7. Kết cấu của luận văn
3.2.7. Giải pháp nâng cao hiệu quả
* Giải pháp về khoa học kỹ thuật
Để các sản phẩm nông nghiệp sản sản xuất ra có thể tiêu thụ được và có sức cạnh tranh cao, các trang trại cần có sự trợ giúp tích cực và thoả đáng hơn nữa từ phía Nhà nước. Muốn vậy, Nhà nước cần đầu tư cao cho khoa học và công nghệ, đồng thời có biện pháp hữu hiệu trong việc khuyến khích huy động tối đa sự tham gia của các thành phần kinh tế, các tổ chức và các nhà khoa học vào nghiên cứu và chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ nông nghiệp - nông thôn. Trước hết là đổi mới hệ thống nghiên cứu khoa học gồm cả cơ chế quản lý tài chính nhân sự để tạo điều kiện hình thành các trung tâm nghiên cứu khoa học thực sự có đủ năng lực tạo ra những đột phá về khoa học công nghệ, xoá bỏ tình trạng bao cấp manh mún, phân tán hình thức kém hiệu quả trong nghiên cứu khoa học.
Ngày nay, khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng trực tiếp nâng cao hiệu quả và năng suất lao động, khoa học công nghệ ở đây được hiểu cả trong sản xuất và trong cung ứng vật tư sản xuất (giống cây trồng) lẫn tiêu thụ sản phẩm sản xuất. Nếu chủ trang trại không có giống tốt về cây trồng, vật nuôi sẽ dẫn đến năng suất, chất lượng sản phẩm kém, sản phẩm sẽ khó tiêu thụ, thậm chí không tiêu thụ được. Để hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại đạt hiệu quả cao hơn, về mặt khoa học công nghệ cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Tăng cường nhập khẩu công nghệ tiến bộ của nước ngoài, nhất các loại giống cây trồng, vật nuôi và máy móc thiết bị có năng suất, chất lượng cao và phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phương, từng loại hình trang trại,...
- Tập trung đổi mới giống cây trồng, công nghệ chế biến sau thu hoạch, tăng cường công tác chăm sóc, bảo vệ cây trồng, áp dụng công nghệ sau thu hoạch, các biện pháp bảo vệ và tăng độ phì nhiêu của đất, bảo vệ nguồn nước.
- Thực hiện quy hoạch, xây dựng các công trình thuỷ lợi để tạo nguồn nước cho sản xuất, chủ trang trại tự bỏ vốn hoặc vay từ nguồn vốn tín dụng để xây dựng các hệ thống dẫn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của trang trại.
- Quy hoạch đầu tư phát triển các vườn ươm giống cây công nghiệp, hoặc hỗ trợ một số trang trại có điều kiện sản xuất giống để đảm bảo giống tốt, giống có chất lượng cao cung cấp cho các trang trại và các hộ nông dân.
- Khuyến khích chủ trang trại góp vốn vào quỹ hỗ trợ phát triển khoa học, kỹ thật áp dụng vào trang trại và làm dịch vụ kỹ thuật cho nông dân trong vùng.
- Tổ chức dịch vụ kỹ thuật như dịch vụ giống, dịch vụ bảo vệ thực vật,...cho trang trại theo nhiều hình thức, khoán gọn khâu bảo vệ, khoán theo công đoạn dịch vụ,...
- Tăng cường hệ thống khuyến nông trên cơ sở xã hội hoá, giúp trang trại và nông dân cải tiến phương pháp và kỹ thuật canh tác. Hệ thống khuyến nông có vai trò tích cực trong việc phổ biến, tập huấn, ứng dụng vào thực tiễn những tiến bộ khoa học như: đưa giống cây có chất lượng, năng suất cao,...
Đi đôi với việc củng cố hoàn thiện hệ thống khuyến nông cần phải xây dựng hệ thống khuyến nghề ở khu vực nông thôn. Cũng như khuyến nông, khuyến nghề có nhiệm vụ phổ biến, tập huấn, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để hỗ trợ người dân nông thôn phát huy các khả năng của mình, khuyến nghề cũng phải được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương và trực thuộc Bộ NN&PTNT.
* Nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản và hệ thống trang trại
được thế mạnh của minh, tạo ra những sản phẩm có giá trị cao, phù hợp vói nhu cầu thị trường, tạo ra sự phát triển bền vững cho trang trại. Để thực hiện quá trình chuyển đổi này, ngoài nỗ lực của bản thân các trang trại, cần thiết phải có sự hỗ trợ mặt từ các cơ quan nhà nước, các nhà khoa học như nghiên cứu, xác định các mô hình phát triển bền vững trang trại phù hợp với đặc điểm từng vùng, hỗ trợ về vốn, công nghệ,... để chuyển đổi mô hình trang trại. Hình thành các công ty chuyên kinh doanh kho bãi nhằm đáp ứng nhu cầu thuê sân phơi, nhà kho để lưu giữ nông sản đối với những trang trại không có điều kiện để hình thành sân bãi, nhà kho riêng; nghiên cứu phát triển công nghệ bảo quản nhằm kéo dài thời gian bảo quản, giảm tỷ lệ hư hỏng nông sản. - Chú trọng xây dựng thương hiệu nông sản: Việc xây dựng và đăng ký thương hiệu hàng hóa nông sản là vấn đề hết sức quan trọng đối với thương mại nông sản trong điều kiện gia nhập WTO. Hầu hết các trang trại ở ĐăkLăk chưa đăng ký, xây dựng thương hiệu nông sản. Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế khả năng tiêu thụ nông sản, nhất là tiêu thụ xuất khẩu, thường bị thiệt hại nặng nề bởi biến động giá.
* Tổ chức tốt tiêu thụ nông sản của trang trại trồng trọt
Thông tin thị trường là nhu cầu thiết thực và thường xuyên của các trang trại. Chủ trang trại cần chủ động tìm hiểu và nắm bắt thông tin để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của trang trại. Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ, điều kiện tiếp cận nên sự nắm bắt thông tin của các trang trại là chưa đủ, chưa kịp thời và đôi khi gặp phải những thông tin thiếu chính xác gây thiệt hại cho trang trại.
Ngoài việc trang trại tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, các trang trại cần chú trọng quan tâm đến việc quảng bá thương hiệu sản phẩm của trang trại để người tiêu dùng biết và phân biệt vói các sản phẩm khác như thường xuyên tham gia các hội chợ trong và ngoài nước “Hội chợ
Festival cà phê Buôn Ma Thuột, “Hội chợ hàng nông sản ĐăkLăk”, “Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao”,... để giói thiệu sản phẩm, tìm đối tác kinh doanh,...
- Mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời chú trọng phát triển thị trường nội địa.
Nhiều sản phẩm của trang trại tỉnh ĐăkLăk tham gia vào thị trường xuất khẩu như cà phê, hồ tiêu, cao su,... nhưng chủ yếu là sản phẩm thô, tiêu thụ qua nhiều tầng nấc trung gian, khối lượng bán trực tiếp cho các nhà nhập khẩu chưa nhiều nên doanh số cao nhưng lực không mạnh, lợi nhuận thu được không tương ứng vói kim ngạch xuất khẩu. Vì vậy, chủ trang trại cần chú ý huy động nguồn lực và cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương để tập trung đầu tư chiều sâu cho những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của địa phương (cà phê, hồ tiêu, cao su,...) đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Thực hiện chương trình xúc tiến bán hàng theo hướng tăng cường sự tham gia của các Hiệp hội và doanh nghiệp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu.
Bên cạnh mở rộng thị trường xuất khẩu cần chú trọng khai thác, phát triển thị trường nội địa. Trong những năm gần đây, thu nhập và đời sống của một số tầng lớp dân cư đã tăng lên đáng kể, có nhu cầu cải thiện mức sống.
- Khuyến khích phát triển doanh nghiệp kinh doanh nông sản.
