Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh đăk lắk (Trang 83 - 85)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

* Kinh tế trang trại trồng trọt phát triển vẫn còn mang tính tự phát không theo quy hoạch:

Việc phát triển KTTTTT hiện nay, ngày càng gắn với việc quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, gắn với quy hoạch xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn; tuy nhiên ở một số địa phương việc phát triển KTTTTT vẫn còn mang tính tự phát, không tuân thủ theo quy hoạch của nhà nước; hầu hết ở các xã chưa có quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế trang trại, không tạo được sự liên kết giữa phát triển TTTT với sự hình thành các vùng sản xuất tập trung và sự phát triển chung của vùng về thủy lợi, giao thông, điện, thông tin thị trường...

*Công tác giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trang trại trồng trọt còn chậm:

Mặc dù UBND các huyện, thị xã, TP Buôn Ma Thuột đôn đốc chỉ đạo các phòng chức năng tiến hành rà soát quỹ đất của các trang trại; xác minh nguồn gốc đất tiến tới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho thuê đất

theo quy định của Luật đất đai nhưng nhìn chung tiến độ còn chậm, còn nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ; một số vùng có tình trạng sang nhượng, tích tụ đất trái pháp luật làm tăng số hộ không có đất dẫn tới nghèo đói, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ mất đất canh tác cần được quan tâm xem xét và có biện pháp xử lý kịp thời. Một số chủ trang trại thuê đất, nhận khoán đất của các nông, lâm trường nhưng chưa được hưởng quyền của người thuê đất, nhận khoán đất mà pháp luật quy định, nên chưa thật sự yên tâm đầu tư vào việc phát triển sản xuất của trang trại.

* Về trình độ quản lý của chủ trang trại: Nguồn gốc xuất thân đa dạng, trong đó chủ yếu là nông dân chưa qua đào tạo quản lý. Nhìn chung, trình độ văn hoá của các chủ trang trại chưa cao, hầu hết là cấp I, cấp II; chỉ có khoảng 20% chủ trang trại có trình độ văn hoá từ cấp III trở lên. Các chủ trang trại trực tiếp điều hành sản xuất và lao động sản xuất, tỷ lệ này chiếm 90%, hình thức quản lý còn đơn giản, lao động khoán việc cụ thể chưa nhiều, lao động của chủ trang trại phần lớn là lao động phổ thông, hầu hết các trang trại chưa có lao động kỹ thuật để giám sát, đề xuất áp dụng xử lý các vấn đề kỹ thuật của trang trại. Thiệt hại của chủ trang trại là rất lớn nếu xảy ra dịch bệnh hoặc áp dụng sai kỹ thuật trong sản xuất. Cách ghi chép, hạch toán sản xuất kinh doanh còn yếu kém, chưa rõ ràng và đầy đủ, việc quản lý, điều hành công việc còn lúng túng nên hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn thấp.

* Tình hình chất lượng sản phẩm hàng hoá, tiêu thụ nông sản và thị trường: Các loại sản phẩm hàng hoá của chủ trang trại tuy bước đầu tăng cả về số lượng và chất lượng, được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận. Tuy nhiên, việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu theo hình thức đơn lẻ, mạnh ai nấy bán nên chưa tạo được sự liên kết, hình thành thị trường tiêu thụ nông sản trên địa bàn các huyện một cách ổn định, chưa chủ động điều tiết được đầu ra cho sản phẩm trang trại.

* Mối quan hệ giữa trang trại trồng trọt với chính quyền cơ sở, các chủ thể kinh tế (các nông trường, lâm trường, hợp tác xã) và các Hội nông dân trên địa bàn còn chưa rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ. Một số chính quyền cơ sở chưa quan tâm chỉ đạo sâu sát về phát triển kinh tế trang trại, chưa tạo điều kiện để chủ trang trại yên tâm đầu tư tổ chức sản xuất kinh doanh, mặt khác một số chủ trang trại chưa thực hiện một cách đầy đủ việc phản ánh tình hình hoạt động của đơn vị với chính quyền sở tại và các ngành quản lý, việc tiếp cận các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế trang trại còn chậm nên hiệu quả còn hạn chế.

* Tình hình huy động vốn:

Phần lớn các chủ TTTT thiếu vốn để đầu tư sản xuất, nguồn vay chủ yếu là vay từ các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT. Nguồn vốn vay trung hạn quá ít không đảm bảo cho chủ trang trại phát huy khả năng về hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với trang trại trồng cây lâu năm do thời gian kiến thiết cơ bản dài nhưng thời hạn vay lại ngắn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh đăk lắk (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)