.938 ha, chiếm 65,82% đất sản xuất nông nghiệp của các trang trại, bình quân 5,7 ha/trang trại. Quy mô diện tích đất trồng cây lâu năm của các huyện đã một phần phản ánh được thế mạnh và đặc trưng sản xuất của vùng. Một số huyện có diện tích trồng cây lâu năm cao như Cư M’gar: 1.416 ha, bình quân 7,13 ha/trang trại; Ea H’Leo: 955 ha, bình quân 4,49 ha/trang trại; Krông Năng: 911, bình quân 5,4 ha/trang trại.

Bảng 2.6: Tình hình sử dụng đất của các trang trại phân theo địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2013

Loại đất

Đất sản xuất nông nghiệp

Tổng Đất trồng cây hàng năm Bình quân ĐTCHN/1TT Đất trồng cây lâu năm Bình quân ĐTCLN/1TT Toàn tỉnh 7.284 2.346 4,8 4.938 5,7 M'Đrắk 453 426 8,0 27 0,8 Ea Kar 611 163 6,8 448 4,3 Krông Pắk 154 55 4,0 99 10,0 Ea H'leo 1.001 46 955 4,5 Krông Búk 201 8 193 8,4 Buôn Hồ 245 0 245 8,0 Krông Năng 934 23 3,2 911 5,4

Ea Súp 748 603 4,1 145 4,1 Buôn Đôn 330 70 - 260 6,4 M'gar 1.584 168 4,3 1.416 7,1 Lắk 348 315 3,6 33 - Krông Bông 66 43 5,1 23 5,1 Krông Ana 504 403 5,2 101 7,6 Cư Kuin 14 0 14 5,0 TP. BMT 93 24 69 2,0

Nguồn: Số liệu báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT năm 2013

Diện tích đất trang trại tăng cao do sự tích tụ ruộng đất và một số khu vực vùng sâu, vùng xa đã khai thác những vùng đất hoang hoá, đất trống đồi núi trọc để canh tác. Tuy nhiên, việc khai thác sử dụng vẫn còn mang tính tự phát, chưa phát huy hết tiềm năng đất đai. Đối với một số vùng không có khả năng trồng cà phê do thiếu nguồn nước cũng như đất đai không phù hợp, các chủ trang trại chủ yếu trồng điều kết hợp trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày như đậu đỗ trong vụ mùa.

b. Về vốn sản xuất

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi trang trại cần phải có một lượng vốn nhất định. Vốn là điều kiện tiên quyết, quyết định đến sự thành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại.

Bên cạnh sự đầu tư giúp đỡ của Nhà nước trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ vốn thông qua các chương trình dự án, việc hình thành kinh tế trang trại trồng trọt chủ yếu đã khai thác nội lực to lớn về vốn. Tổng vốn đầu tư cho việc phát triển kinh tế trang trại của toàn tỉnh Đắk Lắk năm 2007 là 210.128 triệu đồng, đến năm 2013 là 1.252.713 triệu đồng, tăng bình quân hàng năm 34,7%/năm, trong đó:

- Vốn tự có 1.091.113 triệu đồng, tăng bình quân giai đoạn 2007-2013 là 34,1%/năm.

- Vốn vay của các tổ chức tín dụng 161.600 triệu đồng, tăng bình quân giai đoạn 2007-2013 là 39,1%/năm.

Ngoài ra, vốn đầu tư bình quân cho 1 trang trại cũng tăng khá mạnh, khoảng 34%/năm, cụ thể:

- Tổng vốn đầu tư của trang trại trồng cây hàng năm năm 2013 là 182.697 triệu đồng so với năm 2007 tăng 165.296 triệu đồng, tăng bình quân hàng năm 48,4%/năm; còn vốn đầu tư bình quân 1 trang trại tăng từ 73 triệu đồng năm 2007 lên 485 triệu đồng năm 2013.

- Tổng vốn đầu tư của trang trại trồng cây lâu năm năm 2013 là 585.684 triệu đồng, tăng 504.348 triệu đồng so với năm 2007, bình quân tăng 39%/năm; vốn bình quân 1 trang trại tăng từ 153 triệu đồng năm 2007 lên 783 triệu đồng năm 2013.

