ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh đăk lắk (Trang 82)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG

nông thôn, tăng thu nhập ổn định cuộc sống cho bộ phận nông dân, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với công việc một cách khoa học hơn.

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRỒNG TRỌT TRẠI TRỒNG TRỌT

2.3.1. Kết quả đạt đƣợc

Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, KTTT mới phát triển một cách tự phát trong những năm gần đây. Song vai trò tích cực và quan trọng của KTTT đã thể hiện khá rõ nét cả về mặt kinh tế cũng như về mặt xã hội và môi trường.

- Về mặt kinh tế: các trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng có giá trị hàng hoá cao, khắc phục dần tình trạng phân tán, tạo nên những vùng chuyên môn hoá. Mặt khác, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu KTTT góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn. Thực tế cho thấy việc phát triển KTTT ở những nơi có điều kiện bao giờ cũng đi liền với việc khai thác và sử dụng một cách đầy đủ và hiệu quả các loại nguồn lực trong nông nghiệp nông thôn so với kinh tế nông hộ.

- Về mặt xã hội: phát triển KTTT góp phần quan trọng làm tăng số hộ giàu trong nông thôn, tạo thêm việc làm tăng thêm thu nhập cho lao động. Điều này rất có ý nghĩa trong giải quyết vấn đề lao động và việc làm, một trong những vấn đề bức xúc của nông nghiệp nông thôn nước ta hiện nay. Mặt khác, phát triển KTTT còn góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng trong nông thôn và tạo tấm gương cho các hộ nông dân về cách tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh... Do đó phát triển KTTT góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề xã hội và đổi mới bộ mặt xã hội nông thôn.

- Về mặt môi trường: Do sản xuất kinh doanh tự chủ và vì lợi ích thiết thực và lâu dài của mình mà các chủ trang trại luôn có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo vệ các yếu tố môi trường, trước hết là trong phạm vi không gian sinh thái trang trại và sau nữa là trong phạm vi từng vùng.

Trong quá trình phát triển kinh tế trang trại, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả như các mô hình trang trại sản xuất chuyên canh trồng cây hàng năm, cây lâu năm, trang trại kinh doanh tổng hợp. Hiệu quả của các mô hình phát triển kinh tế trang trại mang lại rất cao, không những tạo ra giá trị sản phẩm hàng hoá lớn, góp phần không nhỏ trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các địa phương như huyện M'Đrắk, Ea Kar, CưM’gar, Krông Năng, Ea H’leo, Krông Búk,...

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

* Kinh tế trang trại trồng trọt phát triển vẫn còn mang tính tự phát không theo quy hoạch:

Việc phát triển KTTTTT hiện nay, ngày càng gắn với việc quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, gắn với quy hoạch xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn; tuy nhiên ở một số địa phương việc phát triển KTTTTT vẫn còn mang tính tự phát, không tuân thủ theo quy hoạch của nhà nước; hầu hết ở các xã chưa có quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế trang trại, không tạo được sự liên kết giữa phát triển TTTT với sự hình thành các vùng sản xuất tập trung và sự phát triển chung của vùng về thủy lợi, giao thông, điện, thông tin thị trường...

*Công tác giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trang trại trồng trọt còn chậm:

Mặc dù UBND các huyện, thị xã, TP Buôn Ma Thuột đôn đốc chỉ đạo các phòng chức năng tiến hành rà soát quỹ đất của các trang trại; xác minh nguồn gốc đất tiến tới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho thuê đất

theo quy định của Luật đất đai nhưng nhìn chung tiến độ còn chậm, còn nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ; một số vùng có tình trạng sang nhượng, tích tụ đất trái pháp luật làm tăng số hộ không có đất dẫn tới nghèo đói, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ mất đất canh tác cần được quan tâm xem xét và có biện pháp xử lý kịp thời. Một số chủ trang trại thuê đất, nhận khoán đất của các nông, lâm trường nhưng chưa được hưởng quyền của người thuê đất, nhận khoán đất mà pháp luật quy định, nên chưa thật sự yên tâm đầu tư vào việc phát triển sản xuất của trang trại.

* Về trình độ quản lý của chủ trang trại: Nguồn gốc xuất thân đa dạng, trong đó chủ yếu là nông dân chưa qua đào tạo quản lý. Nhìn chung, trình độ văn hoá của các chủ trang trại chưa cao, hầu hết là cấp I, cấp II; chỉ có khoảng 20% chủ trang trại có trình độ văn hoá từ cấp III trở lên. Các chủ trang trại trực tiếp điều hành sản xuất và lao động sản xuất, tỷ lệ này chiếm 90%, hình thức quản lý còn đơn giản, lao động khoán việc cụ thể chưa nhiều, lao động của chủ trang trại phần lớn là lao động phổ thông, hầu hết các trang trại chưa có lao động kỹ thuật để giám sát, đề xuất áp dụng xử lý các vấn đề kỹ thuật của trang trại. Thiệt hại của chủ trang trại là rất lớn nếu xảy ra dịch bệnh hoặc áp dụng sai kỹ thuật trong sản xuất. Cách ghi chép, hạch toán sản xuất kinh doanh còn yếu kém, chưa rõ ràng và đầy đủ, việc quản lý, điều hành công việc còn lúng túng nên hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn thấp.

