7. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển TTTT
- Việc triển khai thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại có liên quan đến một số Sở, Ban ngành của tỉnh như: tiến hành quy hoạch sử dụng đất đai, tài chính, thuế, bảo hiểm…dó đó để chính sách mang lại hiệu quả cao thì cần có sự vào cuộc quyết liệt, sự phối hợp nhịp nhàng của các Sở ban ngành liên qua và các địa phương.
- UBND tỉnh cần chỉ đạo để các huyện triển khai việc quy hoạch phát triển KTTT trên từng địa bàn.
- Tiếp tục tăng cường đào tạo tập huấn cho các chủ TT về kiến thức quản lý sản xuất kinh doanh, về việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất như áp dụng cây giống mới, cách chăm sóc theo hướng hiệu quả và biền vững.
- Về thuế
+ Để khuyến khích hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát triển kinh tế trang trại, nhất là những vùng đất trống, đồi núi trọc, vùng sâu, vùng xa, cần có
chính sách thực hiện miễn giảm thuế cho các trang trại từ 1-3 năm tuỳ theo loại hình sản xuất kinh doanh và địa bàn canh tác của trang trại.
+ Các trang trại được giảm tiền thuế đất theo qui định của pháp luật về đất đai khi thuê đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá để trồng rừng sản xuất, trồng cây lâu năm và khi thuê diện tích ở các vùng nước tự nhiên chưa có đầu tư cải tạo vào mục đích sản xuất nông, ngư nghiệp.
+ Thực hiện miễn giảm thuế cho các sản phẩm hàng hóa của các trang trại tham gia xuất khẩu.
- Ngoài ra UBND tỉnh nền đề xuất kiến nghị với Trung ương một số vấn đề sau:
+ Ban hành chính sách khuyến khích việc dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các chủ trang trại khi sang nhượng đất của các hộ dân trong vùng và cấp GCNQSDĐ khi họ thực hiện xong việc dồn điền, đổi thửa.
+ Thành lập quỹ hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Để khuyến khích các chủ trang trại tự nguyện làm thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại và đảm bảo quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại được thuận lợi, đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu có chính sách ưu tiên đối với các trang trại có giấy chứng nhận kinh tế trang trại như: đất đai, vay vốn ưu đãi, hỗ trợ đào tạo, xúc tiến thương mại, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật...
+ Cần xem xét điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng để phù hợp hơn với tình hình thực thế hiện nay.
+ Cấp kinh phí bổ sung hàng năm để các địa phương thực hiện nhiệm vụ đào tạo, tập huấn chủ trang trại và xây dựng một số mô hình trang trại điểm.
+ Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: chỉ đạo hệ thống ngân hàng thương mại, đặc biệt là ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn chi nhánh ở các địa phương cần tăng cường, bổ sung thêm số dư nợ dành cho đối tượng vay là các chủ trang trại, đặc biệt là nguồn dư nợ trung và dài hạn. Mặt khác, cần đơn giản hoá thủ tục cho vay và có chính sách chia sẻ một phần rủi ro với các trang trại khi có sự cố xảy ra như: dịch bệnh, hạn hán, biến động lớn về giá cả thị trường...
+ Đề nghị Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh Thông tư số 82/2000/TT- BTC, ngày 14/8/2000 về hướng dẫn tài chính nhằm phát triển kinh tế trang trại theo hướng bổ sung một số chính sách như: khoa học và công nghệ; thị trường và xúc tiến thương mại; đào tạo, tập huấn chủ trang trại…
3.2.2. Giải pháp thúc đẩy gia tăng số lƣợng TTTT
Thực hiện sử dụng đất theo các phương án quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch trồng trọt, quy hoạch cây công nghiệp,... đã được phê duyệt.
Phát triển ngành trồng trọt dựa trên các lợi thế về tài nguyên thiên nhiên (đất, lao động...) giữ vững cân bằng sinh thái, phát triển nông nghiệp nông thôn gắn với chương trình công nghiệp hoá - hoá hiện đại hoá.
