Tổ chức sản xuất cho trang trại trồng trọt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh đăk lắk (Trang 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Tổ chức sản xuất cho trang trại trồng trọt

Tổ chức sản xuất, kinh doanh đối với một trang trại trồng trọt trong một nền kinh tế thị trường, đầu vào và đầu ra đều là hàng hóa, thực chất là điều hành một doanh nghiệp cỡ nhỏ, vừa và lớn tùy theo quy mô trang trại đòi hỏi người chủ trang trại phải có kiến thức và tích lũy kinh nghiệm trong thực tế đạt tiêu chuẩn của một người quản lý và một lao động chính của trang trại.

- Về hình thức tổ chức quản lý trang trại trồng trọt có các loại:

Ở nước ta, phổ biến là hình thức trang trại gia đình do một hộ gia đình tự chủ trong sản xuất kinh doanh... hình thức trang trại của công ty TNHH bắt đầu xuất hiện. Đặc biệt là ở các nông trường quốc doanh cũ đang hình thành và phát triển TT gia đình của các nông trường viên hoạt động theo hợp đồng kinh tế về đầu vào và đầu ra với doanh nghiệp quốc doanh, về phương thức điều hành thì phổ biến là chủ TT trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh, trực tiếp sản xuất như lao động chính. Có một số ít TTTT đã xuất hiện hình thức thuê người quản lý, hoặc chủ TT chỉ làm chức năng quản lý điều hành không trực tiếp sản xuất.

+ :

có liên quan để cung cấp hàng hoá, nguyên vật liệu, các sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh nhằm giảm chi phí sản xuất tăng lợi ích kinh tế cần phải tổ chức lại sản xuất, thành lập các tổ hợp, hợp tác xã …

+ :

à sự liên kết các khâu trên chuỗi cung cấp, mức độ liên kết tùy thuộc vào qui mô của các trang trại, mối liên kết này chủ yếu qua sự tin tưởng nhằm tìm đầu ra cho nông sản và sẽ giảm chi phí chuỗi giá trị. Các hình thức liên kết dọc gồm sản xuất theo hợp đồng, mô hình tập trung, mô hình đa chủ thể, mô hình trung gian, bao tiêu sản phẩm …

- Phương hướng chiến lược sản phẩm của các TTTT ở nước ta cũng đa dạng phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Phương thức sản xuất kinh doanh của các trang trại trồng trọ đã bắt đầu chuyển theo hướng chuyên môn hóa với các sản phẩm mũi nhọn như: lúa gạo, bắp, mì, cà phê, cao su, chè, hồ tiêu...

- Kế hoạch sản xuất của các TTTT nhằm vào phát huy thế mạnh của điều kiện tự nhiên như: vùng đồi núi trồng cây công nghiệp, những kế hoạch sản xuất của TTTT phải có cơ sở đáng tin cậy về đầu ra, muốn vậy thì các chủ TT cần phải có kiến thức và thông tin về thị trường trong nước và thế giới.

Mục tiêu cuối cùng đạt ra của quản lý sản xuất kinh doanh của TTTT là hiệu quả đạt được, thu hồi vốn, có lợi nhuận. Xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh của TTTT trên cơ sở đặc điểm điều kiện khả thi của TT (đất đai, vốn, công nghệ) và tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm (nhu cầu, giá cả trong và ngoài nước). Tính toán kỹ đầu vào và đầu ra của vụ sản xuất.

+ Đầu vào: Kế hoạch đầu tư vốn, giống, vật tư, lao động... chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

+ Đầu ra: Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, giá cả sản phẩm. - Quản lý điều hành việc thực hiện từng công đoạn trong mùa vụ sản xuất đúng tiến độ, đúng chất lượng, đúng định mức kinh tế kỹ thuật.

- Tổ chức lưu thông tiêu thụ sản phẩm.

- Hoạch toán sản xuất kinh doanh sau mùa vụ hoặc năm sản xuất, tính toán cân đối giữa vốn đầu tư và thu nhập, xác định lợi nhuận, tỉ suất lợi nhuận trên đồng vốn.