* Tình hình chất lượng sản phẩm hàng hoá, tiêu thụ nông sản và thị trường: Các loại sản phẩm hàng hoá của chủ trang trại tuy bước đầu tăng cả về số lượng và chất lượng, được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận. Tuy nhiên, việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu theo hình thức đơn lẻ, mạnh ai nấy bán nên chưa tạo được sự liên kết, hình thành thị trường tiêu thụ nông sản trên địa bàn các huyện một cách ổn định, chưa chủ động điều tiết được đầu ra cho sản phẩm trang trại.

* Mối quan hệ giữa trang trại trồng trọt với chính quyền cơ sở, các chủ thể kinh tế (các nông trường, lâm trường, hợp tác xã) và các Hội nông dân trên địa bàn còn chưa rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ. Một số chính quyền cơ sở chưa quan tâm chỉ đạo sâu sát về phát triển kinh tế trang trại, chưa tạo điều kiện để chủ trang trại yên tâm đầu tư tổ chức sản xuất kinh doanh, mặt khác một số chủ trang trại chưa thực hiện một cách đầy đủ việc phản ánh tình hình hoạt động của đơn vị với chính quyền sở tại và các ngành quản lý, việc tiếp cận các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế trang trại còn chậm nên hiệu quả còn hạn chế.

* Tình hình huy động vốn:

Phần lớn các chủ TTTT thiếu vốn để đầu tư sản xuất, nguồn vay chủ yếu là vay từ các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT. Nguồn vốn vay trung hạn quá ít không đảm bảo cho chủ trang trại phát huy khả năng về hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với trang trại trồng cây lâu năm do thời gian kiến thiết cơ bản dài nhưng thời hạn vay lại ngắn.

2.3.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế

a. Về cơ chế chính sách

* Chính sách về đất đai:

- Quá trình tiến hành rà soát quỹ đất của các trang trại; xác minh nguồn gốc đất tiến tới cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của Luật đất đai còn chậm, còn nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ.

- Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã góp phần thúc đẩy kinh tế trang trại ngày càng phát triển, tuy nhiên theo quy định về mức hạn điền chưa khuyến khích tích tụ ruộng đất để phát triển trang trại sản xuất hàng hóa.

Nhu cầu về vốn của các chủ trang trại hiện nay là rất lớn; vốn vay từ các tổ chức tín dụng còn rất hạn chế, chủ yếu các chủ trang trại tiếp cận được vốn vay từ các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên khi vay vốn ngân hàng các chủ trang trại còn gặp phải một số khó khăn như:

- Lượng vốn cho vay của các ngân hàng còn thấp so với nhu cầu của chủ trang trại (mới đáp ứng được khoảng 12,9% nhu cầu).

- Thời gian cho vay của ngân hàng chủ yếu là vay ngắn hạn; nguồn vốn trung và dài hạn ít không đáp ứng được nhu cầu vay.

- Thủ tục vay vốn phức tạp, thời gian giải ngân chậm, tỷ lệ vốn cho vay thấp hơn rất nhiều so với giá trị tài sản thế chấp...nên đã phần nào gây tâm lý e ngại đối với người đi vay.

* Chính sách khuyến nông:

Một số chương trình khuyến nông, lâm, ngư đã được triển khai đến từng địa phương, từng chủ trang trại; tuy nhiên nhiều trang trại chưa được hưởng lợi từ chương trình này.

* Phát triển kinh tế trang trại trồng trọt chưa có quy hoạch.

Việc phát triển kinh tế trang trại luôn gắn với việc quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, gắn với quy hoạch xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn. Tuy nhiên, hiện nay ở các địa phương chưa xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế trang trại trồng trọt, các trang trại phát triển tự phát; vì vậy không tạo được sự liên kết giữa phát triển trang trại với sự hình thành các vùng sản xuất tập trung, sự kết hợp đồng bộ giữa phát triển kinh tế trang trại trồng trọt với sự phát triển chung của địa phương về thủy lợi, giao thông, điện, thông tin thị trường…

b. Về nội lực của trang trại

- Về tư liệu sản xuất:

Hiện nay, tư liệu sản xuất chính và chủ yếu của các trang trại là đất sản xuất, việc đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc trang thiết bị sản xuất còn rất hạn chế. Đa số các trang trại mới tập trung vào mở rộng diện tích, sử dụng lao động phổ thông nhằm khai thác lợi thế tự nhiên nên sản phẩm sản xuất ra chủ yếu ở dạng thô, chất lượng sản phẩm và năng suất lao động thấp, giá thành sản xuất cao, sức cạnh tranh trên thị trường chưa mạnh.