Các doanh nghiệp kinh doanh nông sản tổ chức thu mua sản phẩm của các trang trại sau khi thu hoạch hoặc cũng có thể cho các trang trại ký gửi sản phẩm nếu thấy giá cả thời điểm gửi hàng chưa phù hợp. Trên cơ sở giá trị nông sản ký gửi, các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp có thể cho chủ trang trại vay một số vốn nhất định để tái đầu tư sản xuất vụ sau. Chủ trang trại có thể lựa chọn thời điểm thích hợp nhất để chốt giá, bán số nông sản đã gửi của mình. Như vậy, chủ trang trại được quyền quyết định thời điểm và giá bán sản phẩm, thoát được cảnh bị tư thương ép giá khi vào chính vụ.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Kinh tế trang trại mang lại hiệu quả cao trong sản xuất so với kinh tế nông hộ góp phần không nhỏ trong việc thay đổi bộ mặt của nông thôn, tác động tích cực đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trên bước đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Với những bước đi đầu trong quá trình tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt.
Kinh tế trang trại đã giải quyết tình trạng lao động nông nhàn ở nông thôn, phân bổ lại dân cư và lao động giữa các vùng, góp phần xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, KTTT còn là hình mẫu tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh theo cơ chế thị trường ở nông thôn.
Kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hoá, tạo ra nhiều vùng sản xuất tập trung, tạo tiền đề cho công nghiệp chế biến nông sản phát triển. Từ mô hình phát triển kinh tế trang trại, nhiều hộ gia đình đã xoá được đói nghèo, vươn lên cuộc sống ấm no.
Phát triển KTTTTT thúc đẩy việc khai thác diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hóa vào sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng độ che phủ, cải thiện môi trường sinh thái. Xu hướng phát triển của KTTTTT trong những năm qua đã gắn liền với việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm và thuỷ sản. Đồng thời phát triển KTTTTT góp phần huy động được lượng vốn lớn nhàn rỗi của người dân để đầu tư cho phát triển nông nghiệp.
Sản phẩm hàng hóa và thu nhập của các TTTT ngày một nâng cao nhờ việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Năm 2013, giá trị sản
lượng/ha canh tác trang trại đạt khoảng hơn 84,6 triệu đồng, trong khi giá trị sản lượng bình quân của kinh tế hộ chỉ đạt 32 triệu đồng.
Mô hình KTTTTT phát triển đã thu hút được một khối lượng lớn tiền vốn trong dân vào sản xuất nông nghiệp, tính đến năm 2013 bình quân đầu tư cho 1 trang trại khoảng 732,6 triệu đồng và tạo việc làm cho gần 8.153 lao động, bình quân có 4,8 lao động/trang trại, góp phần giảm bớt áp lực do thiếu việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nhiều hộ nông dân.
Nền kinh tế trang trại được khuyến khích phát triển với những chính sách thông thoáng phù hợp đã tạo điều kiện cho các cá nhân có vốn, có trình độ chuyên môn mạnh dạn đầu tư hình thành trang trại cung cấp nhiều sản phẩm cho xã hội và làm phong phú mặt hàng sản xuất, giảm dần độc canh trong sản xuất.
Trong những năm tiếp theo, để đạt được kết quả tốt, kinh tế trang trại cần khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động, vốn đầu tư để tạo ra của cải làm giàu chính đáng cho gia đình và xã hội.
Tuy nhiên, do mới hình thành nên hiện nay hầu hết các TTTT đều là trang trại gia đình. KTTT gặp không ít khó khăn về nguồn vốn đầu tư, đất đai, nguồn nhân lực, thị trường tiêu thụ, biến động giá cả các sản phẩm nông nghiệp ở cả trong và ngoài nước và đặc biệt là tình trạng mất đất sản xuất tại nhiều địa phương.
