Quan điểm về phát triển trang trại trồng trọ tở tỉnh ĐăkLăk

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh đăk lắk (Trang 88)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Quan điểm về phát triển trang trại trồng trọ tở tỉnh ĐăkLăk

Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp nông thôn cao hơn hình thức sản xuất kinh tế nông hộ, chủ yếu dựa

vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu qủa sản xuất trong

lĩnh vực nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản gắn với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản.

Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kĩ thuật, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập; khuyến khích người dân làm giàu chính đáng đi đôi với xóa đói giảm nghèo; phân bổ lại lao động, dân cư và xây dựng nông thôn mới.

Khuyến khích nông dân tích tụ ruộng đất, dồn điền đổi thửa, chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê đất, khai hoang phục hóa, cải tạo đất để phát triển kinh tế trang trại, đặc biệt là trang trại áp dụng công nghệ mới vào sản xuất; từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa trong nông nghiệp nông thôn.

Nhà nước có chính sách hỗ trợ: đất đai, đào tạo, vay vốn, khoa học công nghệ, lồng ghép các chương trình, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế trang trại.

Xác định kinh tế trang trại là loại hình kinh tế quan trọng trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; là xu hướng tất yếu để sản xuất ra nông sản hàng hóa với số lượng lớn, giá thành hạ, chất lượng tốt và đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

Quy mô trang trại: tuỳ thuộc vào qũy đất, nguồn vốn và năng lực quản lý của chủ trang trại để hình thành, phát triển các trang trại có quy mô lớn, vừa và nhỏ. Tăng cường sự liên kết giữa các chủ trang trang trại, hình thành nên câu lạc bộ, hiệp hội trang trại, tiến tới hình thành các doanh nghiệp lớn trong nông nghiệp.

Loại hình trang trại: khuyến khích phát triển các loại hình trang trại, tổ chức sản xuất theo hướng đa canh hoặc chuyên canh, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất gắn với yêu cầu bảo vệ môi trường để đem lại hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc lựa chọn phát triển loại hình trang trại phải phù hợp với quy hoạch phát triển tổng thể của tỉnh và phát huy được thế mạnh, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng, từng địa phương.

Ưu tiên khuyến khích, hỗ trợ phát triển các trang trại có quy mô lớn và đưa công nghệ vào sản xuất, áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông nông thôn, phát triển công nghiệp chế biến, cơ sở sản xuất giống cây, con....đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá của các chủ trang trại.

Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, thông qua các hoạt động như: xây dựng mô hình quản lý trang trại có hiệu quả, tập huấn công tác khuyến nông, khuyến lâm, nâng cao năng lực quản lý cho chủ trang trại, xúc tiến thành lập và đi vào hoạt động một số câu lạc bộ trang trại điểm ở một số huyện, thành phố làm nòng cốt để phát triển kinh tế trang trại.

Thực hiện tốt Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng, các chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế trang trại.

3.1.3. Mục tiêu

a. Mục tiêu chung

Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên đất đai, lao động, vốn và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất trên cơ sở bảo vệ tốt môi trường nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa trong cơ chế thị trường, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo vươn lên làm giàu chính đáng của người dân, đồng thời từng bước thay đổi tập quán sản xuất nhỏ, manh mún, tiến tới nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa với quy mô lớn, chất lượng cao và đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

b. Mục tiêu cụ thể

* Giai đoạn 2011 - 2015:

- Phấn đấu đến năm 2015, số trang trại đạt tiêu chí toàn tỉnh là 2.220 trang trại, với tỷ lệ trang trại áp dụng công nghệ mới vào sản xuất chiếm khoảng 30%; trong đó có 455 trang trại chăn nuôi, 1.427 trang trại trồng trọt, 40 trang trại thủy sản, 38 trang trại lâm nghiệp và 260 trang trại tổng hợp.

- Đảm bảo giải quyết việc làm cho khoảng 10.271 lao động. Đồng thời, mở các lớp tập huấn các kiến thức kỹ thuật nông nghiệp để đảm bảo nâng cao chất lượng nguồn lao động. Phấn đấu đến năm 2015, số lao động được đào tạo tập huấn các kiến thức khoa học kỹ thuật chiếm khoảng 30% tổng số lao động.

- Đào tạo tập huấn các kiến thức về kỹ thuật sản xuất, quản lý trang trại, tiếp cận thị trường,…cho 1.776 chủ trang trại.

- Cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trang trại.

- Tổng giá trị sản xuất hàng năm của các trang trại đạt 1.806 tỷ đồng. - Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại đến với các tầng lớp dân cư, để đảm bảo đến năm 2015, số trang trại được cấp giấy chứng nhận trang trại tối thiểu đạt 80% tổng số trang trại.

* Giai đoạn 2016 - 2020:

- Số trang trại đạt tiêu chí trên địa bàn toàn tỉnh là 2.530 trang trại, với tỷ lệ trang trại áp dụng công nghệ mới vào sản xuất chiếm khoảng 50%; trong đó có 563 trang trại chăn nuôi, 1.540 trang trại trồng trọt, 52 trang trại thủy sản, 50 trang trại lâm nghiệp và 325 trang trại tổng hợp.

