Giải pháp gia tăng nguồn lực cho TTTT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh đăk lắk (Trang 100 - 105)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Giải pháp gia tăng nguồn lực cho TTTT

a. Về đất đai

Đất đai vốn là tư liệu sản xuất cơ bản của nông nghiệp, là yếu tố quan trọng bậc nhất của KTTT nên việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ sở hữu, sử dụng đất đai hợp quy luật, hợp pháp, hợp lòng người được coi là yếu tố cơ bản và tích cực giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội đối với nông nghiệp, nông thôn nói chung và tạo ra cú huých ban đầu cho sự chuyển mình của trang trại.

Trên thực tế, những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều đổi mới về chủ trương, chính sách ruộng đất, tạo điều kiện cho quá trình tập trung ruộng đất diễn ra trên nhiều vùng, địa phương. Nhờ đó, các trang trại đã được hình thành và phát triển ngày càng được sử dụng đầy đủ và hợp lý. Để tiếp tục thúc đẩy kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk phát triển cần phải:

- Rà soát lại quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của các huyện, thị xã Buôn Hồ và thành phố Buôn Ma Thuột, xác định các vùng phát triển trang trại; công bố quỹ đất có thể giao hoặc cho thuê để phát triển trang trại, chủ yếu là các vùng đất trống, đồi núi trọc, đất còn hoang hoá, ao hồ,… có khả năng sản xuất nông nghiệp khai thác đưa vào sử dụng.

- Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nông dân trong việc dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê đất, để tích tụ ruộng đất theo quy định của Pháp luật về đất đai, tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tăng hiệu quả đầu tư để phát triển kinh tế trang trại.

- Xác định phương hướng phát triển các loại cây trồng phù hợp với lợi thế đất đai, khí hậu của mỗi vùng có tính đến khả năng tiêu thụ sản phẩm, ở vùng đông dân hướng vào kinh doanh các loại sản phẩm có giá trị cao, yêu

cầu ít đất, gắn với công nghiệp chế biến, thương mại và dịch vụ (làm giống, trồng rau, hoa cây cảnh,…).

- Các huyện, thị xã và thành phố rà soát lại các trang trại trồng trọt hiện có, xúc tiến nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo chính sách đất đai nêu trong nghị quyết của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ tài nguyên và môi trường.

- Hộ gia đình, cá nhân đã được nhà nước giao đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất vượt mức trước ngày 01/01/1999 để phát triển trang trại thì được tiếp tục sử dụng và chuyển sang thuê đất phần vượt hạn mức theo qui định của pháp luật và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất phát triển trang trại nhưng chưa được giao, chưa được thuê hoặc đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước ngày ban hành Nghị quyết 03/2000/NQ-CP của Chính phủ, sử dụng đất đúng mục đích và không có tranh chấp thì được xét để giao, cho thuê và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ trang trại trồng trọt.

- Tỉnh phải tạo điều kiện thuận lợi phát triển các trang trại gia đình, chủ trang trại trực tiếp sản xuất và quản lý, hướng vào khai thác có hiệu quả đất trống đồi núi trọc, diện tích mặt nước và đất còn hoang hoá để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Tùy theo quỹ đất ở từng địa phương có mức giao thích hợp cho các hộ gia đình nông dân lập trang trại sản xuất nông nghiệp xoay quanh mức hạn điền trước hết phải ưu tiên giao đất cho các hộ nông dân sinh sống tại địa phương, sau đó đến các hộ nông dân không có đất hoặc ít đất từ các vùng khác đến đăng ký để nhận đất sản xuất.

- Các đối tượng khác nếu có vốn, có nguyện vọng đầu tư sản xuất kinh doanh nông nghiệp, được thuê đất trống đồi núi trọc, đất hoang hoá, mặt nước

chưa sử dụng để lập trang trại sản xuất. Nếu làm quy mô lớn phải có dự án, chính quyền kiểm soát thông qua việc cấp giấy cho thuê đất và quản lý việc sử dụng đất đai.

- Đối với khu vực đô thị khuyến khích các trang trại sử dụng ít đất như trang trại trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nông trại chế biến nông sản, thực phẩm, thúc ăn gia súc...

- Trang trại mới thành lập được miễn tiền thuê đất 11 năm kể từ ngày đưa vào hoạt động ở địa bàn thuộc các huyện và thị xã Buôn Hồ, ngoại trừ thành phố Buôn Ma Thuột; theo quy định tại điểm c, khoản 4, điều 14 nghị định số 142/2008/NĐ-CP, ngày 14/11/2008 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

b. Về vốn

Trong các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nói chung, kinh tế trang trại trồng trọt nói riêng, vốn là nguồn lực quan trọng. Trước hết, đối với tỉnh ĐăkLăk cần phải có chính sách khơi dậy nguồn vốn trong dân để tạo lập trang trại. Đồng thời, Nhà nước cần có chính sách thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài để xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển. Cần thực hiện chính sách ưu đãi vốn đầu tư cho các trang trại vì đây là những hộ sản xuất kinh doanh vượt trội so với các hộ nông dân, bao gồm một số nội dung chủ yếu sau đây:

- Căn cứ vào quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của các huyện, thị xã và thành phố, tỉnh cần có chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng về giao thông, điện, nước sinh hoạt, thuỷ lợi, thông tin, cơ sở chế biến,... để khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân phát triển sản xuất nông nghiệp theo hình thức trại.

