Hoàn thiện khung điều phối về ODA

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong phát triển nông nghiệp Việt Nam - Đỗ Thị Thu Hiền (Trang 68 - 70)

Chơng 3: Định hớng và giải pháp thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA

3.2.1.1Hoàn thiện khung điều phối về ODA

Trong những năm vừa qua Việt Nam đã dành đợc những thành tựu đáng kể trong thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA . Chính phủ Việt Nam đã khẳng định đ- ợc vai trò quản lý của mình thông qua việc tạo ra đợc môi trờng pháp lý phù hợp cho các nhà tài trợ và xây dựng các chính sách đúng đắn về ODA.

Năm 1993 Việt Nam chính thức nối lại quan hệ với cộng đồng tài trợ quốc tế thông qua hội nghị tài trợ quốc tế dành cho Việt Nam (Hội nghị Paris), qua đó tạo điều kiện cho việc thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA. Từ đó đến nay, Chính phủ đã không ngừng hoàn thiện môi trờng pháp lý cho việc quản lý nguồn vốn này.

Tiếp theo Nghị định 20/CP của Chính phủ ban hành năm 1993, Nghị định 87/CP ban hành năm 1997 về quản lý và sử dụng ODA, ngày 4 tháng 5 năm 2001. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17/2001/NĐ-CP (thay thế NĐ 87/CP). Bên cạnh đó, nhiều văn bản pháp qui khác cũng đợc ban hành nhăm quản lý và tạo điều kiện thực hiện nguồn vốn ODA nh: Thông t 06/Bộ KH-ĐT về hớng dẫn thực hiện Nghị định 17/NĐ-CP, Nghị định số 90/1998/NĐ-CP ngày 7/11/1998 về qui chế vay và trả nợ nớc ngoài: Quyết định 223/1999/QĐ-TTg ngày 7/12/1999 về Thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các dự án sử dụng ODA; Quyết định 211/1998/QĐ-TTg ngày 30/10/1998 về qui chế chuyên gia đối với các dự án ODA

Trong thời gian tới Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục cố gắng, nỗ lực nhằm nâng cao năng lực điều phối ODA:

 Thứ nhất, phải hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA, trong đó có việc bổ xung sửa đổi các văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh sự vận hành của các chơng trình, dự án ODA. Bổ xung hoàn thiện các qui định tài chính, kế toán, các qui định giúp quá trình hoàn thuế VAT đối với các dự án ODA diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, các hớng dẫn nhằm tăng cờng công tác quản lý hợp đồng (nh mở LC, dự phòng, bảo hiểm ) …

 Thứ hai, xác định trật tự u tiên và phân bổ các dự án sử dụng nguồn vốn ODA giữa các ngành, các vùng bằng một hệ thống rõ ràng, thống nhất, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý của Bộ kế hoạch và đầu t.

 Thứ ba, Xây dựng hệ thống thông tin từ các bộ, ngành tới từng địa ph- ơng, từng dự án để một mặt các cấp cơ sở có thể tiếp cận dễ dàng với các dự án, chơng trình và thờng xuyên cập nhật thông tin về ODA, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ, các ngành phân bổ và quản lý nguồn vốn một cách có hiệu quả

 Thứ 4, xây dựng hệ thống theo dõi đánh giá 3 cấp gồm: trung ơng, bộ quản lý ngành, tỉnh- đơn vị thực hiện dự án để kịp thời phát hiện ra vấn đề, đề xuất giải pháp nhằm tăng cờng hiệu quả sử dụng vốn. Ba cấp này luôn duy trì mối quan hệ chặt chẽ trong quản lý, điều phối ODA. Xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá dự án bao gồm cả việc xây dựng cơ cấu, tổ chức, tăng cờng kiến thức về công tác theo dõi và đánh giá dự án từ trung ơng đến địa phơng.

 Thứ 5, phân cấp cho các bộ, ngành và địa phơng chủ động quyết định các dự án ODA- chí ít ra là cùng với các dự án có giá trị nhỏ. Chẳng hạn khoản viện trợ 1 triệu USD mà cũng phải làm đầy đủ các thủ tục hiện nay là không cần thiết.

Một phần của tài liệu Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong phát triển nông nghiệp Việt Nam - Đỗ Thị Thu Hiền (Trang 68 - 70)