Nhìn chung vốn đầu tư của các loại hình trang trại đều có diễn biến tăng qua các năm, nguyên nhân là do các trang trại đã chú trọng đầu tư theo hướng thâm canh, mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc trang thiết bị phục vụ sản xuất. Tuy nhiên về lĩnh vực trồng trọt, giá cả các mặt hàng nông sản chủ yếu của tỉnh Đắk Lắk tăng cao như cà phê, cao su, tiêu… đã tác động mạnh mẽ đến việc tăng về số lượng trang trại; mặt khác số lượng và quy mô đầu tư của các trang trại kinh doanh tổng hợp đều tăng đã

khẳng định do yêu cầu của kinh tế thị trường, đòi hỏi khối lượng nông sản hàng hoá đa dạng về sản phẩm, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu thị trường.

Vốn đầu tư bình quân cho 1 trang trại ngày càng tăng, năm 2007 vốn đầu tư bình quân trang trại là 170 triệu đồng và đến năm 2013 tăng lên 733 triệu đồng, tăng gấp 4,3 lần so với năm 2007; chứng tỏ quy mô các trang trại ngày càng lớn, các chủ trang trại đã quan tâm đến đầu tư chiều sâu như mua sắm máy móc thiết bị, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,… nhằm tăng hiệu qủa sử dụng vốn.

Biểu đồ 2.3: Tình hình vốn đầu tư của trang trại trồng trọt tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2007-2013

Phần lớn nguồn vốn của trang trại ở tỉnh Đắk Lắk được hình thành từ vốn tự có chiếm hơn 87,1% tổng nguồn vốn, vốn vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác chiếm tỷ lệ thấp (12,9%). Qua điều tra nhu cầu vay vốn, các chủ trang trại có nhu cầu vay vốn từ Ngân hàng rất lớn, nhưng lượng vốn vay được chỉ đáp ứng được khoảng 15-20% nhu cầu vay. Điều này chứng tỏ khả năng tiếp cận của các chủ trang trại với nguồn vốn vay còn nhiều hạn chế

mà nguyên nhân chính là do thiếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận trang trại, vì hiện tại Đắk Lắk chỉ có 57,4% diện tích đất trang trại được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và 18,2% trang trại được cấp giấy chứng nhận trang trại. Ngoài ra, do khả năng cho vay của ngân hàng, thủ tục rườm rà, rủi ro trong sản xuất, giá cả hàng hoá xuống thấp tạo áp lực tâm lý cho chủ trang trại. Một số loại hình trang trại có tính chất sản xuất thời gian dài như cà phê, tiêu, cao su và cây lâu năm khác, nên khả năng vay vốn với thời hạn dài là rất khó khăn.

c. Về lao động

* Thông tin về chủ trang trại:

Chủ trang trại ở địa bàn chủ yếu trực tiếp là người quản lý, điều hành trang trại, đồng thời là người trực tiếp sản xuất, chưa có trường hợp nào phải thuê lao động quản lý ngay cả các trang trại có quy mô lớn. Chất lượng lao động gia đình và trình độ của chủ trang trại ở tỉnh Đắk Lắk xuất thân từ nông dân (chiếm 83,13%), trình độ dân trí thấp, chỉ có kinh nghiệm, vốn và đất đai để làm trang trại. Ngoài ra, còn có những người đang là cán bộ công chức (chiếm 4,91%), cán bộ xã (4,74%), cán bộ công nhân hưu trí và các thành phần khác (7,22%); đây là những lao động nắm bắt kỹ thuật công nghệ và có thể chuyển đổi hướng sản xuất kịp thời với giá cả thị trường.

Bên cạnh đó, những năm gần đây chủ trang trại là đồng bào dân tộc thiểu số cũng ngày càng tăng, đến nay đã có 416 người, chiếm tỷ lệ 32,22%.

Trình độ chuyên môn của chủ trang trại khá thấp, hiện nay có trên 86% các chủ trang trại chưa qua đào tạo, số được đào tạo đại học và trên đại học chỉ chiếm 2,66%; còn lại trung cấp, cao đẳng chiếm 5,37%; sơ cấp và công nhân kỹ thuật chiếm: 5,89%. Trong số chủ trang trại được đào tạo thì số người được đào tạo kỹ thuật nông nghiệp chiếm 44,81%, kinh tế 21,58%, còn lại là các ngành nghề khác.