- Phân tích tình hình hiệu quả rút kinh nghiệm cho vụ sau. Việc xây dựng kế hoạch sản xuất, rút kinh nghiệm và hoạch toán kinh tế của TT do chủ TT tự làm.

1.2.4. Thị trƣờng cho sản phẩm của trang trại trồng trọt

Tất cả các TTTT hiện nay điều là những nơi sản xuất hàng hóa có sức cạnh tranh cao trên thị trường xã hội. Song nền kinh tế nước ta mới thực sự bước chân vào hàng hóa chưa lâu trình độ marketing chưa cao, chất lượng hàng hóa đưa ra thị trường mang nhiều yếu tố tự nhiên, chưa kết tinh được nhiều hàm lượng khoa học công nghệ hiện đại vào trong một đơn vị sản phẩm nên chưa tạo được những bước đi vững tin vào thị trường khu vực và thế giới.

Một số chủ TT gắn được sản xuất của mình với cơ sở chế biến nông sản như: lúa, bắp, mì, mía, cao su, cà phê, hạt điều... với thị trường trong nước tương đối ổn định nên làm an tương đối hiệu quả.

Một số ít do thiếu thông tin thị trường đi vào trổng những loại cây theo kiểu phong trào đã từng ngậm đắng nuốt cay vì thị trường bấp bênh không ổn định, được mùa mất giá.

KTTTTT là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu đồng thời cũng là thị trường chính tiêu thụ các sản phẩm do công nghiệp và các ngành dịch vụ trong nước tạo ra.

Bởi vậy, để thúc đẩy KTTTTT phát triển nhà nước cần quan tâm khuyến khích bằng đường lối chính sách cụ thể hơn, cần quy hoạch các vùng sản xuất các loại cây trồng trong một thời gian hợp lý để nhanh chóng tạo ra vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa lớn hiệu quả hơn.

1.2.5. Gia tăng kết quả và hiệu quả trang trại trồng trọt

- Nâng cao hiệu quả sản xuất của kinh tế trang trại trồng trọt:

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại thể hiện ở việc gia tăng mức độ đóng góp về sản lượng và giá trị hàng hoá nông sản bằng cách thay đổi chất lượng bên trong của KTTTTT bao gồm việc đẩy mạnh đầu tư chiều sâu để tăng năng suất tuyệt đối trên mỗi đơn vị canh tác; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của trang trại để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất, sản xuất ra những sản phẩm nông sản hàng hóa có chất lượng cao hơn, giá trị lớn hơn; áp dụng những phương pháp quản lý sản xuất hiện đại để giảm thiểu rủi ro, giảm chí phí và hao hụt tổn thất trong tất cả các khâu: sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản, tiêu thụ.

Kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của loại hình sản xuất này trong nền kinh tế, là chỉ tiêu có ý nghĩa sống còn của trang trại, nói lên khả năng và xu thế phát triển. Tuy nhiên, kinh tế trang trại trồng trọt được đánh giá là ngành kinh tế phát triển tốt nhưng cũng không tránh khỏi những khó khăn nhất định như: phụ thuộc vào thời tiết, thcri gian đầu tư xây dựng cơ bản kéo dài,... nên cần phải có định hướng phát triển phù hợp theo từng vùng và có kênh thông tin thị trường chính xác kể cả đầu vào và đầu ra đảm bảo cho chủ trang trại đầu tư và tiêu thụ sản phẩm hợp lý.

- Nâng cao đóng góp của KTTTTT vào việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương:

trại đóng góp vào việc làm tăng tổng giá trị sản xuất của địa phương, tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cho các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ kèm theo.