- Về trình độ sản xuất:

+ Do nguồn gốc xuất thân của các chủ trang trại đa dạng, trong đó chủ yếu là nông dân chưa qua đào tạo quản lý. Điều này gây khó khăn trong việc điều hành sản xuất kinh doanh và áp dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Các chủ trang trại trực tiếp điều hành sản xuất và lao động sản xuất, tỷ lệ này chiếm 90%, hình thức quản trị còn đơn giản, lao động khoán việc cụ thể chưa nhiều, lao động của chủ trang trại phần lớn là lao động phổ thông, hầu hết các trang trại chưa có lao động kỹ thuật để giám sát, đề xuất áp dụng xử lý các vấn đề kỹ thuật của trang trại.

+ Lao động làm việc tại các trang trại chủ yếu chưa qua đào tạo, tập huấn về chuyên môn, kỹ thuật nên khả năng đáp ứng nhu cầu đòi hỏi công việc còn có những hạn chế nhất định.

* Vốn của trang trại:

Như trên đã nêu, quy mô vốn của các trang trại còn thấp và chủ yếu là vốn tự có, việc tiếp cận các nguồn vốn vay của các ngân hàng còn khó khăn; điều này hạn chế rất lớn đến việc phát triển của các trang trại.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI TRỒNG TRỌT Ở TỈNH ĐĂKLĂK

3.1. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI TRỒNG TRỌT Ở TỈNH ĐĂKLĂK

3.1.1. Quan điểm về phát triển trang trại trồng trọt ở tỉnh ĐăkLăk

Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp nông thôn cao hơn hình thức sản xuất kinh tế nông hộ, chủ yếu dựa

vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu qủa sản xuất trong

lĩnh vực nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản gắn với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản.

Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kĩ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích người dân làm giàu chính đáng đi đôi với xóa đói giảm nghèo; phân bổ lại lao động, dân cư và xây dựng nông thôn mới.

Khuyến khích nông dân tích tụ ruộng đất, dồn điền đổi thửa, chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê đất, khai hoang phục hóa, cải tạo đất để phát triển kinh tế trang trại, đặc biệt là trang trại áp dụng công nghệ mới vào sản xuất; từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa trong nông nghiệp nông thôn.

Nhà nước có chính sách hỗ trợ: đất đai, đào tạo, vay vốn, khoa học công nghệ, lồng ghép các chương trình, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế trang trại.

Xác định kinh tế trang trại là loại hình kinh tế quan trọng trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; là xu hướng tất yếu để sản xuất ra nông sản hàng hóa với số lượng lớn, giá thành hạ, chất lượng tốt và đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

Quy mô trang trại: tuỳ thuộc vào qũy đất, nguồn vốn và năng lực quản lý của chủ trang trại để hình thành, phát triển các trang trại có quy mô lớn, vừa và nhỏ. Tăng cường sự liên kết giữa các chủ trang trang trại, hình thành nên câu lạc bộ, hiệp hội trang trại, tiến tới hình thành các doanh nghiệp lớn trong nông nghiệp.

Loại hình trang trại: khuyến khích phát triển các loại hình trang trại, tổ chức sản xuất theo hướng đa canh hoặc chuyên canh, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất gắn với yêu cầu bảo vệ môi trường để đem lại hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc lựa chọn phát triển loại hình trang trại phải phù hợp với quy hoạch phát triển tổng thể của tỉnh và phát huy được thế mạnh, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng, từng địa phương.

Ưu tiên khuyến khích, hỗ trợ phát triển các trang trại có quy mô lớn và đưa công nghệ vào sản xuất, áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông nông thôn, phát triển công nghiệp chế biến, cơ sở sản xuất giống cây, con....đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá của các chủ trang trại.

Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, thông qua các hoạt động như: xây dựng mô hình quản lý trang trại có hiệu quả, tập huấn công tác khuyến nông, khuyến lâm, nâng cao năng lực quản lý cho chủ trang trại, xúc tiến thành lập và đi vào hoạt động một số câu lạc bộ trang trại điểm ở một số huyện, thành phố làm nòng cốt để phát triển kinh tế trang trại.

Thực hiện tốt Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng, các chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế trang trại.

3.1.3. Mục tiêu

a. Mục tiêu chung

Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên đất đai, lao động, vốn và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất trên cơ sở bảo vệ tốt môi trường nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa trong cơ chế thị trường, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo vươn lên làm giàu chính đáng của người dân, đồng thời từng bước thay đổi tập quán sản xuất nhỏ, manh mún, tiến tới nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh đăk lắk (Trang 82)