7. Kết cấu của luận văn
1.1.4. Vai trò của kinh tế trang trại trồng trọt
Kinh tế trang trại trồng trọt ra đời và phát triển từ lâu ở nhiều nước trên thế giới, ngay cả những nước có nền kinh tế phát triển, trang trại cũng là hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp. Ở Việt Nam từ khi thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IV), Nghị quyết 10-NĐ/TW của Bộ Chính trị về phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông dân đã đặt nền móng cho sự ra đời của kinh tế trang trại. Từ sau đổi mới kinh tế, KTTT đã hình thành và phát triển khá mạnh ở tất cả các vùng sinh thái, các loại hình trang trại. Đặc biệt từ năm 1995 đến nay, trang trại phát triển nhanh về số lượng, quy mô và hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Tuy chủ yếu là trang trại gia đình, quy mô nhỏ và mới phát triển, song vai trò tích cực và quan trọng của KTTT trồng trọt đang dần được thể hiện rõ nét trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
- Về mặt kinh tế:
Các TTTT góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng có giá trị hàng hoá cao, khắc phục dần tình trạng phân tán, tạo nên những vùng chuyên môn hoá cao. Mặt khác, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang trại đã góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt công nghiệp chế biến và dịch vụ ở nông thôn. Thực tế cho thấy việc phát triển kinh tế trang trại ở những nơi có điều kiện bao giờ cũng đi liền với việc khai thác và sử dụng một cách đầy đủ và hiệu quả các loại nguồn lực trong nông nghiệp, nông thôn so với kinh tế nông hộ.
Do vậy, phát triển kinh tế trang trại góp phần tích cực vào thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Phát triển kinh tế trang trại góp phần quan trọng làm tăng số hộ giàu trong nông thôn, tạo thêm việc làm tăng thêm thu nhập cho người lao động. Mặt khác, phát triển kinh tế trang trại còn góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng trong nông thôn, đồng thời góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề xã hội và đổi mới bộ mặt xã hội nông thôn.
- Về mặt môi trường:
Các chủ trang trại luôn có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo vệ các yếu tố môi trường, trước hết là trong phạm vi không gian sinh thái trang trại và sau nữa là trong phạm vi từng vùng .
Các trang trại ở trung du, miền núi đã góp phần quan trọng vào việc sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai. Những việc làm này đã góp phần tích cực cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái chung, trước hết là đất đai, nguồn nước, đồng thời quan tâm tới việc trồng rừng, bảo vệ rừng…