- Giải quyết việc làm cho khoảng 11.292 lao động, trong đó số lao động được đào tạo tập huấn các kiến thức khoa học kỹ thuật, chiếm khoảng 50% tổng số lao động.

- Đào tạo tập huấn cho 100% chủ trang trại đã được cấp giấy chứng nhận trang trại.

- Tổng giá trị sản xuất hàng năm của các trang trại đạt 2.101 tỷ đồng. - Số trang trại được cấp giấy chứng nhận đạt 90% tổng số trang trại.

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI TRỒNG TRỌT ĐẾN NĂM 2020 NĂM 2020

Trang trại trồng trọt là một tổ chức vừa mang tính chất kinh tế, vừa mang tính chất xã hội. Quá trình hình thành và phát triển của các trang trại trồng trọt được quyết định bởi những điều kiện bên ngoài và điều kiện bên trong. Chính vì vậy, các giải pháp phát triển kinh tế trang trại trồng trọt phải được tác động từ hai phía:

Các giải pháp vĩ mô được thực hiện trước hết bởi các cơ quan Nhà nước các cấp, nhằm tạo tiền đề, điều kiện và môi trường thuận lợi nhất cho sự ra đời và phát triển kinh tế trang trại trồng trọt theo đúng hướng và quan điểm đã được xác định.

Các giải pháp vi mô được đưa ra để giải quyết những vấn đề cụ thể của các trang trại trồng trọt từ việc tìm kiếm các yếu tố đầu vào, quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh cho đến việc chế biến tiêu thụ sản phẩm của trang trại trồng trọt.

Dựa vào kết quả phân tích đánh giá tình hình thực trạng phát triển trang trại trồng trọt ở tỉnh ĐăkLăk và định hướng, quan điểm phát triển nêu trên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau đây nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại trồng trọt tỉnh ĐăkLăk trong những năm tới.

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển TTTT

- Việc triển khai thực hiện chính sách phát triển kinh tế trang trại có liên quan đến một số Sở, Ban ngành của tỉnh như: tiến hành quy hoạch sử dụng đất đai, tài chính, thuế, bảo hiểm…dó đó để chính sách mang lại hiệu quả cao thì cần có sự vào cuộc quyết liệt, sự phối hợp nhịp nhàng của các Sở ban ngành liên qua và các địa phương.

- UBND tỉnh cần chỉ đạo để các huyện triển khai việc quy hoạch phát triển KTTT trên từng địa bàn.

- Tiếp tục tăng cường đào tạo tập huấn cho các chủ TT về kiến thức quản lý sản xuất kinh doanh, về việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất như áp dụng cây giống mới, cách chăm sóc theo hướng hiệu quả và biền vững.

- Về thuế

+ Để khuyến khích hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát triển kinh tế trang trại, nhất là những vùng đất trống, đồi núi trọc, vùng sâu, vùng xa, cần có

chính sách thực hiện miễn giảm thuế cho các trang trại từ 1-3 năm tuỳ theo loại hình sản xuất kinh doanh và địa bàn canh tác của trang trại.

+ Các trang trại được giảm tiền thuế đất theo qui định của pháp luật về đất đai khi thuê đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hoá để trồng rừng sản xuất, trồng cây lâu năm và khi thuê diện tích ở các vùng nước tự nhiên chưa có đầu tư cải tạo vào mục đích sản xuất nông, ngư nghiệp.

+ Thực hiện miễn giảm thuế cho các sản phẩm hàng hóa của các trang trại tham gia xuất khẩu.

- Ngoài ra UBND tỉnh nền đề xuất kiến nghị với Trung ương một số vấn đề sau:

+ Ban hành chính sách khuyến khích việc dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các chủ trang trại khi sang nhượng đất của các hộ dân trong vùng và cấp GCNQSDĐ khi họ thực hiện xong việc dồn điền, đổi thửa.

+ Thành lập quỹ hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Để khuyến khích các chủ trang trại tự nguyện làm thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại và đảm bảo quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại được thuận lợi, đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu có chính sách ưu tiên đối với các trang trại có giấy chứng nhận kinh tế trang trại như: đất đai, vay vốn ưu đãi, hỗ trợ đào tạo, xúc tiến thương mại, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật...

+ Cần xem xét điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng để phù hợp hơn với tình hình thực thế hiện nay.

+ Cấp kinh phí bổ sung hàng năm để các địa phương thực hiện nhiệm vụ đào tạo, tập huấn chủ trang trại và xây dựng một số mô hình trang trại điểm.

+ Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: chỉ đạo hệ thống ngân hàng thương mại, đặc biệt là ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn chi nhánh ở các địa phương cần tăng cường, bổ sung thêm số dư nợ dành cho đối tượng vay là các chủ trang trại, đặc biệt là nguồn dư nợ trung và dài hạn. Mặt khác, cần đơn giản hoá thủ tục cho vay và có chính sách chia sẻ một phần rủi ro với các trang trại khi có sự cố xảy ra như: dịch bệnh, hạn hán, biến động lớn về giá cả thị trường...