Thực hiện đầu tư thâm canh trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ hợp lý, ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, đặc biệt là các tiến bộ về giống để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Các cây trồng nông nghiệp của tỉnh chủ yếu vẫn là cây công nghiệp dài ngày có giá trị hàng hóa xuất khẩu như cà phê, cao su, ca cao, hồ tiêu, cây ăn quả; cây công nghiệp ngắn ngày có tiềm năng như bông vải, mía, lạc, đậu tương; cây lương thực chủ yếu là lúa nước và ngô lai; rau đậu thực phẩm,...
Cụ thể phát triển một số cây trồng chính:
- Cây lúa: Chủ yếu là lúa nước, khẳng định là cây lượng thực chính, phát triển với mục tiêu đảm bảo cơ bản cho nhu cầu tại chỗ, góp phần thực hiện chương trình an ninh lương thực quốc gia. Biện pháp hàng đầu là tăng cường đầu tư cải tạo, nâng cấp các công trình thuỷ lợi để nâng cao năng lực tưới của các công trình, tăng diện tích lúa nước 1 vụ lên 2 vụ; chỉ phát triển thêm ở những nơi có điều kiện và hiệu quả. Chuyển những diện tích có nguồn nước bấp bênh sang cây trồng khác như: ngô lai, bông vải, rau, đậu. Tiếp tục thực hiện đầu tư thâm canh tăng năng suất trên cơ sở sử dụng các giống nguyên chủng, giống xác nhận.
- Cây ngô: Là cây lương thực trên đất cạn, có tiềm năng sản lượng cao và còn khả năng mở rộng diện tích trong vụ thu đông (vụ 2) và một phần diện tích trong vụ đông xuân. Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất ngô lai là điều kiện để đảm bảo chỉ tiêu tổng sản lượng lương thực hàng năm.
- Cây thực phẩm: Do đặc thù của nhóm cây trồng và điều kiện thực tế không thể tăng nhanh tốc độ phát triển. Hướng chủ yếu là xen canh, tăng vụ và đi vào đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển theo hướng nông sản an toàn.
- Cây công nghiệp ngắn ngày: Tập phát triển các cây trồng có lợi thế mạnh trên đất cạn là đậu nành, lạc, bông vải, tạo sản phẩm hàng hoá và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Đối với cây mía, vấn đề cơ bản là sử dụng các giống có năng suất cao, chất lượng, phù hợp với nhu cầu rải vụ, tạo nguồn nguyên liệu ổn định và là cơ sở để kéo dài thời gian hoạt động của nhà máy đường.
- Cây cà phê: Để có sản phẩm cà phê chất lượng cao, trên địa bàn tỉnh chỉ duy trì các diện tích cà phê trồng trên các loại đất có nguồn ngốc ba zan
tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ, huyện Ea H’leo, Krông Năng, Krông Búk, Cư M’gar, Krông Pắk, Cư Kuin và Krông Na. Không mở rộng diện tích cà phê vối, chỉ phát triển cà phê chè nơi có điều kiện. Tập trung vào nâng cao chất lượng vườn cà phê, trên cơ sở loại bỏ vườn già cỗi, không đủ nguồn nước tưới, đồng thời tăng cường xây dựng các công trình tưới, trẻ hoá vườn cây, ổn định diện tích kinh doanh.
- Cây cao su: Cây cao su rất thích hợp với các loại đất trên đá ba zan và có thể phát triển trên các loại đất: đất xám trên phù sa cổ (X), đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs), đất vàng nhạt trên đá cát (Fq), đất đỏ trên đá macma axít (Fa), đất xám trên đá macma axít và đá cát (Xa). Đất có tầng dày 70cm tở lên, mức độ kết von, đá lẫn (tầng 0-50cm) <30%, tốt nhất < 10%,
thành phần cơ giới thịt nhẹ, thịt nặng, cát pha và sét, độ dốc dưới 200, tốt nhất
dưới 80, độ cao dưới 700m, tốt nhất dưới 300m. Ngoài ra, đất phải thoát nước
nhanh, độ sâu xuất hiện mực nước ngầm >1,2m, không có gió mạnh,...và các yếu tố khí hậu thời tiết khác. Định hướng trong thời gian tới là trên cơ sở tận dụng quỹ đất, nguồn vốn để tiếp tục trồng mới, chăm sóc diện tích thời kỳ KTCB, tập trung phát triển cao su tiểu điền.