2. KIẾN NGHỊ
Để phát triển KTTTTT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk một cách bền vững, nhanh hơn về số lượng và không ngừng nâng cao về chất lượng (quy mô sản xuất, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất), đồng thời đảm bảo được an ninh lương thực, đề xuất một số kiến nghị sau:
- Về đất đai: Cần phải đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trang trại (để có điều kiện thực hiện các ưu đãi về trang trại
của Chính phủ), tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại thuê đất theo quy định của pháp luật, đó là điều kiện tiên quyết để cho các chủ trang trại được vay vốn phát triển kinh tế trang trại.
- Về lao động: Khuyến khích, tạo mọi điều kiện để các chủ trang trại mở rộng qui mô SXKD tạo thêm việc làm cho người lao động, ưu tiên sử dụng lao động của các hộ không đất hoặc thiếu đất sản xuất, hộ nghèo thiếu việc làm.
- Về tín dụng: Cần linh hoạt hơn, gọn nhẹ hơn trong thủ tục cho vay
vốn, thuê đất qui định hợp lý, cụ thể thực hiện nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về đầu tư đối với kinh tế trang trại,…
Giải pháp về vốn và thuế được phân định rõ ràng, cụ thể cho từng lĩnh vực theo quy định của Nhà nước. Các trang trại trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả được vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước. Những vùng khó khăn, các chủ trang trại được vay vốn thuộc Chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, tham gia các dự án phát triển nông, lâm, ngư nghiệp... để mở rộng quy mô sản xuất. Các chủ trang trại được hưởng chế độ ưu đãi về đầu tư theo Luật Đầu tư và chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp theo Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
- Về thị trường: Xây dựng nhiều cơ sở chế biến nông sản tại chỗ, nhà nước nên kết hợp với chủ trang trại để tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tổ chức việc cung cấp thông tin thị trường, giúp các chủ trang trại tiếp cận với thị trường thông qua hội thảo để các chủ trang trại biết được thị trường cần gì để đầu tư đúng hướng, hướng dẫn, tập huấn cho chủ trang trại biết cập nhật Internet.
- Nâng cao năng lực quản lý cho chủ trang trại: Mở các lớp tập huấn cho chủ trang trại nhằm nâng cao công tác quản lý, tổ chức sản xuất; khuyến khích các chủ trang trại áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất thông
qua các hoạt động khuyến nông, khuyến công. Đào tạo tay nghề cho người lao động…
- Tăng cường quản lý Nhà nước: Cần tăng cường quản lý đối với kinh tế trang trại theo hướng tạo mọi điều kiện để các chủ trang trại thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình với địa phương; định kỳ Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội thảo, hội nghị về kinh tế trang trại qua đó rút kết kinh nghiệm các mô hình trang trại tiên tiến để tuyên truyền phổ biến nhân ra diện rộng và phát hiện điều chỉnh các mặt chưa tốt của kinh tế trang trại.
Muốn thực hiện đồng bộ các giải pháp trên đây, trong thời gian tới, cùng với những chính sách cởi mở và sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước, tạo động lực cho kinh tế trang trại phát triển góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội, không ngừng nâng cao đời sống cho người dân, xây dựng nông thôn mới, góp phần bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Nông nghiệp và PTNT (2011), Thông tư số 27/2011/TT-BNN&PTNT
ngày 13/4/2011 Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.
[2] Bộ Nông nghiệp và PTNT – Tổng cục Thống kê (2000), Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/2000 về hướng dẫn tiêu chí xác định kinh tế trang trại, Hà Nội.
[3] Bộ Nông nghiệp và PTNT (2003), Thông tư số 74/2003/TT-BNN ngày 4/7/2003 về sửa đổi, bổ sung Mục III của Thông tư liên bộ số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/2000 về hướng dẫn tiêu chí xác định kinh tế trang trại, Hà Nội.
[4] PGS.TS. Bùi Quang Bình (2012), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB
Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
[5] Trần Đức Cát (2004), Kinh tế trang trại với xóa đói giảm nghèo, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
[6] Chi cục phát triển nông thôn tỉnh ĐăkLăk, Báo cáo về Tình hình phát triển