+ Về mặt xã hội: phát triển KTTTTT sẽ làm gia tăng các hộ giàu trong nông thôn nhờ việc sản xuất ở trang trại mang đến lợi nhuận cao cho họ. Việc phát triển KTTTTT còn tạo điều kiện để thu hút thêm lao động, tạo thêm việc làm mói, làm tăng thu nhập cho dân chứng, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Để phát triển, chủ trang trại phải tăng cường đầu tư máy móc thiết bị, cải thiện điều kiện bất lợi về cơ sở hạ tầng nên đã góp phần vào việc đẩy nhanh phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn. Ngoài ra, các trang trại còn là tấm gương về cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh tiên tiến, về hiệu quả cao để các hộ nông dân noi theo, nhờ đó thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển...

Tóm lại, phát triển KTTTTT là hình thức phát triển nông nghiệp hàng hóa. Phát triển KTTTTT không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng về chất lượng các trang trại, bảo đảm sự phát triển kinh tế theo hướng chuyên môn hóa, ở đó diễn ra sự phân công lao động mạnh mẽ, mang lại hiệu quả kinh tế cao, cũng như bảo đảm việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lý và có hiệu quả. Phát triển KTTT là phát triển nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, bền vững.

1.2.6. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế trang trại trồng trọt

a. Chỉ tiêu chung về phát triển KTTT trồng trọt

- Số lượng trang trại trồng trọt qua các năm. - Tốc độ tăng của số lượng các trang trại.

- Số lượng trang trại phân theo loại hình trang trại trồng trọt. - Số lượng trang trại trồng trọt theo vùng địa lý.

b. Chỉ tiêu phản ánh các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất của trang trại trồng trọt

- Quy mô diện tích đất đai. - Quy mô lao động.

- Quy mô vốn đầu tư.

c. Chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại trồng trọt

* Giá trị sản xuất (Gross Output - GO)

- Giá trị sản xuất của hoạt động kinh tế trang trại:Là toàn bộ của cải vật

chất và dịch vụ do trang trại tạo ra trong một thời gian, hay một chu kỳ sản xuất nhất định. Đối với trang trại thường người ta tính cho một năm.

- Về giá: Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ bán ra tính theo giá bán thực tế; sản phẩm để tiêu dùng, cho, biếu, tặng tính theo giá bán bình quân năm của người sản xuất tại địa phương.

GO = i n i ixP Q 1 Trong đó:

Qi : Sản lượng thu hoạch trong kỳ của sản phẩm thứ i

i

P : Đơn giá sản xuất bình quân của sản phẩm thứ i

n : Số lượng sản phẩm thu hoạch

i : Sản phẩm thu hoạch

* Chi phí trung gian (Intermediate Costs – IC)

Chi phí trung gian của trang trại trồng trọt là các khoản chi phí vật chất

(giống, phân bón, điện, nhiên liệu, …) và chi phí dịch vụ (bảo hiểm cây trồng, bảo vệ thực vật, thủy lợi phí, thủy nông nội đồng …) được sử dụng trong quá trình sản xuất.

IC = n i i C 1 Trong đó: i C : Khoản chi phí vật chất và dịch vụ thứ i

* Giá trị gia tăng (Value Added - VA)

Giá trị gia tăng là phần chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, phản ánh phần giá trị mới tăng thêm do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại trong một thời gian, hay một chu kỳ sản xuất nhất định.

VA = GO – IC = V + C + M

Trong đó:

VA : Giá trị gia tăng GO : Giá trị sản xuất IC : Chi phí trung gian V : Chi phí lao động sống

C : Chi phí khấu hao tài sản cố định

M : Giá trị thặng dư

* Thu nhập của trang trại

Là tiêu thức để đánh giá hiệu quả hoạt động của kinh tế trang trại trồng trọt. Thu nhập của trang trại trồng trọt được hình thành từ kết quả tiêu thụ sản phẩm của trang trại.

Thu nhập trước thuế của trang trại bằng tổng thu trong 12 tháng qua trừ chi phí vật chất và tiền công lao động thuê ngoài của từng ngành sản xuất kinh doanh của trang trại.

Thu nhập = Giá trị sản phẩm – Chi phí vật chất – Chi phí lao động thuê ngoài

Giá trị sản lượng hàng hóa nông nghiệp, dịch vụ (Output Value of Agricultural goods, services - OVA): Là giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ trang trại đã bán ra trong một năm.