- Cây tiêu: Phù hợp với nhiều loại đất như đất nâu đỏ, nâu vàng trên đá ba zan, đất trên phù sa cổ, đất phù sa, đất trên đá trầm tích, thậm chí đất có sỏi
cơm, kết von tầng dưới 30%, có độ dốc dưới 200, tầng đất dày trên 70cm, dễ
thoát nước, có đủ nước tưới, mực nước ngầm sâu trên 2m, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình,...cây tiêu vẫn phát triển tốt. Khác với cà phê và cao su, cây tiêu ngoài việc bố trí trồng xen trong vườn cà phê, trồng trong đất vườn, còn có thể bố trí tại các khu vực có diện tích không tập trung, đơn lẻ, không phù hợp với bố trí trồng cà phê, cao su. Cây tiêu bố trí trồng xen trong cà phê, trồng trong đất vườn và trồng trên đất cà phê đã đến tuổi thanh lý tại tất cả các
địa bàn, song tập trung chủ yếu tại các huyện Ea H’leo, Krông Năng, Cư M’gar, Ea Kar, Buôn Đôn, Cư Kuin, thị xã Buôn Hồ,...
- Cây ca cao: Ca cao là cây dễ trồng không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất như đất nâu đỏ, nâu vàng trên đá ba zan, đất xám trên phù sa cổ, đất phù sa, đất đen, đất nâu thẩm trên sản phẩm bồi tụ của đá ba zan, đá
bọt, thoát nước tốt, đất có độ dốc dưới 150, tầng đất dày trên 100cm, đặc biệt
có thể trồng trên đất có đá lẫn. Cây ca cao thích hợp trong điều kiện nhiệt độ
trung bình 250C, ẩm độ 85%, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, khoảng 1.500-
2.000mm/ năm, không có gió mạnh thường xuyên, ưa thích nắng tán xạ. Với điều kiện như trên thì trừ khu vực phía Tây tỉnh, thuộc huyện Ea Súp (có thời kỳ nắng nóng, nhiệt độ cao và ẩm độ thấp); còn lại hầu hết các địa bàn khác trong tình r đều có thể phát triển cây ca cao. Cây ca cao thích hợp trồng trong vườn điều, xen trong vườn cây ăn quả, cà phê và trồng thuần trong vườn cà phê thanh lý. Tuy phù hợp với nhiều địa bàn, nhưng chủ yếu bố trí tập trung tại các huyện Ea Kar, Cư Kuin, Ea Hleo, Krông Năng, Lắk, Krông Bông, M’Đrắk, Krông Ana, Krông Pắk, Cư M’gar.
- Cây điều: Qua thực tế sản xuất trên địa bàn tỉnh, cây điều cho năng suất thấp (bình quân 9 - 10 tạ/ha), thiếu ổn định, giá cả lại bấp bênh, hiệu quả kinh tế thấp so với các loại cây trồng khác (lợi nhuận chỉ khoảng 21 triệu đồng/ha, trong khi cao su là 62 triệu đồng/ha). Do đó, định hướng trong thời gian tới cần giảm dần diện tích điều; chỉ duy trì một phần diện tích nhỏ trên đất nâu đỏ, nâu vàng khó khăn về nguồn nước.
- Cây ăn quả: Phát triển thành các vùng cây ăn quả tập trung, trong vườn hộ gia đình và trồng xen ở các vườn cây lâu năm như trồng xen sầu riêng trong cà phê.
Như vậy theo quy hoạch trên, cây trồng trong trang trại trồng trọt nông nghiệp của tỉnh chủ yếu vẫn là cây công nghiệp dài ngày có giá trị hàng hóa
xuất khẩu như cà phê, cao su, ca cao, hồ tiêu, cây ăn quả; cây công nghiệp ngắn ngày có tiềm năng như bông vải, mía, lạc, đậu tương; cây lương thực chủ yếu là lúa nước và ngô lai; rau đậu thực phẩm,...
Riêng trang trại cây điều, qua thực tế sản xuất thời gian qua, cây điều mang lại hiệu quả kinh tế thấp và thiếu ổn định. Do đó, cần tiến hành chuyển đổi 34 trang trại trồng điều hiện có sang phát triển các loại hình trang trại khác như: tổng hợp, lâm nghiệp, ca cao, cây ăn quả...