- Trong vay vốn sản xuất, mức cho vay và thời hạn vay đối với các trang trại cần lớn hơn và trong khoảng thời gian 3 năm trở lên (vay trung hạn

và dài hạn) để các trang trại có đủ thời gian thu hồi vốn và tiến hành trả vốn gốc, lãi và tiếp tục đầu tư tái sản xuất mở rộng quy mô trang trại.

- Thực hiện chính sách cho chủ trang trại vay theo dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền duyệt, lãi suất vốn vay thấp, thời hạn vay theo chu kỳ sản xuất kinh doanh. Cho vay theo hình thức này sẽ giúp các chủ trang trại yên tâm sản xuất kinh doanh đồng thời ràng buộc chủ trang trại có nghĩa vụ tạo ra các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến trên địa bàn, tạo được nhiều việc làm và đáp ứng theo chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Đối với vùng sâu, vùng xa, những hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc có chí làm giàu và có khả năng làm giàu, tỉnh nên giao cho Ngân hàng chính sách ưu tiên cho những hộ này vay vốn đầu tư sản xuất, lập trang trại, tạo mô hình và hướng dẫn nông dân trong vùng phát triển trang trại nông nghiệp.

- Những hộ nông dân thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất tập trung quy mô lớn có nhu cầu vay vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất chế biến, đầu tư xây dựng cơ bản vườn cây... thì được vay vốn với lãi suất ưu đãi, thời hạn vốn vay tối thiểu bằng thời gian mà cây con đã thu hoạch sản phẩm đầu tiên.

- Độ rủi ro trong nông nghiệp khá cao, tình trạng hạn hán, sâu bệnh, dịch bệnh,... sự thiếu ổn định trên thị trường, giá cả cũng vượt ngoài tầm kiểm soát của trang trại. Để giúp các trang trại hạn chế, khắc phục rủi ro, sớm ổn định sản xuất sau thiệt hại, phải sớm có chính sách và giải pháp về bảo hiểm đối với cây trồng. Đây là một biện pháp bảo vệ mình một cách tự nguyện đã được phổ biến ở các nước phát triển.

- Các tổ chức khuyến nông, hội nông dân, các cơ quan quản lý chức năng nhà nước ở địa phương cần bám sát thực tế của các trang trại, giúp các trang trại lập các phương án sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư, thủ tục xin

vay vốn. Ngành ngân hàng phải trực tiếp tham gia vào công việc tư vấn cho các chủ trang trại, có như vậy mới đảm bảo đầu tư chắc chắn có hiệu quả và thu hồi đúng thời hạn.

c. Về lao động

Do sự phát triển kinh tế trang trại đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ và hiểu biết kỹ thuật sản xuất nông nghiệp ngày càng cao. Căn cứ vào định hướng phát triển trang trại trong những năm tới để dự báo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế trang trại.

- Chú trọng giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế trang trại. Phấn đấu đến năm 2015, kinh tế trang trại sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 10.271 người và năm 2020: 11.929 người; trong đó, đặc biệt chú ý đến đối tượng là thanh niên dân tộc thiểu số tại chỗ, con em hộ nghèo, hộ chính sách,...

- Từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó giai đoạn 2013-2015 sẽ tập huấn cho 80% tổng số chủ trang trại (là những trại đã được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại) và tổ chức tập huấn các kiến thức về khoa học kỹ thuật cho khoảng 30% số lao động trang trại. Giai đoạn 2016 - 2020, 100% chủ trang trại sẽ được tập huấn và 50% lao động được tập huấn các kiến thức về khoa học kỹ thuật. Tiếp tục quan tâm và dành ngân sách thích đáng cho các trường, các cơ sở dạy nghề công lập. Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân mở cơ sở dạy nghề nhằm đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo nghề.

- Nâng cao trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, khoa học kỹ thuật cho người lao động, trước hết là các chủ trang trại. Mở các lớp đào tạo và tập huấn kỹ thuật canh tác, kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh... cho lao động của trang trại, hộ nông dân ngay tại địa phương thông qua tổ chức khuyến nông.

- Có chính sách cụ thể, hình thức phù hợp để mở rộng đào tạo nghề cho người lao động nông thôn, lao động người dân tộc thiểu số. Tổ chức các lớp tập huấn kiến thức sản xuất để tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo có điều kiện tự vươn lên, vượt qua đói nghèo.

Tổng nhu cầu lao động của trang trại đến năm 2015 là 10.271 người, trong đó lao động trang trại chăn nuôi: 2.002 người, trồng trọt: 6.385 người, thủy sản 184 người, lâm nghiệp: 296 người và trang trại tổng hợp: 1.404 người.

Tổng nhu cầu lao động của trang trại đến năm 2020 là 11.929 người, trong đó lao động trang trại chăn nuôi: 2.421 người, trồng trọt: 7.204 người, thủy sản 229 người, lâm nghiệp: 385 người và trang trại tổng hợp: 1.690 người.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh đăk lắk (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)