+ Đề nghị Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh Thông tư số 82/2000/TT- BTC, ngày 14/8/2000 về hướng dẫn tài chính nhằm phát triển kinh tế trang trại theo hướng bổ sung một số chính sách như: khoa học và công nghệ; thị trường và xúc tiến thương mại; đào tạo, tập huấn chủ trang trại…

3.2.2. Giải pháp thúc đẩy gia tăng số lƣợng TTTT

Thực hiện sử dụng đất theo các phương án quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch trồng trọt, quy hoạch cây công nghiệp,... đã được phê duyệt.

Phát triển ngành trồng trọt dựa trên các lợi thế về tài nguyên thiên nhiên (đất, lao động...) giữ vững cân bằng sinh thái, phát triển nông nghiệp nông thôn gắn với chương trình công nghiệp hoá - hoá hiện đại hoá.

Thực hiện đầu tư thâm canh trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ hợp lý, ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, đặc biệt là các tiến bộ về giống để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Các cây trồng nông nghiệp của tỉnh chủ yếu vẫn là cây công nghiệp dài ngày có giá trị hàng hóa xuất khẩu như cà phê, cao su, ca cao, hồ tiêu, cây ăn quả; cây công nghiệp ngắn ngày có tiềm năng như bông vải, mía, lạc, đậu tương; cây lương thực chủ yếu là lúa nước và ngô lai; rau đậu thực phẩm,...

Cụ thể phát triển một số cây trồng chính:

- Cây lúa: Chủ yếu là lúa nước, khẳng định là cây lượng thực chính, phát triển với mục tiêu đảm bảo cơ bản cho nhu cầu tại chỗ, góp phần thực hiện chương trình an ninh lương thực quốc gia. Biện pháp hàng đầu là tăng cường đầu tư cải tạo, nâng cấp các công trình thuỷ lợi để nâng cao năng lực tưới của các công trình, tăng diện tích lúa nước 1 vụ lên 2 vụ; chỉ phát triển thêm ở những nơi có điều kiện và hiệu quả. Chuyển những diện tích có nguồn nước bấp bênh sang cây trồng khác như: ngô lai, bông vải, rau, đậu. Tiếp tục thực hiện đầu tư thâm canh tăng năng suất trên cơ sở sử dụng các giống nguyên chủng, giống xác nhận.

- Cây ngô: Là cây lương thực trên đất cạn, có tiềm năng sản lượng cao và còn khả năng mở rộng diện tích trong vụ thu đông (vụ 2) và một phần diện tích trong vụ đông xuân. Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất ngô lai là điều kiện để đảm bảo chỉ tiêu tổng sản lượng lương thực hàng năm.

- Cây thực phẩm: Do đặc thù của nhóm cây trồng và điều kiện thực tế không thể tăng nhanh tốc độ phát triển. Hướng chủ yếu là xen canh, tăng vụ và đi vào đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển theo hướng nông sản an toàn.

- Cây công nghiệp ngắn ngày: Tập phát triển các cây trồng có lợi thế mạnh trên đất cạn là đậu nành, lạc, bông vải, tạo sản phẩm hàng hoá và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Đối với cây mía, vấn đề cơ bản là sử dụng các giống có năng suất cao, chất lượng, phù hợp với nhu cầu rải vụ, tạo nguồn nguyên liệu ổn định và là cơ sở để kéo dài thời gian hoạt động của nhà máy đường.

- Cây cà phê: Để có sản phẩm cà phê chất lượng cao, trên địa bàn tỉnh chỉ duy trì các diện tích cà phê trồng trên các loại đất có nguồn ngốc ba zan

tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ, huyện Ea H’leo, Krông Năng, Krông Búk, Cư M’gar, Krông Pắk, Cư Kuin và Krông Na. Không mở rộng diện tích cà phê vối, chỉ phát triển cà phê chè nơi có điều kiện. Tập trung vào nâng cao chất lượng vườn cà phê, trên cơ sở loại bỏ vườn già cỗi, không đủ nguồn nước tưới, đồng thời tăng cường xây dựng các công trình tưới, trẻ hoá vườn cây, ổn định diện tích kinh doanh.

- Cây cao su: Cây cao su rất thích hợp với các loại đất trên đá ba zan và có thể phát triển trên các loại đất: đất xám trên phù sa cổ (X), đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (Fs), đất vàng nhạt trên đá cát (Fq), đất đỏ trên đá macma axít (Fa), đất xám trên đá macma axít và đá cát (Xa). Đất có tầng dày 70cm tở lên, mức độ kết von, đá lẫn (tầng 0-50cm) <30%, tốt nhất < 10%,

thành phần cơ giới thịt nhẹ, thịt nặng, cát pha và sét, độ dốc dưới 200, tốt nhất

dưới 80, độ cao dưới 700m, tốt nhất dưới 300m. Ngoài ra, đất phải thoát nước

nhanh, độ sâu xuất hiện mực nước ngầm >1,2m, không có gió mạnh,...và các yếu tố khí hậu thời tiết khác. Định hướng trong thời gian tới là trên cơ sở tận

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh đăk lắk (Trang 88)