Tổ chức lại sản xuất, các vùng trang trại sản xuất tập trung như:
+ Trang trại sản xuất cây lúa nước tập trung, gồm các huyện: Lắk, Krông Ana và Ea Súp.
+ Trang trại sản xuất cây ngô tập trung tại các huyện: Krông Pắk, Ea Kar, Buôn Đôn, Cư M’gar và Krông Bông.
+ Trang trại sản xuất cây mía tập trung tại các huyện: Ea Kar, M’Đrắk, Krông Ana và Krông Bông.
+ Trang trại sản xuất cây bông vải tập trung tại các huyện: Buôn Đôn, Cư M’gar, Ea Kar và Ea Súp.
+ Trang trại sản xuất cà phê tập trung tại các huyện: Cư M’gar, Krông Pắk, Krông Búk, Krông Năng và Ea H’leo.
+ Trang trại sản xuất cây tiêu tập trung tại các huyện: Cư M’gar, Ea H’leo.
Việc quy hoạch xây dựng các vùng trang trại sản xuất nguyên liệu tập trung phải gắn mật thiết với việc xây dựng các cơ sở chế biến, đồng thời hướng dẫn cho nông dân các kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Ngoài ra, cần chuyển đổi một số diện tích lúa 1 vụ bấp bênh sang trồng các loại cây khác như màu, cây công nghiệp hàng năm.
- Mở rộng quy mô diện tích các loại sản phẩm có giá trị như: trồng rau, hoa, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả.
- Đầu tư cải tạo, thâm canh tăng vụ trên đất lúa, đất hoa màu và cây công nghiệp lâu năm,...
- Sử dụng có hiệu quả các loại đất còn khả năng mở rộng như đất gò đồi, đất bãi bồi ven sông, đất ngập úng, trũng,...
- Đưa đất chưa sử dụng có khả năng khai thác vào phát triển sản xuất nông nghiệp.
Bảng 3.1. trồng trọt các huyện, thị xã và thành phố
Buôn Ma Thuột đến năm 2020
ĐVT: Trang trại
Huyện, TX, TP Tổng TT cây lâu năm TT cây hàng năm
M'Đrắk 88 18 70 Ea Kar 104 74 30 Krông Pắk 18 13 18 Ea H'leo 260 235 5 Krông Búk 32 34 7 TX. Buôn Hồ 42 40 4 Krông Năng 226 195 6 Ea Súp 168 38 130 Buôn Đôn 48 41 15 Cư M'gar 258 210 48 Lắk 120 5 115 Krông Bông 24 8 25 Krông Ana 114 15 99 Cư Kuin 20 12 10 TP. BMT 18 12 8 Toàn tỉnh 1.540 950 590
3.2.3. Giải pháp gia tăng nguồn lực cho TTTT
a. Về đất đai
Đất đai vốn là tư liệu sản xuất cơ bản của nông nghiệp, là yếu tố quan trọng bậc nhất của KTTT nên việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ sở hữu, sử dụng đất đai hợp quy luật, hợp pháp, hợp lòng người được coi là yếu tố cơ bản và tích cực giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội đối với nông nghiệp, nông thôn nói chung và tạo ra cú huých ban đầu cho sự chuyển mình của trang trại.
Trên thực tế, những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều đổi mới về chủ trương, chính sách ruộng đất, tạo điều kiện cho quá trình tập trung ruộng đất diễn ra trên nhiều vùng, địa phương. Nhờ đó, các trang trại đã được hình thành và phát triển ngày càng được sử dụng đầy đủ và hợp lý. Để tiếp tục thúc đẩy kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk phát triển cần phải:
- Rà soát lại quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của các huyện, thị xã Buôn Hồ và thành phố Buôn Ma Thuột, xác định các vùng phát triển trang trại; công bố quỹ đất có thể giao hoặc cho thuê để phát triển trang trại, chủ yếu là các vùng đất trống, đồi núi trọc, đất còn hoang hoá, ao hồ,… có khả năng sản xuất nông nghiệp khai thác đưa vào sử dụng.
- Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nông dân trong việc dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê đất, để tích tụ ruộng đất theo quy định của Pháp luật về đất đai, tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tăng hiệu quả đầu tư để phát triển kinh tế trang trại.
- Xác định phương hướng phát triển các loại cây trồng phù hợp với lợi