* Tỷ suất hàng hoá

Tỷ suất hàng hóa của trang trại là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị sản lượng hàng hóa nông nghiệp và dịch vụ chia cho giá trị sản xuất của hoạt động kinh tế trang trại trồng trọt. RG = GO OVA Trong đó: - RG : Tỷ suất hàng hóa - GO : Giá trị sản xuất

- OVA : Giá trị sản lượng hàng hóa, dịch vụ

d. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của trang trại trồng trọt

* Hiệu quả sử dụng đất:

Đánh giá đúng hiệu quả kinh tế sử dụng đất có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế trang trại nói riêng và kinh tế nông nghiệp nói chung, ngoài ra nó còn làm cơ sở cho công tác quy hoạch phát triển nền kinh tế của địa phương: giúp lựa chọn đúng các loại hình sử dụng đất phù hợp với cây trồng, vật nuôi để đưa ra hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong từng giai đoạn.

Mục đích của đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất là để xác định tính bền vững của đất và lựa chọn các biện pháp sử dụng bền vững đất hiện trạng hay tiềm năng có liên quan đến quy hoạch sử dụng đất và hướng sử dụng bền vững tài nguyên này.

- Giá trị sản xuất sản phẩm trên 1 ha diện tích đất canh tác: Giá trị sản xuất sản phẩm thu được tính trên một đơn vị diện tích gieo trồng hoặc diện

tích thu hoạch (thường là ha) của từng loại cây trồng trong một vụ sản xuất

hoặc cả năm của một trang trại, một địa phương. Giá trị sản xuất sản phẩm trên 1 ha canh tác =

AL GO

Trong đó: AL : Diện tích đất canh tác

- Giá trị gia tăng trên 1 ha diện tích đất canh tác: Giá trị gia tăng thu được tính trên một đơn vị diện tích gieo trồng hoặc diện tích thu hoạch

(thường là ha) của từng loại cây trồng trong một vụ sản xuất hoặc cả năm của một trang trại, một địa phương.

Giá trị gia tăng trên 1 ha canh tác =

AL VA

Trong đó: VA : Giá trị gia tăng

- Giá trị sản lượng hàng hóa, dịch vụ trên 1 ha diện tích đất canh tác: Giá trị sản lượng hàng hóa, dịch vụ thu được tính trên một đơn vị diện tích

gieo trồng hoặc diện tích thu hoạch (thường là ha) của từng loại cây trồng

trong một vụ sản xuất hoặc cả năm của một trang trại, một địa phương. Giá trị sản lượng hàng hóa, dịch vụ trên 1 ha canh tác = OVA/AL

* Hiệu quả sản xuất trên chi phí:

- Tỷ suất giá trị nói lên chất lượng SXKD của trang trại, với mức độ đầu tư một đồng chi phí trung gian thì sẽ tạo ra giá trị sản xuất là bao nhiêu lần (

IC GO

)

- Tỷ suất giá trị gia tăng, phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn, chỉ tiêu này phản ánh là nếu bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì sẽ thu được giá trị gia tăng là bao nhiêu (

IC VA

).

Giá trị sản xuất do một lao động tạo ra =

GO

Giá trị gia tăng do một lao động tạo ra =

VA

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG

1.3.1. Điều kiện tự nhiên

Việc ra đời và phát triển KTTT trồng trọt ở nước ta nói chung, tại ĐăkLăk nói riêng, phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố điều kiện tự nhiên như: Vị trí địa lý và địa hình; khí hậu; tài nguyên đất đai; nguồn nước, thủy lợi; dịch vụ kỹ thuật,… nhằm tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất những loại hàng hóa nông sản có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với các trang trại trồng trọt là phải lựa chọn những loại cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương, để phát huy lợi thế so sánh hàng hóa nông sản, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong nước và xuất khẩu.

1.3.2. Tình hình kinh tế - xã hội

- Lao động của trang trại: Bao gồm lao động quản lý và lao động sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh đăk lắk (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)