Bảng 2.7. Đặc điểm chủ trang trại ở tỉnh Đắk Lắk năm 2013 TT Chỉ tiêu ĐVT Toàn tỉnh Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Thành phần chủ TT Ngƣời 1.731 100 Nông dân " 1.439 83,13 Công chức đương chức " 85 4,91 Cán bộ xã " 82 4,74

Cán bộ, công nhân hưu trí " 51 2,95

Thành phần khác " 74 4,27

2 Trình độ chuyên môn chủ TT " 1.731 100

Sơ cấp, CNKT " 102 5,89

Trung cấp, Cao Đẳng " 93 5,37

Đại học trở lên " 46 2,66

Chưa qua đào tạo " 1.490 86,08

3 Chuyên ngành " 241 100

Kinh tế " 52 21,58

Kỹ thuật nông nghiệp " 108 44,81

Kỹ thuật khác " 38 15,77

Ngành khác " 43 17,84

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn

* Tình hình lao động trang trại:

- Phân theo loại hình sản xuất của trang trại:

Tổng số lao động của các trang trại trên địa bàn tỉnh năm 2013 là 8.203 người, tăng 1.613 lao động so với năm 2007; trong đó lao động của chủ trang trại 3.307 người, lao động thuê ngoài 4.896 người. Bình quân một trang trại

sử dụng 4,7 lao động, trong đó 1,91 lao động gia đình (chiếm 40,3%) và 2,83 lao động thuê ngoài (chiếm 59,7%).

Bình quân lao động phục vụ sản xuất trang trại trong giai đoạn 2007- 2013 hầu hết có xu hướng giảm vì các chủ trang trại đã quan tâm đến đầu tư phát triển sản xuất theo chiều sâu, mua sắm máy móc thiết bị để giảm bớt sức lao động trực tiếp của con người.

+ Lao động làm việc trong trang trại trồng cây hàng năm là 1.713 người, bình quân một trang trại 4,6 người, giảm 0,2 người so với năm 2007.

+ Lao động làm việc trong trang trại trồng cây lâu năm là 3.504 người, bình quân một trang trại 4,7 người, giảm 2,8 người so với năm 2007.

+ Lao động làm việc trong trang trại kinh doanh tổng hợp là 921 người, bình quân một trang trại 5,7 người, giảm 1,5 người so với năm 2007.

Trang trại sử dụng nhiều lao động nhất là loại hình trang trại tổng hợp (bình quân 5,7 lao động/trang trại), cao hơn lao động trong TTTT là 4,6 lao động/trang trại.

Bảng 2.8. Tình hình lao động phân theo loại hình trang trại năm 2013

STT Loại hình

trang trại

Số lao động của trang trại Tổng LĐ

của trang trại (ngƣời) Số trang trại Bình quân LĐ/trang trại Số lao động của TT (ngƣời) LĐ thuê ngoài thƣờng xuyên (ngƣời) LĐ thuê ngoài thời vụ (ngƣời) I Tổng TTTT 1.973 1.352 1.892 5.217 1.126 4,6 Cây hàng năm 871 318 524 1.713 376 4,6

Cây lâu năm 1.102 1.034 1.368 3.504 750 4,7

II TT Tổng hợp 355 257 309 921 163 5,7

- Phân theo các huyện, thị xã, thành phố:

Ngoài việc góp phần làm giàu cho các chủ trang trại, phát triển KTTT ở Đắk Lắk trong những năm qua đã giải quyết việc làm tại chỗ cho hơn 2.232 lao động làm thuê thường xuyên và 2.664 lao động làm thuê theo thời vụ tạm thời ở khu vực nông thôn. Đặc biệt một số huyện có tỷ lệ sử dụng lao động làm thuê/tổng lao động của trang trại khá cao là: Cư M’gar: 86,57%, M’Đrắk: 77,12%, Krông Búk: 72,73%, Ea H’leo: 72,58%, thị xã Buôn Hồ: 64,41%.

Lao động thời vụ chiếm 32,48% tổng số lao động sử dụng của các trang trại (1,5 lao động/trang trại), các huyện có tỷ lệ sử dụng lao động thời vụ/tổng lao động cao là: Cư M’gar: 66,41%, Ea H’leo: 44,6%, Lắk: 40,14%, M’Đrắk: 38,63%. Điều này cho thấy, trang trại tuy tổ chức theo quy mô sản xuất hàng hoá, có thuê sử dụng lao động, nhưng còn hạn chế ở mức độ quy mô nhỏ.

Giá thuê lao động trong các trang trại thường phổ biến từ 100.000 đ - 120.000 đ/ngày công, tuỳ thuộc vào thời vụ. Giá thuê lao động vào thời vụ thu hoạch cà phê, cao su thường cao hơn giá thuê bình thường từ 15.000 đ - 30.000 đ/ngày công.

Giá thuê lao động theo tháng thường thấp hơn giá thuê lao động ngày

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh đăk lắk (Trang 55)